(CLO) Kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực sẽ sử dụng như một phương án xét tuyển bổ sung, song song với phương thức xét tuyển theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Năm nay Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiến hành tổ chức thi đánh giá năng lực (ĐGNL). Đây là một đổi mới trong công tác tuyển sinh đại học năm nay.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo Đại học và Sau đại học của ĐHQGHN về những thay đổi này.
-Thưa ông, vì sao năm 2021, ĐHQGHN lại đưa lại phương án thi đánh giá năng lực?
Trước hết xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn. Với những thay đổi trong Luật giáo dục đại học, việc tuyển sinh được giao tự chủ cho các trường đại học.
Hiện nay tuyệt đại đa số các trường đại học chủ yếu vẫn sử dụng kết quả kỳ thi THPT để xét tuyển đại học.
Về cơ bản kỳ thi THPT hướng tới mục tiêu chỉ phục vụ tốt nghiệp THPT, do đó về lâu dài các trường đại học phải chủ động có phương án tuyển sinh riêng của mình.
Đặc biệt với các trường đại học lớn, lâu đời, có uy tín và xếp hạng cao, có nhiều ngành nghề có sức hút thí sinh và tính cạnh tranh cao thì rất cần một kỳ thi để phân loại, tuyển chọn được những sinh viên có chất lượng đầu vào tốt.
Với truyền thống, đội ngũ, kinh nghiệm sẵn có, ĐHQGHN chủ động khởi động lại kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT với nhiều mục đích, trong đó có mục tiêu trước mắt sử dụng kết quả kỳ thì này như bổ sung thêm một phương án tuyển sinh đại học, song song với sử dụng kết quả kỳ thi THPT và các phương thức tuyển sinh khác như đã được triển khai trong những năm vừa qua.
Mặt khác, bài thi đánh giá năng lực kết quả học tập bậc THPT còn phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: (i) Đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới;
(ii) Định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền tảng kiến thức và năng lực cá nhân;
(iii) Kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ năng, thái độ của người học;
(iv) Các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước tham khảo phục vụ công tác tuyển sinh đại học, đào tạo nghề phù hợp;
(v) Đánh giá chung về kết quả học tập bậc THPT và phân tích, dự báo kết quả học tập bậc đại học của người học; (vi) Làm một trong những căn cứ quan trọng để xếp loại các trường THPT, (vii) Góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách quốc gia về giáo dục đào tạo.
Việc hoàn thiện và duy trì bài thi ĐGNL nằm trong chiến lược lâu dài của ĐHQGHN.
-Thưa ông, kỳ thi đánh giá năng lực tới đây có khác kỳ thi năng lực mà trường ĐHQGHN đã thực hiện trước, đâu là điểm khác biệt nhất?
Có khác nhau. Trước hết về mục đích: Kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2015, 2016 của ĐHQGHN là để tuyển sinh đại học.
Kỳ thi ĐGNL lần này được đổi mới, phù hợp với những điều chỉnh mới trong chương trinh giáo dục phổ thông, đồng thời có thể sử dụng nhằm đa mục đích khác nhau như tôi đã đề cập ở trên.
Trên cơ sở kế thừa ma trận đề thi, mô hình triển khai thi năm 2016, bài thi ĐGNL học sinh THPT tới đây sẽ được điều chỉnh, dự kiến gồm 3 phần: Tư duy định tính (50 câu hỏi, 60 phút), Tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút), Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).
Về cơ bản cấu trúc bài thi kế thừa trên 90% dạng thức bài thi của năm 2016, có 3 điểm mới: Phần Lựa chọn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội sẽ gộp lại thành 1 phần Khoa học (bắt buộc) với thời gian 60 phút, 50 câu hỏi.
Tổng điểm bài thi là 150 điểm. Điểm bài thi gồm điểm tổng và 3 đầu điểm thành phần: Tư duy định tính, Tư duy định lượng, Khoa học. Mỗi phần 50 điểm.
Năm 2021 tăng số câu hỏi điền đáp án thêm 3 câu ở phần Khoa học (để giảm khả năng đoán mò của thí sinh). Tổng số câu hỏi điền đáp án là 18 câu.
Bài thi đáng giá năng lực học sinh THPT vẫn là thi trên máy tính, và được gán mã Q00. Về phương thức chấm điểm như cũ, mỗi câu đúng được 1 điểm, câu sai không được điểm.
-Ông có thể nói rõ hơn về cách tổ chức thời gian, địa điểm tổ chức kỳ thi này được không?
Cách thức tổ chức thi có nhiều cải tiến mới: Năm 2021, dự kiến sẽ tổ chức thi cho 1.000 - 2.000 thí sinh/đợt với khoảng 4-5 đợt/năm tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký.
Ngoài ra, cách thức tổ chức thi có nhiều cải tiến mới: Thí sinh tự chọn ngày thi, giờ thi, ca thi, Thí sinh được thay đổi ca thi trước 14 ngày dự thi.
Thí sinh tra cứu thông tin dự thi, kết quả thi trên tài khoản của thí sinh tại Cổng thông thi Khảo thí. Năm 2021 dự kiến chỉ thi ở Trung tâm Khảo thí và địa điểm thứ hai là Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN,
Thời gian làm bài thi ĐGNL học sinh THPT dự kiến là 195 phút. Mỗi thí sinh sử dụng 1 mã đề thi độc lập. Thí sinh hoàn thành bài thi ĐGNL trong một buổi thi của mỗi đợt thi; quá trình đăng ký dự thi, phân phòng thi và tổ chức các đợt thi vận hành chuyên nghiệp.
-Cách ra đề và bố cục đề thi có gì đặc sắc không thưa ông ?
Các câu hỏi sử dụng cho bài thi ĐGNL được tinh chỉnh, lựa chọn theo khối kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành tương ứng với 3 nhóm năng lực xác định: Nhóm 1 là sáng tạo và giải quyết vấn đề. Nhóm 2 về Năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu. Nhóm 3 là tự học, khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên – xã hội).
So với đề thi ĐGNL năm 2016, cấu trúc đề thi dự kiến 2 phần Toán và Ngữ văn sẽ được giữ nguyên và tinh chỉnh cho tốt hơn về chất lượng và tăng số lượng câu hỏi; phần 3: KHTN và KHXH như của năm 2016 được tinh chuyển thành phần thi Khoa học (gồm cả tự nhiên và xã hội).
Số lượng câu hỏi cho ngân hàng đề thi dự kiến đạt 15.500 câu và với đội ngũ ra đề có kinh nghiệm, chuyên nghiệp. ĐHQGHN cố gắng cao nhất để có được bộ đề nguồn chất lượng cao (kỳ vọng sẽ chất lượng và phân loại tốt hơn năm 2015/2016).
-Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được sử dụng như thế nào, thí sinh sẽ phải làm gì thưa ông?
Khác với năm 2015, 2016 chỉ xét tuyển bằng kết quả bài thi ĐGNL. Lần này, kết quả của kỳ thi ĐGNL sẽ được sử dụng chỉ như một phương án xét tuyển bổ sung, song song với phương thức xét tuyển theo điểm của kỳ thi THPT và các phương thức khác đã được ĐHQGHN triển khai trong năm 2020.
Thí sinh được quyền lựa chọn để có thể đăng ký tuyển sinh vào đại học ở ĐHQGHN bằng kết quả bài thi ĐGNL trong số chỉ tiêu được phân bổ tuyển theo phương thức này.
Số lượng chỉ tiêu xét tuyển theo điểm của bài thi ĐGNL do các cơ sở đào tạo đại học của ĐHQGHN xem xét quyết định, và sẽ được công bố công khai trong Đề án tuyển sinh đại học 2021 của ĐHQGHN.
-Với kết quả thi đánh giá năng lực này, các trường đại học khác có thể sử dụng để xét tuyển hay không thưa GS?
Kết quả của kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN năm 2015/2016 đã được một số trường đại học khác sử dụng để xét tuyển đại học. Năm nay các câu hỏi của bài thi ĐGNL được cải tiến tốt hơn, vì vậy tôi tin tưởng sẽ có nhiều trường đại học khác ngoài ĐHQGHN sử dụng kết quả bài thi ĐGNL này như một phương án xét tuyển sinh đại học. Như vậy vừa hiệu quả, như một kênh bổ sung để chọn được sinh viên đầu vào có chất lượng tốt, lại vừa tiết kiệm, đỡ tốn kém cho nhà trường và thí sinh.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.
Hạnh phúc trong giáo dục dần trở thành xu hướng và là mục tiêu trọng tâm của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về Tâm - Trí – Lực. Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.