Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc về định hướng tăng mức thuế suất phổ thông

Thứ ba, 18/06/2024 13:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đề nghị, việc cải cách thuế hướng vào tăng thuế giá trị gia tăng cần được cân nhắc kỹ. Trên thực tế, Việt Nam còn có dư địa cải cách thuế ở nhiều lĩnh vực khác.

Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8 trong năm nay. Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) có tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của các tổ chức, cá nhân, người dân và doanh nghiệp. Do đó, dự thảo sửa đổi luật lần này được đông đảo người dân, doanh nghiệp và các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Bên lề Quốc hội, các đại biểu đồng tình và ủng hộ việc cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng để chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, phù hợp thông lệ quốc tế và tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, nhiều đại biểu vẫn băn khoăn về mức thuế suất, đối tượng chịu thuế, đặc biệt cần đảm bảo quyền lợi cho nông dân, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.

Trong đó, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nhìn nhận: Định hướng tăng mức thuế suất phổ thông là vấn đề rất cần cân nhắc. Vì hiện nay muốn khuyến khích, thúc đẩy sản xuất thì phải giảm thuế. Nếu tiếp tục tăng thuế giá trị gia tăng sẽ xảy ra tác động ngược so với mong muốn. So với mặt bằng chung của thế giới, thuế của Việt Nam có thể vẫn thấp nhưng nếu so với các nhóm nước đang phát triển lại không phải là thấp.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đề nghị, việc cải cách thuế hướng vào tăng thuế giá trị gia tăng cần được cân nhắc kỹ. Trên thực tế, Việt Nam còn có dư địa cải cách thuế ở nhiều lĩnh vực khác. Điển hình như thuế tài sản, hầu như chưa thu được đồng nào trong khi thuế tài sản sẽ điều tiết thu nhập, hoạt động của các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có thu nhập cao, tài sản lớn.

dai bieu quoc hoi de nghi can nhac ve dinh huong tang muc thue suat pho thong hinh 1

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội).

Vị đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội chỉ rõ, đơn cử như nếu tăng thuế giá trị gia tăng lên 5% đối với phân bón nhập khẩu vào bán cao hơn mức hiện nay thì có thuận lợi là hạn chế nhập khẩu. Nhưng ở góc độ người nông dân sẽ chịu mức thuế 5% cộng vào giá bán, rất bất lợi cho sản xuất. Bởi vậy không nên áp dụng quy định này, nhất là khi Việt Nam đang lấy nông nghiệp là bệ đỡ cho nền kinh tế, do đó phải tạo điều kiện phát triển nông nghiệp.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nhấn mạnh: “Riêng việc giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến hết năm 2024, tôi lại rất đồng tình. Tuy nhiên, thực tế khi triển khai giảm thuế thì mục tiêu giảm giá hàng cuối cùng đến người tiêu dùng nhưng có lẽ số lượng người tiêu dùng được hưởng không nhiều, trừ trường hợp mua hàng có hóa đơn chứng từ. Còn phần lớn hàng hóa dịch vụ đang tiêu dùng hiện nay gần như không có hóa đơn chứng từ”.

Đồng tình quan điểm trên, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cho rằng: Về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến hết năm 2024, rõ ràng chúng ta giảm thuế không theo kế hoạch, dự báo dài hạn mà thực hiện một cách chắp vá, có thể nói là “chính sách giật cục”. Cho nên rất khó khăn cho các đơn vị dự toán, nhất là tại các địa phương. Đầu năm dự toán có khoản thu, nhưng sau đó chính sách điều chỉnh sẽ không còn khoản thu đó mà phải bù đắp từ nguồn khác. Như vậy sẽ vỡ kế hoạch thu, đây là khó khăn cho các địa phương.

Thứ hai, chúng ta vẫn xử lý tình huống như giai đoạn dịch COVID-19, các chính sách vẫn trên cơ sở dịch bệnh. Trong khi đó, bối cảnh năm 2022 và đầu năm 2023 khác so với hiện tại, nhưng vẫn áp dụng dập khuôn một chính sách.

Cũng cần phải nhìn nhận hiệu quả chính sách này, nếu giảm thuế giá trị gia tăng 2%, mức thu sẽ giảm 24.000 tỷ đồng trong 6 tháng, 1 năm là 48.000 tỷ đồng. Nhưng thực tế qua báo cáo tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm, tức là chính sách không cho thấy tác dụng kích cầu.

Đây là chính sách không thực sự là rõ ràng. Nhìn vào con số cụ thể, trong năm nay, tổng mức huy động thuế, phí trên GDP chỉ còn chưa đến 14%, trong khi nhiệm kỳ trước là từ 16 - 17 %”, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm nói.

dai bieu quoc hoi de nghi can nhac ve dinh huong tang muc thue suat pho thong hinh 2

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang).

Theo đại biểu Trần Văn Lâm, như vậy, chính sách “khoan thư sức dân” đang thực hiện rất rõ nét. Trong khi đó, nếu thu thuế cao, người dân, doanh nghiệp sẽ khó khăn, nhưng đổi lại sẽ giúp tăng nguồn lực chi ngân sách, qua đó tạo ra sức cầu, đặc biệt là chi tiêu công thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ cho nền kinh tế.

Do đó, phải xem xét thận trọng phương án nào tối ưu để lựa chọn, chứ không phải lúc nào cũng “bài cũ soạn lại”.

Muốn tăng trưởng không phải chỉ có tăng sức cầu, mà phải từ cả các lĩnh vực khác như là đầu tư, do đó cần có nguồn tiền. Để có tiền đầu tư cần giữ nguồn thu ở mức hợp lý, không nên giảm thu nhiều gây thâm hụt ngân sách, các khoản chi tiêu không có. Đây là bài toán cần giải quyết, cho nên dự thảo luật lần này khiến đại biểu thấy rất băn khoăn. Do đó, cần giải trình một cách thấu đáo, toàn diện.

Còn về thuế giá trị gia tăng, tôi nhất trí về việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng để chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, phù hợp quốc tế, tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cải cách hệ thống chính sách thu minh bạch, hiệu quả”, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong phần chính sách thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) lần này, đại biểu Trần Văn Lâm nhận thấy, vấn đề sẽ chuyển sản phẩm phân bón, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt cá xa bờ, từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5%. Trong khi đó, đây là những lĩnh vực hoàn toàn phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn.

Chúng ta đang có định hướng ưu tiên hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhưng lần này cải cách thuế lại tăng thuế đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Tăng thuế đầu vào, tức là tăng giá của các loại vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị đầu vào sản xuất nông nghiệp. Tăng giá đầu vào sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, tăng chi phí của nông dân. Do đó, tôi cũng rất băn khoăn về điều này”, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm bày tỏ.

Ông Lâm phân tích thêm, Bộ Tài chính đã có báo cáo đánh giá tác động chính sách này, lĩnh vực phân bón tăng thu 6.200 tỷ đồng, chưa nói tới các máy móc, thiết bị nông nghiệp. Bản chất của số tiền này là thu từ nông nghiệp, nông dân. Trong khi nông nghiệp, nông dân của Việt Nam đa số là sản xuất nhỏ lẻ, không có kế toán để khấu trừ đầu vào, đầu ra như doanh nghiệp. Do đó, 6.200 tỷ đồng này được cộng vào trong giá thành sản phẩm nông nghiệp, người nông dân sẽ bị thiệt, đây là bất cập lớn nhất.

Thiên An

Bình Luận

Tin khác

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên được giao nhiệm vụ Người phát ngôn Bộ Công an

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên được giao nhiệm vụ Người phát ngôn Bộ Công an

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công an đã phân công Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên.

Tin tức
Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Kỳ vọng thu hút đầu tư vốn FDI đạt 40 tỷ USD năm 2024

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Kỳ vọng thu hút đầu tư vốn FDI đạt 40 tỷ USD năm 2024

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương cho biết, điều tra của Bộ KH&ĐT thấy rằng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang rất tích cực, thể hiện mong muốn được tiếp tục đầu tư ở Việt Nam. Qua đó, có thể kỳ vọng thu hút đầu tư vốn FDI cả năm 2024 vẫn cố gắng đạt khoảng 39-40 tỷ USD.

Tin tức
“Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, truyền tải những giá trị cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

“Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, truyền tải những giá trị cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 6/7, tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác đã đến dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ ở xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Tin tức
Hoạt động đối ngoại đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng

Hoạt động đối ngoại đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng

(CLO) Thực hiện kế hoạch công tác của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV, ngày 6/7, Đoàn Tiểu ban Văn kiện do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao.

Tin tức
Xây dựng Quảng Trị phát triển để hiện thực hóa khát vọng 'đất thiêng nở đóa hoa hòa bình'

Xây dựng Quảng Trị phát triển để hiện thực hóa khát vọng "đất thiêng nở đóa hoa hòa bình"

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Thành Long chúc Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Quảng Trị tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức đồng lòng, vượt qua khó khăn, thách thức sớm hoàn thành mục tiêu trong Quy hoạch tỉnh đã đề ra, xây dựng một Quảng Trị phát triển, là điểm đến của bạn bè bốn phương yêu chuộng hòa bình trên thế giới, hiện thực hóa khát vọng "đất thiêng nở đóa hoa hòa bình".

Tin tức