Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Giá test kit biến động, trách nhiệm thuộc về Bộ Y tế

Thứ tư, 29/09/2021 12:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Lê Thanh Vân, Đại biểu Quốc hội, Bộ Y tế cần có các biện pháp xác định giá thành test kit trong khung giá, đảm bảo ổn định thị trường, không gây ra biến loạn giá cả.

Vừa qua, ông Đặng Hồng Anh - Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phản ánh hiện công tác xét nghiệm Covid-19 rất tốn kém.

Ông Đặng Hồng Anh đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phát trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh để mua số lượng lớn (100 triệu bộ với chi phí gốc khoảng 1,5 USD/bộ), giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách.

dai bieu quoc hoi le thanh van gia test kit bien dong trach nhiem thuoc ve bo y te hinh 1

Công tác xét nghiệm rất quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19.

Ông Đặng Hồng Anh cũng cho rằng, khi người dân đi test tại các bệnh viện để lấy chứng nhận thì mức test nhanh vẫn rất cao, chẳng hạn tại TP.Hồ Chí Minh, không ít người phải chi trả mức khoảng 300 đến 500.000 đồng/lần.

Ý kiến của ông Đặng Hồng Anh nhanh chóng nhận được sự chú ý của dư luận. Nhiều ý kiến tán đồng về việc cần sớm tiếp cận để mua kit xét nghiệm nhanh giá gốc vì điều này tiết kiệm được số tiền không hề nhỏ cho ngân sách.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài Chính, Ngân sách của Quốc hội và được ông cho biết, việc quản lý kit test nhanh cũng như quản lý vật tư y tế tiêu hao trách nhiệm thuộc về Bộ Y tế.

Pháp luật đã trao cho Bộ Y tế quyền hạn nhất định. Trước hết, Bộ có quyền cho phép nhập khẩu, đưa vào sử dụng vật tư, thiết bị y tế đúng quy định. Quản lý chất lượng trang thiết bị, vật tư y tế và cho phép đưa vào công tác khám chữa bệnh.

Ngoài trách nhiệm đánh giá chất lượng, Bộ Y tế có trách nhiệm xác định khung giá thành tương tự như việc quản lý các loại thuốc khám chữa bệnh.

“Song song với việc quản lý chất lượng kỹ thuật thì Bộ Y tế cần có các biện pháp xác định giá thành trong khung giá, đảm bảo ổn định thị trường, không gây ra biến loạn giá cả.

Trong điều kiện cả nước chống dịch thì cần làm việc quản lý giá thật tốt” – ông Lê Thanh Vân nhấn mạnh.

Cũng theo ĐBQH Lê Thanh Vân, việc quản lý giá kit test nhanh là trách nhiệm của Bộ Y tế. Việc để tình trạng cho “thị trường” tự quyết định, các địa phương tự mua sắm, đàm phán với doanh nghiệp nên có tình trạng nơi rẻ, nơi đắt.

“Phần lớn giá cả phản ánh không đúng chi phí vận chuyển, lợi nhuận từ nơi sản xuất, đến nơi tiêu thụ”  - ông Lê Thanh Vân nhận định và cho rằng đây là vấn đề Bộ Y tế phải trả lời công luận. Bộ Y tế cũng phải có quy trình phối hợp với Bộ Tài Chính đề xuất khung giá phù hợp.

Xung quanh vấn đề giá của kit test, mới đây Bộ Y tế đã thông cáo báo chí. Trong đó Bộ cho rằng, giá xét nghiệm phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành như giá của các test kit, vật tư xét nghiệm, chi phí thực hiện xét nghiệm...

Giá các loại test xét nghiệm khác nhau phụ thuộc vào chủng loại, tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ, số lượng mua, thời điểm và diễn biến của dịch bệnh cũng như sự khan hiếm của thị trường, giá tại thời điểm mua.

Bộ Y tế cũng đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị y tế công lập thực hiện xét nghiệm điều chỉnh giá xét nghiệm theo từng giai đoạn.

Tới đây, để quản lý Bộ Y tế đã hoàn thiện các loại định mức xét nghiệm và đã dự thảo Thông tư về mức giá xét nghiệm xin ý kiến các Bộ, đơn vị để ban hành. Đồng thời, Bộ Y tế đang tổng hợp ý kiến để đề nghị đưa test xét nghiệm COVID-19 vào mặt hàng bình ổn giá do chưa được quy định trong luật.

Để bình ổn giá, theo Bộ Y tế cho rằng Bộ đã chủ động liên hệ hoặc thông qua kênh ngoại giao để họp, trao đổi, đàm phán trực tuyến với các nhà sản xuất test kit có uy tín trên thế giới để có thể mua lại test xét nghiệm với số lượng lớn và giá thấp nhất có thể.

Vận động các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước mua test kit chất lượng cao từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới và bán lại cho các địa phương, đơn vị trong nước với giá phi lợi nhuận, bằng với giá nhà sản xuất bán ra.

Bên cạnh đó cũng vận động các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước tiếp cận để tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất test kit từ các nhà sản xuất ở châu Âu, Hoa Kỳ để có thể sản xuất ngay tại Việt Nam các sản phẩm có chất lượng cao với giá thấp để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch và chủ động nguồn cung trong nước.

Triển khai đấu thầu tập trung (thông qua Bệnh viện Nhi Trung ương) để có thể mua số lượng lớn với giá thấp nhất, qua đó làm cơ sở để các địa phương, đơn vị nghiên cứu, tham khảo trong việc đấu thầu, mua sắm test xét nghiệm.

Qua thông tin từ các bên cho thấy, vấn đề chống dịch còn lâu dài. Để công tác chống dịch hiệu quả, tiết kiệm thì việc phối hợp giữa cơ quan trung ương và địa phương cần nhịp nhàng hơn. Đặc biệt, trong công tác quản lý cần phải siết chặt, tránh tình trạng lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe
TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học

(CLO) Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, TP HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học, không còn kiểm tra báo trước.

Sức khỏe
TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

TP HCM xử phạt, đình chỉ hoạt động 2 cơ sở quảng cáo và cung cấp dịch vụ nam khoa 'chui'

(CLO) Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa tiến hành thanh tra và xử phạt 2 đơn vị quảng cáo và cung cấp dịch vụ "nam khoa" trái phép là Công ty TNHH Saigon Shine và UCI International.

Sức khỏe
TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

TP HCM: Nhiều nhà thuốc bị xử phạt do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc

(CLO) Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã công bố danh sách cơ sở vi phạm lĩnh vực dược - mỹ phẩm trên địa bàn thành phố. Trong đó có nhiều lỗi vi phạm như bán thuốc kê đơn không có đơn thuốc hay hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

Một mỹ phẩm Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành ở Việt Nam

(CLO) Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Innisfree Bija Trouble Facial Foam xuất xứ từ Hàn Quốc sản xuất.

Sức khỏe