Đại gia nào sẽ thống lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam?

Thứ sáu, 13/04/2018 22:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với dân số hơn 90 triệu người, trong đó có tới 40% dưới 25 tuổi và hơn 45% có độ tuổi 25 – 54, có 750 siêu thị, 130 trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng tự chọn, siêu thị mini… thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang trở thành thị trường tiềm năng đối với các DN trong và ngoài nước.

Theo Bộ Công thương, đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Thế nhưng thương hiệu bán lẻ Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc. trong vòng 20 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều thương hiệu bán lẻ trong đó, có 2 nhà bán lẻ có thương hiệu tương đối vững chắc, triển vọng và phát triển khá bài bản đó là Saigon Co.op và Vingroup với hệ thống bán lẻ Vinmart. 

Đây là 2 thương hiệu đang nhận được sự đầu tư, niềm tin của người tiêu dùng và ngày càng định vị được thương hiệu của mình. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, hiện Việt Nam có hơn 90% DN có quy mô nhỏ và vừa, cơ bản còn thiếu năng lực phát triển thương hiệu và không coi đây là một công cụ kinh doanh đúng nghĩa. Chậm đổi mới phương thức kinh doanh, phương thức phục vụ, vì thế không tạo được dấu ấn lâu bền với khách hàng thân thiết. 

Vì thế các hệ thống bán lẻ nội địa khó giữ được chân khách hàng. Bên cạnh đó, vấn đề phổ biến nhất hiện nay đó chính là việc nhiều hệ thống bán lẻ ép nhà cung ứng bằng đủ cách, từ chiết khấu vô lý, chiếm dụng vốn đến chi phí không hợp lý... làm nản lòng các nhà cung ứng, nhất là cung ứng hàng Việt Nam. 

Vì thế, những hạn chế này đã trở thành rào cản để thương hiệu bán lẻ Việt Nam có thể tìm chỗ đứng ngay tại thị trường nội địa, trong bối cảnh cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu và sản phẩm của các công ty đa quốc gia có mặt trên thị trường Việt Nam. 

Báo Công luận
Ảnh minh hoạ

Không chỉ đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt, các tập đoàn lớn, nhà đầu tư nước ngoài còn liên doanh, liên kết, đầu tư với các nhà bán lẻ trong nước, đồng thời mua bán, sáp nhập nhiều thương hiệu Việt có uy tín trên thị trường. 

Có thể kể đến như Tập đoàn LOTTE (Hàn Quốc) mua lại 70% cổ phần Trung tâm thương mại Diamond Plaza; Tập đoàn bán lẻ Aeon (Nhật Bản) đã mua lại 49% cổ phần hệ thống siêu thị Citimart và đổi tên thành AEON - Citimart; 30% cổ phần chuỗi cửa hàng tiện lợi Fivimart; Tập đoàn bán lẻ Central Group (Thái Lan) mua lại 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và Giải pháp mới NKT - đơn vị sở hữu 100% Công ty Thương mại Nguyễn Kim, mua lại hệ thống Big C Việt Nam... 

Theo các chuyên gia, sự tham gia của các DN ngoại được đánh giá là vừa tạo áp lực, vừa mang lại "cú hích" mạnh mẽ thúc đẩy các nhà bán lẻ trong nước có những thay đổi về chất để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. 

Dự báo trong năm 2018, khi mà Việt Nam đẩy mạnh thực thi các cam kết hội nhập thì áp lực cạnh tranh sẽ càng lớn. Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội lý giải nguyên nhân chính khiến thương hiệu bán lẻ Việt chưa thực sự phát triển, đó là việc tạo lập và xây dựng thương hiệu bán lẻ Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức cả ở phương diện vĩ mô và ngay cả bản thân các DN. 

Nhiều DN xây dựng thương hiệu theo kiểu “chộp giật”, không bài bản, thiếu nghiên cứu thị trường, khiến thương hiệu sau khi xây dựng chỉ “dậm chân tại chỗ” không thể phát triển mặc dù tiềm năng là rất lớn.

 Còn nhiều thương hiệu bán lẻ Việt Nam khác, tuy cũng xuất hiện 10-20 năm nay, kể cả thương hiệu bán lẻ của DNNN, mặc dù cũng có những cố gắng nhất định, song vì nhiều lý do, có DN thì rút bớt địa điểm, hoặc bán bớt đi một phần vốn của mình hoặc cả 100% vốn cho các DN trong nước và nước ngoài. Những điểm còn lại kinh doanh một cách cầm chừng, không lỗ là một sự may mắn. 

Điều đó cho thấy, thương hiệu vẫn là một khâu yếu trong quá trình phát triển của DN Việt, nếu không thay đổi kịp thời, rất khó cạnh tranh. Với các nhà bán lẻ quốc tế, hầu hết các hệ thống đều có sự đầu tư vào sản xuất và thu mua lại hàng hóa với giá cả hợp lý cho nông dân.

 Đặc biệt, trong những lúc khó khăn, họ sẵn sàng giảm chiết khấu hàng năm trời cho các mặt hàng tươi sống đưa vào siêu thị, cửa hàng tiện ích… điều đó cho thấy, xây dựng thương hiệu bán lẻ không chỉ thể hiện ở giá cả hàng hóa cạnh tranh hợp lý, chất lượng ổn định mà còn ở những mối quan hệ. 

Báo cáo về Chỉ số Phát triển bán lẻ thực hiện bởi A.T. Kearney nhận định, thị trường bán lẻ Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6, cao hơn một số thị trường đã phát triển như Singapore, Hồng Kông và Indonesia. Đánh giá này minh chứng rằng thị trường có mức độ rủi ro cao và sức hấp dẫn ở thời điểm hiện tại ở mức vừa phải, bởi Việt Nam được đánh giá cao nhờ độ bão hòa thị trường còn thấp với khả năng tăng trưởng tốt. 

Ngành bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến những cú bắt tay chiến lược giữa đối tác nước ngoài và doanh nghiệp Việt. Không tập trung vào bất kỳ kênh phân phối chủ đạo nào, mà cùng lúc kết hợp nhiều kênh khác nhau để dễ dàng tiếp cận khách hàng nhất. 

Thị trường nông thôn dường như bị “bỏ quên” dù có đến 30% người dân ở đây sẵn sàng đi đến thị trấn và thành phố để vào siêu thị mua hàng. Các chuyên gia tham dự sự kiện Vietnam Access Day khuyến nghị, các cửa hàng bán lẻ hiện đại có thể đặt cạnh các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa để tăng độ phủ sóng tại nông thôn. 

Tuy nhiên, cần lưu ý vấn đề bảo quản thực phẩm, hàng tươi sống theo quy trình khác so với phân phối vào siêu thị thành phố. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho biết, trong suốt 10 năm qua (2007 - 2017), Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) cùng các DN thành viên đã nỗ lực không ngừng để thực hiện sứ mệnh “Vì một ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam hội nhập, cạnh tranh và hướng tới người tiêu dùng”. 

Qua đó, vai trò và vị trí của ngành dịch vụ bán lẻ trong nền kinh tế và đời sống của nhân dân bước đầu được khẳng định. Nhiều DN bán lẻ trong nước đã tạo được uy tín và chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong hội nhập thì để nâng cao sức cạnh tranh, các DN bán lẻ cần có những thay đổi phù hợp. 

Theo đó cần hướng tới tiếp tục tăng trưởng và đảm bảo tính cạnh tranh; dần chuyển sang một ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu dùng… Có thể thấy, bên cạnh sự nỗ lực đổi mới của các nhà bán lẻ trong nước, 

Chính phủ cũng đã có những giải pháp hiệu quả như giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ DN phân phối bán lẻ trong nước phát triển, qua đó nâng cao sức cạnh tranh cho các DN bán lẻ Việt.

 Để thay đổi ngành bán lẻ, nhất thiết phải có chiến lược phát triển cho ngành dịch vụ này. Theo đó, phải thúc đẩy tăng trưởng thông qua sáng tạo, tăng năng suất làm việc bằng cách áp dụng công nghệ trong ngành phân phối - bán lẻ. Cùng với đó, xây dựng một lực lượng lao động bán lẻ trình độ cao và sẵn sàng cho tương lai. 

Đồng thời, hỗ trợ các DN bán lẻ Việt Nam mở rộng thị trường. Thương hiệu là yếu tố để người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ của một DN. Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho DN, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN. 

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc các DN xây dựng cho mình và hàng hoá của mình những thương hiệu là điều hết sức cần thiết. 

Huyền Thu

Tin khác

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

(CLO) Một tòa án Nga đã ra lệnh tịch thu 439,5 triệu USD của Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), một tuần sau khi công ty cho vay VTB do Điện Kremlin điều hành tiến hành hành động pháp lý chống lại ngân hàng lớn nhất của Mỹ để thu lại số tiền bị mắc kẹt dưới chế độ trừng phạt của Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

Xác ve sầu đầu mùa được “hét” giá 2,5 triệu đồng/kg

(CLO) Thời gian gần đây, xác ve sầu bất ngờ được thương lái thu mua với giá hàng triệu đồng/kg. Mức thu nhập này khiến nhiều người bỏ việc để đi “săn” xác ve sầu nhưng cuối cùng lại nhận về cái kết ngỡ ngàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít

(CLO) Giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 320 đồng, xuống 24.910 đồng; E5 RON 92 bớt 310 đồng, ở mức 23.910 đồng một lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Đạt mốc doanh thu 7.7 tỷ USD, Amway tiếp tục dẫn đầu danh sách 100 công ty bán hàng trực tiếp toàn cầu năm 2024 dựa trên doanh thu năm 2023, kéo dài chuỗi thành tích 12 năm liên tiếp thống trị bảng xếp hạng này

Thị trường - Doanh nghiệp
Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp