Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX: Kỳ vọng về một thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ tư, 23/09/2020 07:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ những quyết sách mạnh mẽ, đúng, trúng và kịp thời, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ Hà Nam chính là ‘bệ phóng’ vững chắc góp phần hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, làm nên một nhiệm kỳ mới thành công tốt đẹp.

5 Nghị quyết tạo dấu ấn nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ 2015 – 2020 là một chặng đường với những mốc phát triển ấn tượng. Việc tổ chức, triển khai thực hiện 5 nghị quyết chuyên đề đã để lại dấu ấn đậm nét trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân  đạt 10,1%/năm, cao thứ 2 khu vực Đồng bằng sông Hồng và thứ 4 toàn quốc; quy mô kinh tế năm 2020  ước đạt trên 36.700 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2015; cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 27,5%, nông lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 9,5%;  GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 66,6 triệu đồng (bằng mức bình quân chung của cả nước).

Thành công của Nghị quyết 05 về đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam. Cùng với đó, các đề án phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống được triển khai. Nhiều sản phẩm truyền thống của Hà Nam đã khẳng định giá trị và có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.

Sự đổi thay trong nông nghiệp, nông thôn cũng chính là thành quả mà chương trình nông thôn mới mang lại cho Hà Nam. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp. Đến nay, toàn tỉnh đã có 100% các xã, 6/6 huyện, thành phố, thị xã được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 01 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 52,5 triệu đồng/năm, gấp 1,78 lần so với năm 2015.

Phát triển công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy, là một dấu ấn trong nhiệm kỳ. Hoạt động sản xuất công nghiệp được mở rộng và đạt mức tăng trưởng cao. Công nghiệp Hà Nam hướng đến tăng tỷ trọng công nghiệp hỗ trợ chế tạo chế biến, nhiều sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 ước đạt 470 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 14,4%/năm. Tỷ trọng ngành Công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế tăng từ 57% năm 2015 lên 63% năm 2020. Trong vòng 5 năm qua, tỉnh đã phát triển mới 3.020 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 45 nghìn tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn đến hết năm 2020 lên 6.770 doanh nghiệp.

Việc thực hiện thành công Nghị quyết 07 đã đưa Hà Nam trở thành điểm kết nối của các hoạt động thương mại – dịch vụ. Với nhiều dự án lớn đã hoàn thành và đưa vào hoạt động như: Khách sạn Mường Thanh, Trung tâm thương mại Vincom, sân golf Kim Bảng. Cùng các khu trung tâm Y tế chất lượng cao, Khu Đại học Nam Cao, đang hoàn thiện hạ tầng. Góp phần xây dựng Hà Nam trở thành “Điểm đến hấp dẫn”, thu hút các nhà đầu tư, lực lượng lao động, du khách trong và ngoài nước đến sinh sống, làm việc, tìm hiểu môi trường đầu tư và kinh doanh.  

Cơ sở hạ tầng đồng bộ được xác định là đường băng để các hoạt động phát triển kinh tế cất cánh. 5 năm qua, diện mạo từ khu vực nông thôn tới thành thị Hà Nam có nhiều khởi sắc. Trong đó phải kể đến sự thay đổi hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ với nhiều tuyến tỉnh lộ, đường vành đai, đường cao tốc được đưa vào sử dụng đã tạo nên hệ thống giao thông liên hoàn, hiện đại tạo đà cho thúc đẩy kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên đại bàn tỉnh.

Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy cùng chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Nam và chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn đã làm thay đổi diện mạo đô thị Hà Nam. Đến hết năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 37,15%. Năm 2018 thành phố Phủ Lý được công nhận là đô thị loại II. Tháng 1/2020 thành lập thị xã Duy Tiên và Thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm; hình thành 09 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V. Đồng thời từng bước triển khai lộ trình đưa huyện Kim Bảng là đô thị loại IV.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy (ảnh st)

Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy (ảnh st)

Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã được tỉnh cụ thể thành xây dựng con người Hà Nam phát triển toàn diện gắn với Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và phong trào xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống tinh thần nhân dân. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 88,5%, tỷ lệ khu dân cư chuẩn văn hóa đạt 81,36%. Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư. Thể thao thành tích cao đạt bước tiến vượt bậc cả về chất lượng và số lượng huy chương.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống được chú trọng với 2 di tích quốc gia đặc biệt được công nhận; gần 40 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh. 8 di sản được ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia và 4 cuộc Hội thảo khoa học về Hà Nam văn hiến được tổ chức thành công.

Nổi bật trong 5 năm qua là việc quảng bá hình ảnh đất và người Hà Nam thông qua các lễ hội truyền thống và hoạt động xúc tiến du lịch. Điểm nhấn là Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc được đưa vào khai thác đón khách, phục vụ Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019 cùng hệ thống danh lam thắng cảnh được đầu tư đồng bộ đã từng bước đưa du lịch Hà Nam trở thành điểm đến trên bản đồ du lịch đất nước.

Kỳ vọng về một thành phố trực thuộc Trung ương

Cụ thể, bước vào chặng đường 5 năm tới, Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đến năm 2025, có tốc độ tăng trưởng GRDP trên 10%, tự cân đối ngân sách, GRDP bình quân đầu người cao hơn mức bình quân chung của cả nước; đến năm 2030, có tốc độ tăng trưởng GRDP nằm trong tốp đầu của vùng đồng bằng sông Hồng; có điều tiết ngân sách về Trung ương và đến năm 2035, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhiệm kỳ 2020-2025 đặt ra những mục tiêu cụ thể (ảnh st)

Nhiệm kỳ 2020-2025 đặt ra những mục tiêu cụ thể (ảnh st)

Theo bà Lê Thị Thủy – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, để những mục tiêu trên trở thành hiện thực, Đảng bộ tỉnh Hà Nam tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, tập trung vào ba khâu đột phá là: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát huy lợi thế liên kết vùng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, trong tâm là phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Thứ hai, đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Thứ ba, tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tăng cường ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Để thực hiện các nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2020-2025, Báo cáo Chính trị của Đảng bộ tỉnh đã đề cập giải pháp thực hiện. Bên cạnh giải pháp về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhóm giải pháp về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội được chỉ rõ.

Theo đó, Hà Nam tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh; xây dựng nông thôn mới bền vững.

Phấn đấu giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp-thủy sản tăng bình quân 2%/năm; đến 2025, ngành nông nghiệp chiếm 5,6% tổng cơ cấu kinh tế của tỉnh, chăn nuôi-thủy sản chiếm 55%, trồng trọt-lâm nghiệp chiếm 35%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 10% trong cơ cấu nội bộ ngành. Phấn đấu đến 2025, giá trị sản phẩm/diện tích canh tác đạt 150 triệu đồng/ha/năm…

Giải pháp thứ hai, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo; đẩy mạnh thu hút các dự án công nghệ hiện đại, hiệu quả cao tạo động lực tăng trưởng nhanh, bền vững.

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,5%/năm; đến năm 2025, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 221.000 tỷ đồng.

Giải pháp thứ ba, đẩy mạnh công tác thanh tra, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Với niềm tin tưởng sâu sắc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tỉnh Hà Nam tiếp tục đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đưa Hà Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới, ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Trâm Anh

Tin khác

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

(CLO) Ngày 16/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện các nội dung kết luận sau lần kiểm tra ngày 28/2/2024 đối với Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Tin tức
Triển khai hiệu quả các dự án hợp tác, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Cuba

Triển khai hiệu quả các dự án hợp tác, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Cuba

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh sự cần thiết tạo cơ chế, biện pháp tháo gỡ khó khăn và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư song phương, triển khai hiệu quả các dự án hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, qua đó góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Cuba.

Tin tức
Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ thanh kiểm tra, xử lý nghiêm doanh nghiệp thao túng thị trường vàng

Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ thanh kiểm tra, xử lý nghiêm doanh nghiệp thao túng thị trường vàng

(CLO) Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Tin tức
Hà Nội tập trung nguồn lực hoàn thành 7 dự án đường vành đai, các trục đường hướng tâm, kết nối vùng

Hà Nội tập trung nguồn lực hoàn thành 7 dự án đường vành đai, các trục đường hướng tâm, kết nối vùng

(CLO) Thành phố Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực để hoàn thành 7 dự án đường vành đai, các trục đường hướng tâm, kết nối vùng. Đồng thời thành phố cũng chuyển đổi các phương tiện xanh, sạch; nâng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến 2025-2026 lên khoảng 30%. 

Tin tức
Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ ngày 1/7

Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ ngày 1/7

(CLO) Bộ Nội vụ thống nhất sự cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thực hiện từ ngày 1/7/2024.

Tin tức