Đại biểu Quốc hội lo ngại về hiểm họa mang tên “tham nhũng chính sách”

Thứ sáu, 26/03/2021 13:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cho rằng tham nhũng chính sách đang là "hiểm họa" và nếu như không giám sát chặt chẽ tổ chức thực hiện thì rất có thể dẫn đến nguy cơ tham nhũng chính sách.

Phát biểu thảo luận trước Quốc hội sáng nay (26/3), đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội bày tỏ sự băn khoăn, lo ngại xung quanh việc chất lượng các đạo luật được thông qua và việc tham nhũng chính sách.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội.

Mở đầu phát biểu, bà Mai khẳng định: “Tôi khẳng định rằng trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV không có việc tham nhũng chính sách”. 

Tuy nhiên, theo đại biểu Mai, nếu lặp đi lặp lại tất cả các quy định và đặt chúng trong mối quan hệ việc tổ chức thực hiện thì có thể thấy có những quy định nếu như không giám sát chặt chẽ tổ chức thực hiện thì rất có thể dẫn đến nguy cơ tham nhũng chính sách.

Bà Mai cũng cho biết, nói về khái niệm tham nhũng chính sách thì có thể hiểu đây là việc cố tình đưa vào các đạo luật những quy định mà khi thực hiện sẽ đem lại lợi ích không chính đáng cho một số tổ chức, cá nhân nhất định. Hành vi này đặc biệt nguy hiểm vì nó tạo căn cứ pháp lý bảo vệ cho hành vi tham nhũng có hệ thống.

“Tôi xin lấy ví dụ, về các quỹ tài chính ngoài ngân sách ngoài đạo luật. Trên cơ sở giám sát, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 792 đề nghị rà soát và loại bỏ những quỹ hoạt động không hiệu quả. Bên cạnh đó, những quỹ hoạt động hiệu quả thì hiện nay trên thực tế vẫn tồn tại hơn 40 quỹ tài chính ngoài ngân sách, trong đó có những quỹ gây lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước; mà điều đáng băn khoăn đó là trong số 72 đạo luật được Quốc hội khoá XIV thông qua thì vẫn còn nhiều đạo luật, có đến 1/4 đạo luật có quy định đề xuất thành lập và duy trì các quỹ tài chính ngoài ngân sách”, đại biểu Vũ Lưu Thị Mai nêu ví dụ cụ thể.

Đại biểu Mai còn nêu một dư địa khác có thể dẫn đến tham nhũng chính sách, đó là các quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai, bao gồm đền bù giải phóng mặt bằng, định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, các quy định liên quan đến ưu đãi thực hiện nghĩa vụ tài chính, về quy trình thủ tục, về phân cấp phân quyền trong quyết định các dự án cũng là mảnh đất có thể phát sinh nguy cơ tham nhũng chính sách.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, xuất phát từ hiểm hoạ của cái gọi là tham nhũng chính sách, tới đây, có thể quan tâm đến một số vấn đề, cụ thể: Cần đề cao chất lượng của khâu phân tích chính sách trước khi thông qua các đạo luật.

Cần đề cao hơn nữa việc lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, những chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của chính sách.

Nâng cao hoạt động thẩm tra, hoạt động thẩm tra cần trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần dám đấu tranh, dám phản biện.

Đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan đề xuất chính sách, cương quyết xử lý những hành vi thông đồng, cố tình cài cắm vào quy định của pháp luật, những quy định để trục lợi cá nhân.

Sớm hoàn tất quá trình trao đổi số làm minh bạch hoá tất cả các quy trình để người dân có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình mà không phải trả những chi phí phi chính thức.

Quốc Trần

Tin khác

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức