(CLO) Trong Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) được tổ chức sáng ngày 24/5 vừa qua, nhiều cổ đông dù bị ngăn cản nhưng vẫn thẳng thắn chỉ ra những sai phạm của HĐQT và ra sức bênh vực cho quyền lợi của đại đa số cổ đông. Quá nhiều bài học đau xót rút ra từ ĐHCĐ có một không hai này.
[caption id="attachment_99869" align="aligncenter" width="650"]
Ông Ngô Thanh Tùng, Thành viên HĐQT Eximbank (bên trái) và ông Lê Minh Quốc, Chủ tịch HĐQT Eximbank đều đến từ công ty vận tải biển Âu Lạc.[/caption]
Cổ đông mất niềm tin vào HĐQT
Có lẽ trong lịch sử ngân hàng chưa có một ĐHCĐ nào mà vấp phải sóng gió ngay từ giờ khắc đầu tiên. Khi 5 người đã yên vị trên bàn chủ tọa nhưng đã vấp phải ý kiến gay gắt “mời xuống” từ phía cổ đông bởi những người điều hành đã làm sai quy chế đại hội.
Cổ đông xin được có ý kiến nhưng những người điều hành Đại hội không cho họ được nói, ngắt micro. Bức xúc quá, họ xông thẳng đến bàn Đoàn Chủ tịch để phản đối việc làm sai trái. Trước cảnh tượng hỗn loạn, nhiều cổ đông đã bức xúc đứng lên thẳng thắn chia sẻ những cái sai của Đoàn Chủ tịch. Cụ thể, một cổ đông lâu năm tại ngân hàng Eximbank là ông Đặng Phước Dừa đã thẳng thắn chỉ ra: “Các vị có biết vì sao mà Đại hội lại diễn ra hỗn loạn như vậy không? Đó chính là cổ đông mất niềm tin vào HĐQT. Vì làm chưa đúng thì chưa có niềm tin!”. Cả hội trường vỗ tay rào rào vì chia sẻ đầy tâm huyết này của cổ đông Đặng Phước Dừa.
Từ câu chuyện không chia cổ tức, đến những khoản lỗ lũy kế và trách nhiệm của những người điều hành cũ, cũng như thù lao “khủng” của lãnh đạo. Cùng với đó, cổ phiếu Eximbank bị rơi vào diện cảnh báo mà trong kế hoạch năm 2016, Ban lãnh đạo cũng không có phương án nào thoát ra khỏi việc này; hay những sai phạm về kết quả bầu cử tại ĐHCĐ bất thường vào tháng 12/2015 vừa qua chưa được làm rõ… đều không được Đoàn chủ tịch trả lời thỏa đáng. Chính kiến những điều này, đã khiến các cổ đông khá thất vọng.
Đề nghị bãi nhiệm HĐQT
Không chỉ lúng túng trong việc điều hành ĐHCĐ mà Đoàn Chủ tịch còn có dấu hiệu coi thường cổ đông như hạn chế quyền được phát biểu, những ý kiến không được trả lời thỏa đáng thay vào đó là “ru ngủ” cổ đông bằng những lời lẽ ngọt ngào bao biện, tránh né trả lời của ông Ngô Thanh Tùng, Thành viên HĐQT Eximbank.
[caption id="attachment_99867" align="aligncenter" width="650"]
Bà Ngô Thu Thúy, Cố vấn cao cấp HĐQT Eximbank có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư trường học và kinh doanh vận tải biển.[/caption]
Nhận thấy có nhiều điều bất ổn, ông Đặng Phước Dừa, nguyên thành viên HĐQT Eximbank thẳng thắn nói: “Tôi đề nghị bãi nhiệm 9 thành viên HĐQT hiện tại vì cách hành xử của Chủ tọa đoàn không tôn trọng cổ đông”. Ý kiến này của ông Dừa đã nhận được sự tán thưởng nhiệt tình của nhiều cổ đông tại có mặt tại hội trường. Một cổ đông khác sở hữu cổ phần Eximbank trên 15 năm cũng thẳng thắn nêu rõ việc ông Lê Minh Quốc không xứng đáng làm Chủ tịch HĐQT Eximbank vì ông này được bầu cử nhờ quá trình gian lận phiếu bầu, báo chí đã phanh phui trước đó. Đến lúc này, thay vì trả lời cổ đông, cả ông Lê Minh Quốc và ông Ngô Thanh Tùng đều chọn cách tránh né trả lời cổ đông, càng khiến mọi người bức xúc tột độ.
Ngoài ra, rất nhiều cổ đông thể hiện thái độ bất bình khi ngày 15/12/2015, Nghị quyết của ĐHCĐ bất thường đã quy định HĐQT Eximbank là 11 thành viên, Điều lệ của Eximbank cũng ghi rõ tối đa là 11 thành viên. Nhưng HĐQT đã làm theo đề nghị của nhóm cổ đông nước ngoài, bắt cổ đông lựa chọn tối đa 9 hay 11 thành viên. Liệu có đúng không?. “Dường như Nghị quyết của HĐQT Eximbank hiện tại cao hơn Nghị quyết của ĐHCĐ bất thường năm 2015. Rõ ràng là HĐQT quá xem thường ĐHCĐ” - một cổ đông tên Thanh bức xúc nói.
Cũng cần lưu ý, ông Lê Minh Quốc cũng giống như các thành viên HĐQT khác tại Eximbank không sở hữu hoặc sở hữu rất ít cổ phiếu ngân hàng này. Các thành viên HĐQT không sở hữu cổ phiếu cá nhân hoặc sở hữu rất ít cổ phiếu tại thời điểm ngày 19/11/2015 gồm: ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết, ông Ngô Thanh Tùng, ông Đặng Anh Mai, ông Nguyễn Quang Thông, ông Yasuhiro Saitoh và ông Lê Minh Quốc.
Những bài học đau xót
Sau những chia sẻ tâm can thì giờ giải lao, rất nhiều cổ đông vui mừng và đã xoay quanh trò chuyện, cảm ơn những người đã mạnh dạn phát biểu trong đại hội, nói lên tâm tư của đại đa số cổ đông.
Vấn đề lớn nhất mà ĐHCĐ để lại trong tâm trí giới tài chính ngân hàng Việt Nam chính là sự phác họa rõ nét về cách điều hành đại hội yếu kém của HĐQT Eximbank. Mọi người cũng hiểu ra rằng, một doanh nghiệp cổ phần chỉ hoạt động hiệu quả nếu như quyền lợi của các nhóm cổ đông hài hòa, người điều hành doanh nghiệp biết rằng mình chỉ là những người làm thuê cho cổ đông.
Cuối cùng, một ngân hàng muốn hoạt động tốt phải được xây dựng từ nền tảng nguồn nhân lực, từ những con người có văn hóa và đạo đức, và trên hết, phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng chứ không phải ngành nghề khác như kinh doanh trường học hay vận tải biển.
[caption id="attachment_99868" align="aligncenter" width="650"]
Một người tự xưng là Đơn vị Tổ chức sự kiện ĐHCĐ thường niên Eximbank.[/caption]
Bài học lịch sử trong vài năm vừa qua đã cho thấy nhiều ngân hàng bị âm vốn chủ sở hữu, bị rút ruột và ban lãnh đạo ngân hàng đi tù bởi những người quản trị trái ngành. Câu chuyện về Phạm Công Danh và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Hà Văn Thắm và Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank)… đều là những bài học kinh nghiệm đau xót cần rút ra. Các cổ đông cũng hy vọng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng cần sớm ngăn chặn các hành động thao túng ngân hàng Eximbank của những người không có tiền, không có kinh nghiệm quản lý ngành ngân hàng như tại Eximbank. “Đừng để dư luận cảnh báo quá nhiều mà Ngân hàng Nhà nước vẫn dửng dưng, để rồi hậu quả là các ngân hàng bị thu mua 0 đồng khiến cổ đông đau xót như tại VNCB, Oceanbank” - một cổ đông tên Bình chia sẻ.
[su_note note_color="#f3eff3" text_color="#020202"]
Không khắc phục sai phạm, HĐQT Eximbank chỉ tìm cách đối phó
Trao đổi với PV, một thành viên HĐQT và một Giám đốc Eximbank chia sẻ về các dấu hiệu bất thường tại Eximbank đều liên quan đến Công ty Cổ phần Âu Lạc (do bà Ngô Thu Thúy làm Chủ tịch HĐQT, bà Thúy cũng đồng thời là Cố vấn HĐQT Eximbank). Kể từ khi ông Lê Minh Quốc nắm quyền Chủ tịch HĐQT Eximbank, một số nhân sự tại Công ty Âu Lạc cũng “sát cánh” Eximbank. Nhiều nhân sự cấp cao làm việc hàng chục năm tại Eximbank bị cắt chức một cách trái luật. Ông Ngô Thanh Tùng (cũng là Thành viên HĐQT Công ty Âu Lạc) ngoài việc nắm quyền Thành viên HĐQT Eximbank cũng “bao thầu” luôn chức Luật sư trưởng ngân hàng nhiều “màu mỡ”.
Sau 4 tháng không làm được một lợi ích nào cụ thể nhưng HĐQT Eximbank lại tỏ ra nhiệt tình mong muốn được “nắm giữ mọi quyền” về đầu tư xây dựng cao ốc tại khu đất số 7 Lê Thị Hồng Gấm, vốn là một khu đất vàng của ngân hàng. “Bà Thúy và ông Tùng còn thường xuyên vẽ ra khả năng hợp tác đầu tư xây dựng khu đất vàng này trong khi ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn tài chính. Ngay cả khi báo chí phản ánh tiêu cực của ngân hàng, thay vì phải tiếp thu và sửa chữa sai lầm, ông Ngô Thanh Tùng còn liên tục chỉ đạo phải chi tiền quảng cáo, trả tiền cho các phóng viên báo viết bài PR lố bịch, tô hồng vai trò HĐQT và đề cao cá nhân ông Tùng. Nhiều trăm triệu đồng của ngân hàng đã phải chi trả cho việc “tô vẽ” vai trò cá nhân của ông Ngô Thanh Tùng một cách lộ liễu. Ngay cả ĐHCĐ thường niên ngân hàng cũng không được trực tiếp tổ chức, phải chi tiền trả cho một công ty sân sau do Chủ tịch Lê Minh Quốc chỉ định - thật là đau xót !” - một thành viên Ban Điều hành Eximbank tiết lộ.[/su_note]
Thoa Nguyễn