(CLO) Góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhân dân và cử tri tỉnh Hải Dương đã thẳng thắn nêu ra những quan điểm nhằm góp phần xây dựng, thúc đẩy bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Ông Nguyễn Thế Trường (Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi tỉnh) cho rằng: Phương hướng, nhiệm vụ thời kỳ tới cần nhấn mạnh hơn nữa vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh.
Dự thảo Báo cáo chính trị (BCCT) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ XVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã thể hiện đúng những thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh trong nhiệm kỳ qua một cách khá cụ thể, chính xác và phong phú. Dự thảo BCCT cũng đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm rất quý báu trong quá trình Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ.
Nhưng theo ông Trường, về những kinh nghiệm, bài học vừa qua cũng như phương hướng, nhiệm vụ thời kỳ tới cần nhấn mạnh hơn nữa vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh.
Những nhiệm kỳ trước, Hải Dương đều có những “điểm nóng” khiếu kiện đông người, vượt cấp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người dân cũng như sự lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những mâu thuẫn nội bộ nhân dân thường là về vấn đề đất đai, môi trường, đụng chạm đến lợi ích cá nhân, cục bộ...
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, khi chuẩn bị triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương và Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập các thôn, khu dân cư đã có không ít luồng dư luận băn khoăn, lo lắng. Bởi đây là vấn đề phức tạp, không chỉ đụng chạm đến con người mà còn là sự cố kết làng xã từ lâu đời, hàm chứa trong đó là rất nhiều vấn đề về phong tục, tập quán, lịch sử, tên làng, tên xã… Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, chỉ trong thời gian không dài, tỉnh đã sắp xếp, sáp nhập xong 55 đơn vị hành chính cấp xã thành 25 đơn vị; có huyện sáp nhập nhiều xã, có xã sáp nhập từ 3 đơn vị hành chính. Toàn tỉnh cũng sáp nhập 305 thôn, khu dân cư, chia tách 10 thôn; thành lập 178 thôn, khu dân cư mới, từ đó giảm được 135 thôn, khu dân cư so với trước. Cùng với đó là kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể phù hợp với đơn vị hành chính xã, thôn, khu dân cư.
Nếu không có sự đồng thuận cao của nhân dân thì làm sao có được kết quả ấy. Trong bài viết mới đây của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới", sau khi nêu lại những thành quả cực kỳ to lớn trong công cuộc đổi mới 35 năm qua và 5 bài học kinh nghiệm, Tổng Bí thư viết: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, luôn xác định "dân là gốc", thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên trì thực hiện đúng nguyên tắc: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân”. Từ những kết quả của tỉnh nói trên, liên hệ với những chỉ dẫn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn quan điểm “dân là gốc”.
Vì vậy dự thảo BCCT cần thể hiện rõ hơn nữa việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong xây dựng và phát triển tỉnh Hải Dương ngày càng giàu mạnh, văn minh - ông Trường thẳng thắn.
Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức góp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (ảnh Báo HD)
Xây dựng khu nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao
Nhất trí với nội dung được trình bày trong dự thảo Báo cáo chính trị, ông Nguyễn Văn Tịnh, nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn góp ý: Trong nhiệm kỳ qua, để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ngành xây dựng nhiều dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội, vậy kết quả thực hiện các đề án, dự án đó đã được đánh giá thế nào? Kết quả thực hiện đề án, dự án đã tác động đến tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh và được đưa vào trong báo cáo như thế nào?
Trong phần nói về sản xuất nông nghiệp, đề nghị cần làm rõ tổng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trong 5 năm qua, cơ cấu giá trị của từng lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP của tỉnh, có so sánh với nhiệm kỳ trước và mục tiêu đề ra.
Đề nghị bổ sung thêm vào phần nhiệm vụ và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cụ thể, xây dựng khu nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao, có giá trị hàng hóa lớn đối với trồng trọt sản phẩm công nghệ cao chiếm từ 45-50%, chăn nuôi 50-60%, thủy sản 30%.
Tiếp tục quy hoạch xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi thủy sản, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm dần sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ hiệu quả thấp. Có cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp liên kết với nông dân, hình thành chuỗi liên kết giá trị từ đồng ruộng, chuồng trại, ao nuôi tới bàn ăn.
Trên cơ sở tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng an toàn sinh học, VietGAP, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nhất là khu nông nghiệp chất lượng cao. Tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống trạm bơm, kênh tưới tiêu để chủ động cho sản xuất, khu công nghiệp và dân sinh. Tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, nhất là khâu gieo cấy, thu hoạch, vận chuyển, sản xuất chăn nuôi, nuôi thủy sản, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao
Phó Giám đốc HTX Tân Minh Đức - Hoàng Anh Thư cho rằng, trong nhiệm kỳ mới tỉnh có kế hoạch hành động cụ thể, tiếp tục có các dự án, đề án để đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tiếp tục có cơ chế hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong tích tụ ruộng đất, dần xóa bỏ sản xuất manh mún, kém hiệu quả.
Quy hoạch và xây dựng vùng trọng điểm, chuyên canh sản xuất hàng hóa với quy mô lớn. Chú trọng tới phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương nhằm phát huy lợi thế xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Thường xuyên tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực để người tiêu dùng trong cả nước biết tới. Khuyến khích đổi mới tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, dần hình thành các liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững.
3 việc cần làm ngay để đổi mới giáo dục
Để tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Thanh Nghị (Gia Lộc) - Nguyễn Thị Hoài cho rằng, Ban Chấp hành Đảng bộ khóa mới cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng đội ngũ nhà giáo. Mặc dù tỉnh đã quan tâm đến việc này song hiện nay số giáo viên trong nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu. Do đó, trước hết cần tuyển đủ số lượng giáo viên theo quy định, từng bước đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Yếu tố thứ hai cũng sẽ quyết định tới xây dựng nền giáo dục thực chất, đó là tài chính và cơ sở vật chất. Nhà giáo có nhiệt huyết đến đâu, nếu không có sự động viên về vật chất và tinh thần thì sẽ không nuôi dưỡng được ngọn lửa yêu nghề mến trẻ. Cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, hiện đại không chỉ là nền tảng cho nhà giáo phát huy hết tài năng của mình mà còn giúp học sinh có hứng thú trong học tập, yêu trường, yêu lớp và tích cực học tập hơn.
Người đứng đầu đơn vị là yếu tố thứ ba quyết định tới chất lượng giáo dục có thực chất hay không. Người đứng đầu đơn vị phải là người có tâm và tầm, nhanh nhạy trước xu thế thời đại, vận dụng linh hoạt vào thực tế đơn vị, phải đặt lợi ích tập thể lên trên hết và đặc biệt phải là chỗ dựa tin cậy cho tập thể sư phạm nhà trường. Người đứng đầu không chỉ chuẩn mực về giao tiếp ứng xử mà còn là người truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên trong điều kiện hiện có của đơn vị. Nói tóm lại người đứng đầu không chỉ là nhà quản lý mà còn là nhà tâm lý học.
Không thu hút dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Ông Nguyễn Hữu Sang, Khu dân cư số 5, Phường Trần Hưng Đạo đề nghị: Cần nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án.
Thời gian qua, thu hút đầu tư của tỉnh chưa chọn lọc triệt để dẫn đến có những doanh nghiệp sản xuất phát sinh ô nhiễm, thậm chí gây nhiễm độc nghiêm trọng cho người lao động như vụ việc tại Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam ở cụm công nghiệp Ngũ Hùng - Thanh Giang (Thanh Miện).
Vẫn còn không ít nhà đầu tư, dự án đã được cấp phép 5-10 năm nhưng bỏ hoang đất, không triển khai xây dựng, chậm tiến độ hoặc sử dụng đất sai mục đích gây lãng phí. Việc cải thiện môi trường đầu tư chưa hiệu quả, nhiều nhà đầu tư và tập đoàn lớn, có tiềm lực tài chính vững mạnh đến tìm hiểu nhưng không hợp tác, đầu tư...
Nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025, tôi tán thành với giải pháp định hướng là ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái... Mặc dù vậy, nếu chỉ định hướng chung như vậy mà không có quy định, chính sách cụ thể, không đề ra chế tài xử lý khi vi phạm thì những hạn chế đã nêu khó được khắc phục. Tôi đề xuất dự thảo Báo cáo chính trị cần nêu rõ không thu hút các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Cùng với đó, cần nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án. Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có liên quan khi để xảy ra tình trạng doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường - ông Sang cho biết.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.
(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.
(CLO) Với thành tích tốt tại vòng loại futsal nữ châu Á 2025, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được cộng thêm 15.32 điểm, tiếp tục duy trì thứ hạng 11 thế giới, hạng 4 châu Á.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm đến những vấn đề có thể phát sinh khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp theo chủ trương mới để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm liên tục, không xảy ra khoảng trống, vướng mắc.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Sáng 4/4 (giờ Washington D.C), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng định cuộc điện đàm “hiệu quả” đồng thời cảm ơn thiện chí của nhà lãnh đạo Việt Nam.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6/4/2025. Ngày 4/4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.