Đại dịch đang lập ra một trật tự kinh tế toàn cầu mới

Chủ nhật, 25/10/2020 17:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi tình hình dịch bệnh dần cải thiện, cách biệt lớn giữa các nước đang mở cửa đang sắp xếp lại trật tự kinh tế thế giới. Theo dự báo, kinh tế Mỹ vẫn giữ nguyên như năm 2019 nhưng Trung Quốc lại lớn mạnh hơn 10%.

Đại dịch đẩy kinh tế thế giới đi chệch hướng. Ảnh: Luca D'Urbino

Đại dịch đẩy kinh tế thế giới đi chệch hướng. Ảnh: Luca D'Urbino

Đại dịch đang làm chệnh hướng nền kinh tế thế giới

Tháng 2, đại dịch Covid-19 đã tấn công nền kinh tế thế giới, gây ra tổn thất lớn nhất kể từ Thế chiến II. Lệnh phong toả và sự sụt giảm chi tiêu tiêu dùng bất ngờ đã khiến thị trường lao động sụp đổ, với gần 500 triệu công việc toàn thời gian biến mất chỉ trong một đêm. Thị trường giao dịch biến động khi các nhà máy dừng hoạt động và các quốc gia đóng cửa biên giới.

Thậm chí, một thảm hoạ kinh tế kinh còn khủng hơn đã được ngăn chặn nhờ vào các biện pháp can thiệp chưa từng có tiền lệ tại thị trường tài chính của các ngân hàng trung ương, hỗ trợ của chính phủ dành cho công nhân và các doanh nghiệp phá sản, và gia tăng thâm hụt ngân sách gần đến mức trong thời kỳ chiến tranh.

Nhiều sự sụp đổ đã xảy ra cùng một lúc. Tuy nhiên, khi tình hình dần dần cải thiện, cách biệt quá lớn giữa các nước đang mở cửa có thể sắp xếp lại trật tự kinh tế thế giới.

Cuối năm sau, theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế Mỹ vẫn giữ nguyên như năm 2019 nhưng Trung Quốc lại lớn mạnh hơn 10%.

Sản xuất ở châu Âu vẫn tiếp tục sụt giảm so với thời kỳ trước đại dịch và có thể tiếp diễn trong vài năm tới - và Nhật Bản, quốc gia đang chịu sức ép dân số, cũng cùng chung số phận.

Không chỉ có các khối kinh tế lớn nhất đang phát triển với tốc độ khác nhau. Trong quý 2 của năm nay, theo Ngân hàng UBS, tỷ lệ tăng trưởng giữa 50 nền kinh tế là cao nhất trong ít nhất 40 năm. Sự đa dạng là do những điểm khác nhau giữa các nước.

Yếu tố quan trọng nhất là sự lây lan của dịch bệnh. Ở Trung Quốc, tình hình đã ổn định nhưng ở châu Âu, và có lẽ sắp tới là Hoa Kỳ, đang phải hứng chịu làn sóng dịch bệnh thứ hai kinh khủng.

Hai tuần trước, Paris đã đóng cửa các quán bar và Madrid đã tiến hành phong toả từng phần. Trong khi đó, ở Trung Quốc, hiện tại bạn có thể gọi shot sambuca tại các hộp đêm.

Một điểm khác nhau nữa là cấu trúc kinh tế đã tồn tại từ trước. Việc vận hành các nhà máy trong thời kỳ giãn cách xã hội sẽ dễ dàng hơn nhiều so với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần liên lạc trực tiếp. Sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Trung Quốc hơn bất kỳ cường quốc nào khác.

Yếu tố thứ ba là các chính sách đối phó. Điều này liên quan một phần tới quy mô: Hoa Kỳ đã bơm thêm nhiều gói kích thích hơn châu Âu, bao gồm chi tiêu 12% GDP và cắt giảm 1.5 điểm phần trăm trong lãi suất ngắn hạn.

Nhưng chính sách cũng bao gồm việc chính phủ phản ứng thế nào với thay đổi cơ cấu và sự huỷ diệt mang tính sáng tạo do đại dịch gây ra. Như báo cáo đặc biệt của tạp chí kinh tế Economist từng đưa ra, các thay đổi này sẽ diễn ra trên một phạm vi rộng.

Đại dịch sẽ khiến các nền kinh tế ít mang tính toàn cầu, không còn bình đẳng, mà có xu hướng số hoá hơn. Khi hạn chế rủi ro trong chuỗi cung ứng và khai thác tự động hoá, các nhà sản xuất, các nhà sản xuất sẽ có quyền kiểm soát quy trình sản xuất nhiều hơn.

Khi các nhân viên văn phòng tiếp tục làm việc ở bếp và phòng ngủ ít nhất là trong một vài tuần tới thì các công nhân có mức thu nhập thấp trước đó đã làm những công việc nặng nhọc như bồi bàn, quét dọn và phụ giúp bán hàng sẽ tìm công mới ở ngoại ô.

Tuy nhiên từ giờ cho tới lúc đó, họ có thể phải chịu cảnh thất nghiệp trong một thời gian dài. Ở Mỹ, tình trạng mất việc thường xuyên đang tăng lên ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.

Khi ngày càng nhiều hoạt động chuyển sang hình thức online, các công ty có tài sản trí tuệ tiên tiến nhất và cơ sở dữ liệu sẽ chiếm ưu thế trên thị trường; sự bùng nổ cổ phiếu công nghệ và làn sóng kỹ thuật số ngành công nghiệp ngân hàng trong năm nay cho ta cảm giác điều gì sắp xảy ra.

Và lãi suất thực tế thấp sẽ giữ giá tài sản ở mức cao ngay cả khi các nền kinh tế vẫn còn yếu. Điều này sẽ tăng khoảng cách giữa phố Wall (tầng lớp thượng lưu) và phố Chính (doanh nghiệp nhỏ độc lập) mới nổi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và đang trở nên tệ hơn vào năm nay.

Các quốc gia buộc phải thích nghi nếu muốn duy trì, gia tăng vị thế

Biểu đồ sử dụng GDP danh nghĩa để đo lường sản lượng kinh tế, khác với việc sử dụng GDP được điều chỉnh theo sức mua tương đương (PPP). Dữ liệu trong biểu đồ và bảng dưới đây đến từ bản cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới, được xuất bản vào tháng 7 năm 2019. Ảnh: howmuch.net

Biểu đồ sử dụng GDP danh nghĩa để đo lường sản lượng kinh tế, khác với việc sử dụng GDP được điều chỉnh theo sức mua tương đương (PPP). Dữ liệu trong biểu đồ và bảng dưới đây đến từ bản cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới, được xuất bản vào tháng 7 năm 2019. Ảnh: howmuch.net

Thách thức dành cho chính phủ dân chủ là làm sao để thích nghi với tất cả các sự thay đổi mà vẫn có được sự ủng hộ rộng rãi đối với các chính sách của mình và thị trường tự do.

Đó không phải là vấn đề của Trung Quốc, quốc gia dường như đang trỗi dậy sau đại dịch một cách mạnh mẽ nhất - ít nhất là trong thời gian ngắn. Nền kinh tế của Trung Quốc đang phục hồi một cách nhanh chóng.

Cuối tháng này, các nhà lãnh đạo sẽ phê chuẩn một kế hoạch 5 năm mới, nhấn mạnh mô hình mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước công nghệ cao của Chủ tịch Tập Cận Bình và tăng khả năng tự cung tự cấp. Tuy nhiên, virus đã phơi bày những lỗ hổng lâu dài trong bộ máy kinh tế Trung Quốc.

Quốc gia này không có mạng lưới bảo hộ tốt và năm nay sẽ phải tập trung bơm thêm gói kích thích cho các công ty và đầu tư vào cơ sở hạ tầng thay vì hỗ trợ thu nhập các hộ gia đình.

Và xét về lâu dài, hệ thống giám sát và quản lý quốc gia - nơi thực hiện các lệnh phong toả tàn bạo - có thể cản trở quá trình ra quyết định và lưu thông của con người và ý tưởng duy trì sự đổi mới và nâng cao mức sống.

Châu Âu là một kẻ lạc hậu. Thay vì để các nền kinh tế tự điều chỉnh, cách đối phó với đại dịch của châu Âu lại vô cùng cứng nhắc.

Trong số 5 nền kinh tế lớn nhất của châu lục, 5% lực lượng lao động vẫn đang tham gia chương trình việc làm ngắn hạn mà chính phủ sắp xếp trong thời gian chờ đợi quay lại công việc hoặc giờ làm việc bình thường, nhưng những điều này có thể sẽ không bao giờ trở lại. Ở Anh, tỷ lệ này cao gấp 2 lần.

Trên toàn lục địa, luật phá sản bị tạm hoãn, sự ngầm chịu đựng của các ngân hàng và một loạt viện trợ quốc gia cân nhắc theo ý muốn của chính phủ có thể kéo dài hoạt động của các công ty “xác sống" vốn đã phải sụp đổ từ lâu. Điều này còn đáng lo ngại hơn khi trước đại dịch, Pháp và Đức đã áp dụng chính sách công nghiệp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp mũi nhọn.

Nếu châu Âu coi đại dịch là dịp để nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiết giữa chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành thì sự suy giảm tương đối lâu dài của nó có thể tăng nhanh.

Dấu hỏi ở đây là Mỹ. Trong nhiều năm, quốc gia này thực hiện chính sách điều chỉnh khá đúng. Nó cung cấp mạng lưới bảo hộ rộng rãi hơn cho người thất nghiệp và bơm thêm nhiều gói kích thích hơn mong đợi ở quê hương của chủ nghĩa tư bản.

Việc này cũng khéo léo cho phép thị trường lao động tự điều chỉnh và ít thiên vị hơn châu Âu trong việc bảo lãnh các công ty đang có nguy cơ sụp đổ khi thay đổi nền kinh tế.

Một phần kết quả là, khác với châu Âu, Mỹ đang dần chứng kiến sự xuất hiện của các công việc mới. Tuy nhiên, điểm yếu của Mỹ là quan điểm chính trị độc đoán và mâu thuẫn.

Tuần này, Tổng thống Donald Trump dường như sẽ bỏ các cuộc đàm phán về việc gia hạn các gói kích thích, đồng nghĩa nền kinh tế có thể rơi xuống bờ vực tài chính.

Những cải cách có tính quyết định, cho dù là thiết kế lại mạng lưới bảo hộ cho nền kinh tế theo hướng công nghệ hay giải quyết thâm hụt một cách bền vững, đều bất khả thi khi điểm yếu của hai nhóm đang mâu thuẫn là thoả hiệp.

Covid-19 đang áp đặt một thực trạng kinh tế mới. Mỗi nước sẽ phải thích nghi, nhưng Mỹ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn. Nếu muốn đứng đầu thế giới sau đại dịch, Mỹ sẽ phải thiết lập lại hệ thống chính trị của mình.

Vân Trần

Tin khác

Hội đồng Bảo an sắp bỏ phiếu về tư cách thành viên của Palestine, Mỹ có thể sẽ phủ quyết

Hội đồng Bảo an sắp bỏ phiếu về tư cách thành viên của Palestine, Mỹ có thể sẽ phủ quyết

(CLO) Các nhà ngoại giao cho biết, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu về yêu cầu của Palestine để trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc, điều mà đồng minh của Israel là Mỹ dự kiến sẽ ngăn chặn.

Thế giới 24h
Hezbollah phóng tên lửa và máy bay không người lái vào Israel

Hezbollah phóng tên lửa và máy bay không người lái vào Israel

(CLO) Nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào một cơ sở quân sự ở phía bắc Israel khiến ít nhất 14 binh sĩ bị thương, nói rằng hành động này để trả đũa các cuộc tấn công của Israel khiến các thành viên Hezbollah thiệt mạng.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Anh nói Israel sắp tấn công Iran

Ngoại trưởng Anh nói Israel sắp tấn công Iran

(CLO) Israel rõ ràng đã quyết định tấn công trả đũa Iran, theo Ngoại trưởng Anh David Cameron cho biết trong chuyến thăm nước này vào thứ Tư (17/4).

Thế giới 24h
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden hứa tăng thuế người giàu, giảm thuế người nghèo

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden hứa tăng thuế người giàu, giảm thuế người nghèo

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công du vận động tranh cử tại bang Pennsylvania vào thứ Ba (16/4), với điểm dừng đầu tiên tại quê hương Scranton của mình. Tại đây, ông đã tái khẳng định lời hứa tăng thuế đối với những người giàu và các tập đoàn lớn.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc lần đầu điện đàm sau hơn 2 năm

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc lần đầu điện đàm sau hơn 2 năm

(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Đô đốc Đổng Quân, vào hôm thứ Ba (16/4), để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước và bàn về nhiều vấn đề quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Thế giới 24h