(CLO) Ngày càng có nhiều công ty có trụ sở tại Tokyo xem xét chuyển một số chức năng của họ sang các khu vực khác của Nhật Bản, điều này được thúc đẩy bởi mong muốn giảm thiểu rủi ro sau đại dịch.
Các công ty có trụ sở tại thủ đô đang chuyển một số chức năng của họ sang các vùng khác của Nhật Bản. Ảnh: Nikko
Một nửa số công ty niêm yết của Nhật Bản tập trung ở thủ đô, nhưng làm việc từ xa, vốn đã trở nên phổ biến do sự bùng phát COVID-19, tạo cơ hội cho các công ty này thoát khỏi ách tắc của Tokyo và tìm kiếm môi trường sống tốt hơn cho nhân viên của họ.
Kaori Takahashi, một giám đốc điều hành của Công ty Phát triển Thông tin, thuộc công ty phát triển hệ thống ID Group có trụ sở tại Tokyo cho biết: “Đại dịch đã cho chúng tôi một động lực cuối cùng để tiến hành cải cách này trong toàn công ty."
Cuối tháng 8, công ty tuyên bố sẽ chuyển dần một phần chức năng của trụ sở chính sang văn phòng tại Yonago, một thành phố thuộc tỉnh Tottori, miền Tây. Việc di chuyển bắt đầu vào tháng Mười.
Văn phòng mới sẽ có một trung tâm điện toán đám mây cũng như các phòng ban như quản trị bán hàng và nhân sự. Công ty muốn tăng số lượng nhân viên tại văn phòng từ 11 lên gần 50 người cho đến năm 2025, và cuối cùng là 100 người tại Yonago.
ID Group đã tạo ra các quy tắc cho việc làm từ xa nhưng rất khó để thay đổi thói quen của các kỹ sư, những người thường làm việc tại văn phòng của khách hàng.
Takahashi cho biết thêm rằng tình hình nhiều công ty nước ngoài lớn tại Vũ Hán bị ảnh hưởng bởi dịch thời gian thành phố này là tâm dịch, buộc công ty phải suy nghĩ nhiều hơn về khả năng xảy ra trường hợp khẩn cấp tương tự ở Tokyo.
Nhật Bản không chỉ phải đối mặt với số lượng siêu bão ngày càng tăng mà còn có nguy cơ xảy ra một trận động đất lớn trong những thập kỷ tới. Nếu những trận thiên tai tràn vào thủ đô, cụm công ty sẽ hứng chịu thiệt hại nặng nề và phải tạm dừng hoạt động.
ID Group gia nhập danh sách ngày càng nhiều các công ty có trụ sở tại Tokyo đang tìm cách phân tán ra khỏi thành phố đông đúc này.
Công ty nhân sự Pasona Group, với gần 20.000 nhân viên, đã thông báo trong tháng này rằng họ sẽ chuyển một phần hoạt động của mình, bao gồm nhân sự, kế toán và phát triển kinh doanh mới, từ Tokyo đến đảo Awaji ở tỉnh Hyogo.
Motoyoshi Takagi, giám đốc điều hành của Pasona Group, cho biết: "Chúng tôi đang tìm cách chứng minh lối sống và phong cách làm việc của thế hệ tiếp theo, hòa mình vào thiên nhiên. Nó cũng cho phép chúng tôi có kế hoạch kinh doanh liên tục tốt hơn".
Chính phủ Nhật Bản sẽ trợ cấp cho ai rời khỏi Tokyo để làm việc từ xa. Ảnh: Soranews24
Pasona Group kế hoạch dành cho khoảng 1.200 nhân viên, hoặc 2/3 trong số những người làm việc trong các chức năng của trụ sở chính ở Tokyo, sẽ làm việc trên hòn đảo nghỉ dưỡng vào năm tài chính 2023. Mức lương sẽ giống như ở Tokyo.
Công ty trong vài năm qua đã cam kết phát triển và vận hành các nhà hàng, khách sạn và nhà hát trên đảo. Takagi cho biết thêm: “Chúng tôi đang nhận được nhiều yêu cầu từ các công ty lớn đến xem chúng tôi phân tán các chức năng của trụ sở như thế nào."
Daido Life Insurance, trước đây yêu cầu rằng các hoạt động như giải quyết khiếu nại phải được quản lý từ trụ sở chính ở Tokyo hoặc Osaka, giờ đây cho phép nhân viên làm công việc này từ các khu vực khác nếu họ muốn.
Công ty bảo hiểm nhận thấy rằng việc làm từ xa trong tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản vào tháng 4 và tháng 5 không gây ra vấn đề gì lớn.
Việc đánh giá lại vai trò của Tokyo như một trung tâm kinh doanh được đưa ra khi chính phủ được thiết lập để khuyến khích người dân làm việc ở các vùng nông thôn với chương trình trợ cấp được thiết kế để thúc đẩy sự hồi sinh của khu vực.
Bắt đầu từ tháng 4 năm sau, chính phủ Nhật Bản sẽ trợ cấp lên tới 1 triệu yên (9.500 USD) cho những người chuyển đến các vùng nông thôn trong khi vẫn tiếp tục làm việc từ xa cho các công ty ở Tokyo. Họ cũng sẽ cung cấp tới 3 triệu yên cho những người thành lập công ty công nghệ thông tin ở nông thôn.
Theo số liệu do Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch tổng hợp, 51% công ty niêm yết tại Nhật Bản có trụ sở chính tại Tokyo. Trong khi tình trạng tắc nghẽn và giá thuê văn phòng cao ở thủ đô đang là gánh nặng, nhiều công ty đã do dự trong việc di chuyển, một phần vì khách hàng và nhà cung cấp của họ cũng ở Tokyo.
Giờ đây, "các doanh nghiệp lớn đã bắt đầu đánh giá dần khả năng chuyển hoặc phân tán trụ sở chính", họ đã bị thuyết phục bởi kinh nghiệm làm việc từ xa trong thời kỳ đại dịch. Takanori Hara, người đứng đầu bộ phận tư vấn rủi ro doanh nghiệp tại Sompo Risk Management, cho biết sự xuất hiện của mạng 5G cũng rất thuyết phục.
Lực hấp dẫn của Tokyo đã từ từ suy yếu do đại dịch. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông, vào tháng 7, số người di cư vào Tokyo ít hơn so với số người rời đi, khi Tokyo chứng kiến sự bùng phát trở lại của virus Corona.
Takahide Kiuchi tại Viện nghiên cứu Nomura lập luận rằng việc đặt hoạt động kinh doanh bên ngoài Tokyo cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật Bản.
Trong khi Tokyo dẫn đầu về tăng trưởng năng suất và tiềm năng đổi mới của Nhật Bản, thì "những khía cạnh tiêu cực về kinh tế [bao gồm tắc nghẽn giao thông và thiếu trường mẫu giáo] do sự hội tụ ở Tokyo có thể đã vượt quá những khía cạnh tích cực", ông nói trong một báo cáo hồi đầu tháng.
Nếu dân số trải đều hơn từ Tokyo đến nông thôn, "cơ hội kinh doanh ở các khu vực nông thôn sẽ tăng lên tương ứng và các doanh nghiệp ở các khu vực đô thị sẽ mở rộng hoạt động của họ đến các khu vực nông thôn", Kiuchi nói thêm, nhấn mạnh rằng cần có thêm sự thúc đẩy từ chính phủ dưới dạng kế hoạch số hóa.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.