Đại biểu Quốc hội chưa đồng tình tách Luật Giao thông đường bộ

Thứ hai, 16/11/2020 20:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn vì việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật có thể gây nên chồng chéo, bất cập trong quản lý.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng phát biểu tại phiên thảo luận

Đại biểu Hoàng Đức Thắng phát biểu tại phiên thảo luận

Khó phân định những vấn đề chồng lấn

Ngày 16/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

Một trong những nội dung chính được nhiều đại biểu tập trung thảo luận là việc có nên tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật gồm: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay không.

Qua thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn vì việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật có thể gây nên chồng chéo trong quản lý.

Ý kiến nhiều đại biểu cho rằng, giao thông đường bộ phải có 4 thành tố quan trọng là kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, con người tham gia giao thông và quy tắc giao thông. Việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ chỉ là mục tiêu để tham gia giao thông đường bộ, vì vậy, việc tách thành hai luật là không hợp lý.

Các đại biểu cũng đặt vấn đề giao thông có 5 lĩnh vực là đường thủy, hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ. Nếu đường bộ tách thành 2 luật, thì sau này 4 lĩnh vực kia có tách hay không?

Phát biểu thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) không đồng tình tách Luật Giao thông đường bộ và chuyển quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.

Theo đại biểu Thắng, giao thông đường bộ là thể thống nhất được liên kết chặt chẽ từ 4 thành tố là kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông và quy tắc tham gia giao thông.

Cả 4 thành tố này đã được điều chỉnh trong Luật Giao thông đường bộ hiện nay và hơn 10 năm qua, lĩnh vực giao thông đường bộ do Bộ GTVT quản lý tổng thể vẫn xuyên suốt, ổn định cả về lĩnh vực đầu tư giao thông đường bộ và công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Theo đại biểu Hoàng Đức Thắng, Luật Đường thủy, Đường sắt, Hàng hải, Hàng không cũng quy định các thành tố tương tự như Luật Giao thông đường bộ. Nếu tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật sẽ phá vỡ quy luật, tạo tiền lệ nguy hiểm trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Theo ông Thắng, cơ sở xây dựng Luật Bảo đảm trật tự An toàn giao thông đường bộ tách ra từ Luật Giao thông đường bộ rất khiên cưỡng, không hợp lý. Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội không tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật và không chuyển thẩm quyền quản lý giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an..

Cùng quan điểm, đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) cho rằng, nếu phân tách luật thì hệ quả Luật Giao thông đường bộ không còn đúng nghĩa. An toàn giao thông là mục đích chứ không phải đối tượng điều chỉnh; quy tắc an toàn giao thông không chỉ yêu cầu ở con người, mà còn về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông… Đại biểu lưu ý, khi thiết kế hạ tầng giao thông thì yếu tố đầu tiên và trên hết vẫn là an toàn.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Đại biểu Bùi Văn Xuyền phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Đại biểu Xuyền nhấn mạnh, nếu tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 Luật sẽ không đảm bảo được tính thống nhất trong luật, các cơ quan sẽ rất khó khi phân định cái gì của Luật Giao thông đường bộ, cái gì của Luật Bảo đảm an toàn giao thông.

“Có những cái không thể tách được và chắc chắn chồng lấn lên nhau, câu chuyện tổ chức thực hiện sẽ vô cùng khó khăn. Chi phí cho công tác tổ chức triển khai, thi hành luật sẽ gặp nhiều khó khăn vì cùng lúc chúng ta phải thực hiện 2 đạo luật song song, sẽ nảy sinh nhiều bất cập” - đại biểu Xuyền nói.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) nêu ý kiến, sau khi tách, việc chuyển quyền quản lý Nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe chuyển sang Bộ Công an là không phù hợp, cần phải cân nhắc kỹ đến phương án xử lý đối với bộ máy, lực lượng cán bộ, nguồn nhân lực.

Theo đại biểu Cường, vấn đề này không chỉ đơn giản là việc thay đổi cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mà còn đụng chạm đến lợi ích kinh tế vì nhiều cơ sở, trung tâm sát hạch đã được xã hội hóa.

Đề xuất trình Quốc hội khóa XV tiếp tục xem xét

Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên) cho rằng, Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) chưa tuân thủ đầy đủ theo trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Một số chính sách sau khi tách Luật không được đánh giá tác động, ví dụ, việc đào tạo, cấp giấy phép lái xe trong báo cáo đánh giá tác động, dù việc này ảnh hưởng đến hơn 2.000 công chức, viên chức đang thực hiện trong lĩnh vực này.

Đại biểu Trần Thị Dung cho rằng, việc tách hai dự án Luật chưa được báo cáo Quốc hội một cách đầy đủ

Đại biểu Trần Thị Dung cho rằng, việc tách hai dự án Luật chưa được báo cáo Quốc hội một cách đầy đủ

Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 được Quốc hội thông qua thì tên là dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, nay tách thành hai dự án Luật, việc này cũng chưa có báo cáo Quốc hội một cách đầy đủ.

Bà Dung cho rằng, còn rất ít thời gian để làm rõ tất cả các vấn đề, trong khi cần phải có nhiều thời gian nhiều hơn nữa để xem xét, đánh giá. Do đó, đại biểu Dung đề nghị, để chắc chắn, nên để dự án Luật này trình Quốc hội khóa XV.

Kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, đã có 26 ý kiến và 4 tranh luận về dự án Luật tại phiên thảo luận. Các đại biểu tán thành cần sửa đổi Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) năm 2008 để đảm bảo an toàn giao thông, cơ sở hạ tầng và kết cấu giao thông hiện hành.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến không đồng thuận với việc tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ vì 2 luật này có sự trồng chéo, trùng lắp.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa luật phải đảm bảo hệ thống giao thông Việt Nam, trách nhiệm quản lý của các Bộ ngành; đồng thời cần rà soát kỹ về thủ tục hành chính, cấp giấy phép lái xe, sát hạch lái xe... sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam so với thế giới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan thẩm tra, soạn thảo dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội để chỉnh sửa, bổ sung trước khi Quốc hội tiếp tục xem xét.

Thế Vũ

Tin khác

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức