Đại biểu Quốc hội "lo ngại" về ngập úng ở các đô thị, hai Bộ trưởng nêu giải pháp khắc phục

Thứ ba, 04/06/2024 15:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước lo ngại của đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề ngập úng ở các đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cùng Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã nêu ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng này.

Sáng 4/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7.

dai bieu quoc hoi lo ngai ve ngap ung o cac do thi hai bo truong neu giai phap khac phuc hinh 1

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Chống ngập úng đô thị cần có một hệ thống thoát nước đồng bộ và bài bản

Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Hữu Thông - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận đã gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Quốc Khánh câu hỏi: Một trong những nguyên nhân gây ra ngập úng ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn, trong đó có việc mất dần các ao, hồ thay vào đó là các công trình bê tông cũng như các khu dân cư lấn chiếm ao hồ này. Vậy, Bộ trưởng có những giải pháp nào căn cơ để khắc phục tình trạng trên?

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh bày tỏ đồng tình với một phần nguyên nhân gây ngập úng ở đô thị là trong quá trình phát triển đã lấp ao hồ tự nhiên.

"Trong quá trình chúng ta phát triển đô thị hóa và chúng ta phát triển từ trước đây, quy hoạch của chúng ta cũng chưa được làm bài bản, trong đó có quy hoạch đánh giá tác động môi trường. Quy hoạch của chúng ta chủ yếu đang làm về quy hoạch phát triển đô thị, các hạ tầng, dịch vụ, dân cư, nhưng chúng ta chưa tính thật sâu, thật sát đến định hướng lâu dài", ông Khánh nói.

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, ở đô thị trước đây không ngập là có 2 lý do: Thứ nhất là có ao, hồ làm điều tiết, tích trữ nước khi mưa lớn, sau đó các hệ thống thoát nước chảy chưa kịp thì ao, hồ là nơi tích lũy. Lý do thứ hai là việc ao, hồ còn làm cảnh quan, môi trường cho đô thị. Một nhân tố khác làm ngập úng đô thị vì mật độ xây dựng.

"Một nguyên nhân nữa là hệ thống thoát nước của đô thị chúng ta chưa đảm bảo khi có lưu lượng mưa lớn, hệ thống đồng bộ và thể tích để chứa, để thoát chưa đảm bảo", ông Khánh nêu rõ.

dai bieu quoc hoi lo ngai ve ngap ung o cac do thi hai bo truong neu giai phap khac phuc hinh 2

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận.

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT, muốn để chống ngập úng đô thị, phải giải quyết một cách đồng bộ. "Trong các khu đô thị mới, trong những phát triển mới, tôi cũng rất mong muốn có nhiều ao, nhiều hồ, vừa cảnh quan, vừa là những nơi để tích trữ nước khi mưa lớn để chống gây tràn, ngập úng của các đô thị", ông Khánh nói và cho rằng phải có nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đô thị một cách bài bản; trong đó đề nghị phải nâng cấp các hệ thống thoát nước của các đô thị, đặc biệt là những đô thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần có một hệ thống thoát nước đồng bộ và bài bản.

Tập trung thanh tra, kiểm tra về triển khai quy hoạch cấp, thoát nước thải đô thị

Tham gia trả lời nội dung này, ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhận định, đúng là tình trạng ngập úng đô thị hiện nay diễn ra rất phức tạp.

Bộ Xây dựng có đánh giá do một số nguyên nhân. Cụ thể, thứ nhất là do tác động của điều kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.

Thứ hai là do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu xây dựng tăng cao, trong đó có việc san lấp ao hồ, kênh rạch dẫn đến diện tích bề mặt ngày càng được bê tông hóa, dẫn đến khả năng thoát nước, tiêu thoát nước tự nhiên hay khả năng thẩm thấu tự nhiên bị giảm xuống.

dai bieu quoc hoi lo ngai ve ngap ung o cac do thi hai bo truong neu giai phap khac phuc hinh 3

Ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng trả lời chất vấn.

Thứ ba là do công tác quy hoạch chưa đảm bảo trong công tác dự báo cũng như đáp ứng các yêu cầu để phòng, chống ngập úng đô thị.

Thứ tư là do việc triển khai thực hiện quy hoạch và do công tác lập, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch cũng chưa đáp ứng yêu cầu đó.

Thứ năm là do ý thức của người dân cũng như do tình trạng rác thải, dẫn đến cản trở dòng chảy thoát nước.

Về giải pháp trong thời gian sắp tới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ Xây dựng xác định: Thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện pháp luật và cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác thoát nước, xử lý nước thải, trong đó tập trung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị, nông thôn, Luật Cấp, thoát nước cũng như Luật Quản lý, phát triển đô thị và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức có liên quan đến xử lý nước thải.

Giải pháp thứ hai là nâng cao chất lượng lọc, quản lý, quy hoạch, xây dựng quy hoạch đô thị.

Giải pháp thứ ba là tập trung nguồn lực để xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị để đảm bảo công tác thoát nước cũng như xử lý nước thải đô thị.

Thứ tư là tiếp tục rà soát, tập trung hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các địa phương để triển khai quy hoạch cũng như triển khai quy định pháp luật trong công tác xử lý nước thải, cấp, thoát nước thải đô thị.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Nam Định phát động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

Nam Định phát động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa

(CLO) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định tổ chức phát động trong toàn ngành đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh năm 2024.

Tin tức
Lực lượng vũ trang tỉnh Thái Bình đạt nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào Thi đua quyết thắng

Lực lượng vũ trang tỉnh Thái Bình đạt nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào Thi đua quyết thắng

(CLO) Lực lượng vũ trang tỉnh Thái Bình luôn phát huy cao độ truyền thống yêu nước của dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xây đắp nên truyền thống “Đoàn kết, chiến đấu, sáng tạo, quyết thắng”, thực sự là lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh.

Tin tức
Đến năm 2030, hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm

Đến năm 2030, hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm

(CLO) Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2030, hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm (gồm 100% sản lượng hải sản khai thác và một phần sản lượng nuôi trồng thủy sản trên biển); đảm bảo thực hiện công tác quản lý nghề cá, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Tin tức
Đồng Nai phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050

Đồng Nai phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050

(CLO) Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050, Đồng Nai phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, hiện đại.

Tin tức
Đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng toàn diện, thực chất

Đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng toàn diện, thực chất

(CLO) Chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Tin tức