Đại biểu Quốc hội: Cử tri còn băn khoăn về tính hiệu lực trong hoạt động giám sát của Quốc hội

Thứ sáu, 26/03/2021 12:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh cho biết, cử tri băn khoăn về tính hiệu lực trong hoạt động giám sát của Quốc hội khi thực hiện các nghị quyết, các mục tiêu giải pháp theo mong đợi của cử tri, ĐBQH. Do đó, cần tăng cường vai trò của đại biểu Quốc hội, cơ quan của Quốc hội với công tác hậu giám sát.

Hoạt động giám sát vẫn chưa toàn diện, còn bị "bỏ ngỏ"

Thảo luận tại Hội trường Diên Hồng sáng nay (26/3 – trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV) về Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; Các Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Đại biểu Phạm Thị Thu Trang, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi (ĐBQH) đã nêu ý kiến về tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát chuyên đề, một trong những nội dung thể hiện rõ nhất tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát là việc giải quyết kiến nghị giám sát.

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi.

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi.

Theo bà Trang cho biết, đối với giám sát chuyên đề Quốc hội, qua giám sát Quốc hội ban hành nghị quyết về kết quả giám sát, làm căn cứ quan trọng để Chính phủ, các bộ ngành, các cơ quan triển khai thực hiện và tiến hành xem xét việc thực hiện Nghị quyết, các kiến nghị giám sát.

“Tuy nhiên, giám sát chuyên đề của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu QH, ĐBQH dù có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao hoạt động giám sát nhưng vẫn còn hạn chế về một số yêu cầu tại các Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn, báo cáo giám sát của các cơ quan của QH, đoàn ĐBQH và ĐBQH chưa nghiêm túc triển khai thực hiện. Việc theo dõi, đôn đốc kiến nghị giám sát cũng chưa thực sự quyết liệt, thường xuyên”, đại biểu Trang nhấn mạnh.

Còn theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre) cho rằng, hiệu lực giám sát ngày càng nâng cao tuy nhiên hoạt động giám sát vẫn chưa toàn diện, còn bị bỏ ngỏ.

“Ví dụ như vấn đề dân tộc thiểu số chưa được Quốc hội giám sát tối cao làm cơ sở hoạch định chính sách pháp luật tương xứng với vị trí vai trò tiềm năng cũng như sự tổn thương của khu vực miền núi khi giám sát cấp thấp không thể bao quát”, đại biểu Nhưỡng nêu ví dụ.

Cũng theo đại biểu đoàn Bến Tre, việc giám sát của Quốc hội, cơ quan Quốc hội chưa được thực hiện ở những vụ việc lớn, cử tri cho rằng Quốc hội, cơ quan của Quốc hội dường như đang cố ý "né tránh", "bàng quang" trước thực trạng hiện hữu mà cử tri và nhân dân mong muốn phải làm rõ vấn đề xác định trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân, nhất là những người đầu.

Giám sát cá nhân của ĐBQH còn chưa được hiện nhiều, có đại biểu không thực hiện của pháp luật về giám sát, nhầm lẫn vai trò của đại biểu trong lĩnh vực này. Chưa có cơ chế, bổn phận, trách nhiệm, điều kiện đảm bảo thực hiện giám sát của cá nhân đại biểu. Thiếu cơ chế trách nhiệm của đoàn đại biểu trong giám sát những vấn đề ở chính địa phương và khu vực bầu cử. Điều này giảm sút số lượng, khối lượng của hoạt động giám sát.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.

Liên quan đến nội dung này, ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh (đoàn ĐBQH tỉnh Long An) cho biết, giám sát là một trong 3 chức năng quan trọng của Quốc hội, có thể khẳng định trong nhiệm kỳ này, hoạt động giám sát đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, theo ông Tuấn Anh, để cử tri tin tưởng hơn theo cần tăng cường hiệu quả công tác hậu giám sát.

“Công tác hậu giám sát đóng vai trò quan trọng việc nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả những vấn đề được cử tri quan tâm. Cử tri mong muốn xử lý triệt để, không để tình trạng đặt ra rồi rồi để đấy”, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nói. 

Ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, kết thúc giám sát, quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội ban hành Nghị quyết kết quả hoạt động giảm sát làm căn cứ quan trọng để Chính phủ, bộ ngành, cơ quan có liên quan triển khai…

“Tuy nhiên cử tri băn khoăn về tính hiệu lực của hoạt động giám sát của Quốc hội với những câu hỏi như sau: Các nghị quyết được thực hiện thế nào trong thực tiễn? Việc thực hiện các mục tiêu giải pháp có đúng yêu cầu mong đợi của cử tri và ĐBQH  không?”, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nêu vấn đề.

Tăng cường vai trò của đại biểu quốc hội, cơ quan của quốc hội với công tác hậu giám sát

Kiến nghị để Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH khắc phục hạn chế, làm tốt hơn nữa công tác giám sát; đại biểu Phạm Thị Thu Trang, Đoàn Quảng Ngãi nêu: Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH và ĐBQH tiếp tục phát huy hiệu quả giám sát chuyên đề, chú trọng thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị giám sát và báo cáo kết quả giám sát và giải quyết kiến nghị giám sát theo quy định.

UBTVQH tiếp tục chỉ đạo công tác tổng hợp, theo dõi các báo cáo kết quả giám sát chuyên đề và kết quả giải quyết kiến nghị giám sát HĐ dân tộc, các Ủy ban của QH, đoàn ĐBQH và ĐBQH.

Tăng cường xem xét và ban hành nghị quyết giám sát chuyên đề trong đó thể hiện các tiêu chí, định lượng rõ ràng, thời gian giải quyết, trách nhiệm thực hiện cụ thể, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nghiên cứu quy định về việc định kỳ xem xét việc giải quyết kiến nghị giám sát tại các kỳ họp của QH, UBTVQH, HĐ dân tộc và các Ủy ban của QH như xem xét giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri định kỳ tại kỳ họp QH. Để tăng cường trách nhiệm, giám sát, giải quyết của các cơ quan chức năng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc ban hành chính sách tổ chức quản lý, điều hành các chuyên đề, lĩnh vực giám sát.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.

Còn đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần phải có sự cam kết mạnh mẽ hơn trong việc đảm bảo triển khai các nghị quyết và kết quả giám sát chuyên đề, và chịu trách nhiệm về sự cam kết đó. 

Trường hợp nghị quyết kết luận giám sát chưa được thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ song thiếu các biện pháp hữu hiệu để buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện.

Cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý trong hoạt động giám sát, đổi mới cơ chế để tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề. Tăng cường vai trò của đại biểu quốc hội, cơ quan của quốc hội với công tác hậu giám sát. 

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng kiến nghị ở Quốc hội kỳ sau, Quốc hội cần tham mưu cho Ban chấp hành Trung ương khóa 13 ban hành nghị quyết tăng cường năng lực, tiềm lực, hiệu quả giám sát Quốc hội, hội đồng nhân dân. Trú trọng việc sử dụng nguồn lực và sử dụng nguồn lực của đất nước.

“Quốc hội cần công bằng, phần bổ nguồn lực, kiểm soát nguồn lực, không được ngủ mê trên quyền lực của nhân dân. Đặc biệt không được biến Quốc hội thành căn phòng kín đẻ gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực. Cần cảnh giác tình trạng thâu tóm quyền lực”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu.

Quốc Trần

Tin khác

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

(CLO) Ngày 25/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều công chức lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ về công tác cán bộ đối với lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung tìm kiếm những người còn mất tích với tinh thần khẩn trương nhất, kịp thời nhất.

Tin tức
Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương, EVN, EVNNPT tiếp tục xem xét, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp sản phẩm (cột điện - PV) tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3 nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực thiết kế, công nghệ, quy trình kiểm chuẩn, kiểm soát chất lượng và có cam kết trách nhiệm.

Tin tức