Đại biểu Quốc hội: Chúng ta cần có vaccine "made in Việt Nam" càng sớm càng tốt

Chủ nhật, 25/07/2021 18:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quan tâm đặc biệt đến vấn đề vaccine, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho biết, mặc dù rất nỗ lực nhưng hiện nay số vaccine Việt Nam thực nhận và số người được tiêm còn rất hạn chế. Do đó, đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị cần có vaccine made in Việt Nam càng sớm càng tốt.

Bài liên quan
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) phát biểu tại phiên thảo luận sáng nay của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) phát biểu tại phiên thảo luận sáng nay của Quốc hội.

Vaccine là chìa khóa để chiến thắng đại dịch

Phát biểu thảo luận trước Quốc hội (ngày 25/7) về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới; quan tâm đặc biệt về vaccine, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng, đây sẽ là chìa khóa để ta chiến thắng đại dịch.

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, mặc dù đã rất cố gắng, chủ động vận động mọi kênh, mọi cấp nhưng hiện nay số vaccine Việt Nam thực nhận và số người được tiêm còn rất hạn chế.

"Đến thời điểm này, chúng ta mới có khoảng 10 triệu liều vaccine về tới Việt Nam trên tổng mục tiêu là 150 triệu liều. Chúng ta mới có khoảng 4,5 triệu người được tiêm, trong đó số được tiêm đủ 2 mũi mới chỉ khoảng 1% dân số", đại biểu đoàn Đồng Nai cho biết.

Từ thực tế này, đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc đưa vaccine về nước, trong đó có việc khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận, chung tay cùng Chính phủ để đưa vaccine về Việt Nam.

"Đặc biệt, cần tập trung nghiên cứu để cấp phép khẩn cấp cho vaccine Nano Covax, chúng ta cần có vaccine made in Việt Nam càng sớm càng tốt và hiện nay thì Nano Covax đã thử nghiệm ở giai đoạn 3 và cho kết quả rất là khả quan. Do đó, tôi đề nghị Bộ Y tế tiếp tục quan tâm đến vấn đề này", đại biểu đoàn Đồng Nai nêu ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội).

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội).

Liên quan đến vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình) đề nghị, Chính phủ tiếp tục thực hiện linh hoạt, chủ động các biện pháp, kế hoạch kiểm soát tốt dịch COVID-19; Đặc biệt, đại biểu Sơn đề nghị cần nhanh chóng tìm nguồn và triển khai vaccine phòng, chống Covid-19, cùng với đó là nghiên cứu để chủ động được nguồn vaccine trong dài hạn.

Còn đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) thì nhấn mạnh, chương trình vaccine là hết sức cần thiết, để tạo ra sự miễn dịch cộng đồng.

Nhà nước đang làm mọi cách để có đủ nguồn vaccine tiêm cho nhân dân. "Việt Nam phải có nguồn vaccine nội địa do tự sản xuất", đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị.

Cần đảm bảo nguồn lực lâu dài cho công tác phòng, chống đại dịch

Liên quan đến nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng: "Nước ta đang ở trong giai đoạn tiền làm ra thì khó lại chi thì phải thật nhiều, nhất là chi cho chống dịch. Do đó, cần tập trung tối đa nguồn lực cho các nhiệm vụ chi cấp bách".

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình).

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình).

Để có nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch, đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí cắt giảm chi thường xuyên. Đề nghị rà soát lại các dự án đầu tư các dự án đầu tư công để tránh dàn trải, tập trung vốn ngân sách cho công trình công trình trọng điểm, an sinh xã hội và chống dịch.

"Đến nay số liệu cho thấy giải ngân của gói 26.000 tỷ của chúng ta là rất thấp. Có những nội dung chúng ta chỉ đạt có 0,26% đây là vấn đề đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng đã đề cập. Do đó, tôi đề nghị cần phải rút kinh nghiệm cho gói 26.000 tỷ chúng ta mới được triển khai", đại biểu Trịnh Xuân An phát biểu.

Cũng liên quan đến nội dung này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) cho rằng cần đảm bảo nguồn lực lâu dài cho công tác phòng, chống đại dịch, khi nguồn ngân sách nhà nước còn khó khăn, phải huy động các nguồn đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp vào quỹ vaccine.

Đại biểu Đoàn Quảng Bình đề nghị các cơ quan nhà nước cần hết sức tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí để tạo nguồn kinh phí bởi nếu kiên quyết, có chế tài mạnh để chống lãng phí một cách hiệu quả và có thêm nguồn lực để phòng, chống đại dịch và phát triển kinh tế - xã hội.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức