(CLO) Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2021 đã có một bước thụt lùi lịch sử trong cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu với số lượng người nghèo nhất thế giới đã gia tăng lần đầu tiên sau hơn 20 năm.
Dipali Roy không đủ tiền để ăn. Cô và chồng mình, Pradip Roy, là công nhân may mặc ở Bangladesh khi đại dịch Covid-19 ập đến vào mùa xuân năm ngoái, dẫn đến việc sa thải hàng loạt nhân công tại nhà máy của họ.
Giống như hàng triệu người trên thế giới, cả hai đều mất việc làm tại thủ đô Dhaka, nơi họ đã làm việc trong nhiều năm để sản xuất quần, áo sơ mi và áo khoác. Và cũng giống như vô số người di cư khác, họ buộc phải chuyển về nhà ở nông thôn để cắt giảm chi phí.
Ngân hàng Thế giới ước tính rằng 97 triệu người trên toàn cầu rơi vào cảnh nghèo đói do đại dịch vào năm 2020 với mức sống dưới 2 USD một ngày.
Đã có rất ít cải tiến kể từ đó. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thế giới cho biết trong một bài đăng trên blog đầu năm nay rằng: “Trên toàn cầu, sự gia tăng nghèo đói xảy ra vào năm 2020 do Covid vẫn còn kéo dài và người nghèo do đại dịch Covid gây ra vào năm 2021 tiếp tục là 97 triệu người”. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng tình trạng nghèo tổng thể sẽ giảm trong năm nay.
Dipali Roy cho biết trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Bengali từ ngôi nhà của gia đình, một căn lều lợp tôn ở một ngôi làng ở phía bắc Bangladesh rằng: “Chúng tôi hầu như không có đủ tiền để trở về nhà.”
Khi hai vợ chồng tìm kiếm những công việc để kiếm sống, họ phải vật lộn để thích nghi với mọi thứ. Họ đã cố gắng tìm kiếm một khoản vay để bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ, nhưng ban đầu không ai có thể hoặc sẵn sàng giúp đỡ. Một số tổ chức phi lợi nhuận địa phương đã yêu cầu tài sản thế chấp, tuy nhiên họ không có.
Dipali Roy nói, trên hết, “thực phẩm là vấn đề lớn nhất với chúng tôi”. Dipali Roy mới 20 tuổi, khi ấy cô đang mang thai và đôi khi chỉ có thể ăn một bữa mỗi ngày thông qua một chương trình hỗ trợ khẩu phần của các nhà từ thiện. Cô nói: “Tôi không biết phải làm gì ... Chúng tôi sẽ chỉ có thể ngồi và đợi khi họ mang đồ ăn đến.”
Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2020 dẫn đến một bước thụt lùi lịch sử trong cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu với số lượng người nghèo nhất thế giới đã gia tăng lần đầu tiên sau hơn 20 năm.
Carolina Sánchez-Páramo, giám đốc toàn cầu về nghèo đói và công bằng tại Ngân hàng Thế giới đã ví đại dịch này giống như một thảm họa tự nhiên sẽ nhanh chóng lan rộng ra ngoài tâm chấn ở Đông Á.
Cô nói với CNN Business rằng: “Chúng tôi biết cơn sóng thần này sắp ập đến, câu hỏi đặt ra không phải là liệu cú sốc kinh tế này có đến được các khu vực đang phát triển khác hay không, mà là khi nào thì nó sẽ ập đến.”
Bất bình đẳng gia tăng
Ngay cả khi hàng chục triệu người bị đẩy vào cảnh túng quẫn, giới siêu giàu vẫn ngày càng trở nên giàu có hơn. Theo Phòng thí nghiệm Bất bình đẳng Thế giới, năm ngoái, các tỷ phú đã được hưởng mức tăng cao kỷ lục đối với tỷ lệ tài sản của họ.
Theo báo cáo bất bình đẳng hàng năm của Oxfam International, được công bố vào tháng 1 đầu năm, trong khi 1.000 người giàu nhất thế giới chỉ mất 9 tháng để lấy lại vận may của mình trong trận đại dịch, thì có thể phải mất hơn một thập kỷ nữa thì những người kém may mắn mới có thể phục hồi điều kiện sống.
Shameran Abed, giám đốc điều hành của BRAC International, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm xóa đói giảm nghèo ở châu Á và châu Phi, đã chỉ ra khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng, ông nói rằng “ba người giàu nhất thế giới có thể xóa sổ tình trạng cực nghèo trên Trái đất.”
Gần đây, 1% những người giàu có nhất thế giới đã phải chịu áp lực khi tham gia vào các vấn đề nhân đạo.
Vào tháng 11, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các tỷ phú bao gồm hai người đàn ông giàu nhất thế giới, Jeff Bezos và Elon Musk, “hãy bước lên ngay từ bây giờ để chung tay giải quyết nạn đói nghèo trên toàn cầu.”
Trong một cuộc phỏng vấn với Becky Anderson của CNN, David Beasley nói rằng việc đưa ra 6 tỷ USD, tương đương khoảng 2% giá trị tài sản ròng của Musk, có thể giúp giải quyết nạn đói trên thế giới.
Ông nói thêm: “Đó là 6 tỷ USD để giúp 42 triệu người sẽ chết theo đúng nghĩa đen nếu chúng tôi không tiếp cận họ. Và việc hỗ trợ này hoàn toàn không phức tạp.”
Lời kêu gọi này đã nhận được phản hồi trực tiếp từ Musk, người sau đó đã nói trên Twitter rằng nếu tổ chức có thể đưa ra “chính xác” cách nguồn tài trợ sẽ giải quyết vấn đề, Musk sẽ “bán cổ phiếu Tesla ngay bây giờ và làm điều đó.”
Giám đốc điều hành Tesla (TSLA) đã không trả lời công khai khi Liên Hợp Quốc công bố kế hoạch vào tháng 11.
Điều cần làm bây giờ
Abed, người gần đây đã làm việc với các thành viên quốc hội ở Vương quốc Anh để tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” về vấn đề này, lập luận rằng “nghèo đói là một lựa chọn chính sách.”
Ông nói: “Chúng tôi có bí quyết để kéo một lượng lớn người thoát khỏi đói nghèo”.
Các chuyên gia cho biết nhiệm vụ đầu tiên là tập trung tiêm chủng. Bất bình đẳng về vắc xin đã trở thành một vấn đề lớn khi nhiều quốc gia giàu có nhất thế giới tích trữ vắc xin, mua đủ liều để tiêm chủng cho người dân của họ nhiều lần và không thực hiện được lời hứa chia sẻ chúng với thế giới đang phát triển.
Và khi các chính phủ tiếp tục xây dựng lại, họ cũng nên tập trung vào việc kích hoạt lại hoạt động kinh tế sẽ tạo ra việc làm, chẳng hạn như trong lĩnh vực dịch vụ.
Trong hai năm qua, các chính phủ trên khắp thế giới đã tung ra các gói kích thích để hỗ trợ nền kinh tế của họ.
Những tia hy vọng le lói
Trở lại Bangladesh, gia đình nhà Roys đang có những ngày tốt đẹp hơn sau khi được đảm bảo khoản vay 40.000 taka (466 USD) từ tổ chức hỗ trợ nhân đạo, cặp đôi này đã mua một chiếc xe tải và một con dê để tự trang trải cuộc sống.
Pradip Roy hiện đang làm tài xế, chở khách với mức lương tương đương khoảng 6 USD/ ngày. Anh cho biết gia đình không có kế hoạch trở lại thành phố và hiện đang dành dụm để mua một con bò và một số đất nông nghiệp.
Trong khi về mặt kỹ thuật, cả hai đã thoát khỏi cảnh nghèo đói, thì những khó khăn của cuộc khủng hoảng Coronavirus đã ghi hằn lên họ những dấu ấn sâu sắc.
Dipali Roy, đã miêu tả cảm giác đói cồn cào trong khi mang thai là khoảng thời gian “đau đớn nhất” trong cuộc đời mình, cô cho biết “nếu tôi nghĩ lại hoặc nhớ lại những khoảng thời gian đó, trái tim tôi sẽ bật khóc.”
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác hộ đê và xử lý sự cố đê điều qua đợt mưa lũ do bão số 3 tại Hội nghị chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Sáng 22/11, TP Hải Phòng phối hợp Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số TP Hải Phòng năm 2024, với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
(CLO) Xã Hưng Đạo (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) đang ‘thay da đổi thịt’ từng ngày và tới đây sẽ vinh dự đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Để có được thành tích này, chính quyền địa phương đã luôn quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là sự tận tâm của các doanh nghiệp trong thi công hạ tầng cơ sở, sự đồng thuận của nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Bước sang năm 2024, tình hình biên mậu tại các cửa khẩu của TP. Móng Cái có bước phục hồi, tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp.