(CLO) Ngày 7/10/2023, “Đại hội liên ngành công nghiệp du lịch Quốc gia” - “National Tourism Industry Summit” lần thứ nhất sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, số 1 đường Phạm Hùng - Hà Nội.
Sự kiện do Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp tổ chức cùng với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam – Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, UBND các tỉnh thành phố, các cơ quan, sở ban ngành và các tổ chức doanh nghiệp có uy tín. Chương trình được tổ chức nhân Ngày Du lịch Thế giới (27/9) và Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Trong những năm qua, ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành, cơ sở lưu trú ngày càng lớn mạnh. Hạ tầng du lịch được nhà nước, xã hội quan tâm đầu tư. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới. Khách du lịch quốc tế, trong nước và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước.
Đại hội liên ngành công nghiệp du lịch Quốc gia lần đầu được tổ chức.
Du lịch góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Du lịch cũng là công cụ góp phần giảm tụt hậu, chênh lệch giàu nghèo cho những vùng xa xôi, còn ít điều kiện để phát triển, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Theo thống kê, ngành Du lịch đóng góp ước tính 9,2% tổng sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho gần 5 triệu người trong các lĩnh vực phụ trợ của du lịch và liên ngành. Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong lịch sử hơn 60 năm ngành Du lịch Việt Nam.
Đại hội liên ngành công nghiệp du lịch Quốc gia lần thứ nhất được tổ chức với hy vọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển xã hội hóa du lịch. Ngày Du lịch Thế giới năm 2023: Hướng tới du lịch và đầu tư xanh. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030 đưa ra định hướng "Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường".
Đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia khẳng định: “Du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn khai thác tài nguyên du lịch, là giải pháp căn cơ tháo gỡ những hạn chế, yếu kém, Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP hưởng ứng Nghị quyết 08-NQ/TW đến các cấp, các ngành phối hợp cùng doanh nghiệp, người dân, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch hướng dẫn, chỉ đạo. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Việt Nam thực sự là ngành kinh tế trọng tâm, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Việt Nam nên tiếp tục tạo nên dấu ấn về phát triển kinh tế, bằng cách sáng tạo và phát triển du lịch. Đây cũng được coi là nền tảng để phát triển du lịch, có chính sách hút du khách du lịch”.
TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia
Trong khi đó, ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia, chia sẻ: “Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với các sản phẩm du lịch đa dạng, tập trung phát triển 4 dòng sản phẩm chính là du lịch biển; du lịch văn hóa, di sản; du lịch sinh thái và du lịch thành phố. Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm bổ trợ như du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch mạo hiểm, du lịch golf…
Với những nỗ lực trong việc phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá, giới thiệu điểm đến, sản phẩm, dịch vụ cùng với sự đồng hành, ủng hộ của doanh nghiệp, đối tác, cơ quan truyền thông, du lịch Việt Nam sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Tôi đánh giá cao ý tưởng của Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia đã tổ chức một chương trình đại hội ngành công nghiệp du lịch ý nghĩa này góp phần cho chương trình năm du lịch quốc gia 2023”.
Tiến sĩ Đinh Việt Hoà – Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia, Trưởng ban tổ chức Đại hội liên ngành công nghiệp du lịch Quốc gia, cho biết: “Đại hội liên ngành công nghiệp du lịch Quốc gia sẽ giới thiệu các cơ hội, với các giải pháp phát triển du lịch toàn diện; Các công nghệ đổi mới sáng tạo của ngành du lịch, các hoạt động đào tạo hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch và các hoạt động kết nối các đối tác; Chia sẻ các cơ hội giao thương; vinh danh, quảng bá thương hiệu; Truyền thông lan toả thông điệp về du lịch giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các doanh nhân quan tâm tới du lịch, văn hoá và giáo dục…”.
Theo lịch trình, Đại hội liên ngành công nghiệp du lịch Quốc gia diễn ra trong ngày 7/10, với hàng loạt sự kiện nổi bật. Trong sáng 7/10, Hội nghị thượng đỉnh công nghiệp du lịch quốc gia được tổ chức với sự tham dự của các chuyên gia du lịch trong nước và quốc tế, cũng như đại diện các địa phương. Sau đó là Bàn tròn kết nối đầu tư và thương mại du lịch.
Chiều cùng ngày là Đại hội cấp cao phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp du lịch quốc gia, với 5 chủ đề lớn được đề cập như: Y tế tái sinh và Thẩm mỹ công nghệ cao: Xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tương lai; Đổi mới sáng tạo, marketing và mở rộng thị trường cho du lịch trong thời đại số; Du lịch – xuất nhập khẩu, kết nối thương mại và pháp lý; Mạng xã hội và truyền thông số phát triển thương hiệu du lịch quốc gia; Kinh tế đêm và phát triển ẩm thực trong công nghiệp du lịch.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Từ ngày 1/5, du khách quốc tế, bao gồm cả công dân Việt Nam, bắt buộc phải khai báo nhập cảnh trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến Thái Lan.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Từ ngày 1/5, du khách quốc tế, bao gồm cả công dân Việt Nam, bắt buộc phải khai báo nhập cảnh trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến Thái Lan.
(CLO) Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho biết, đến hết tháng 3/2025, tổng số khách du lịch đến với tỉnh Lào Cai đạt 3.042.190 lượt người, tổng doanh thu đạt trên 10.000 tỷ đồng
(CLO) Mới đây, tờ Travel Off Path (Mỹ) đã dành nhiều lời tán dương cho Cát Bà, mô tả hòn đảo là "thiên đường chưa được khai phá" và "viên ngọc độc nhất và chưa bị đô thị hóa của Việt Nam".
(CLO) Chiều 1/4 tại Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên, Sở Du lịch TP Hà Nội và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Thái Nguyên.
(CLO) Tối 31/3, chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) đã hạ cánh tại sân bay Đồng Hới, đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc mở rộng kết nối hàng không quốc tế tại Quảng Bình. Sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cảng hàng không Đồng Hới và Công ty Cổ phần Hàng không VietJet (VietJet Air) tổ chức.
(CLO) Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đề xuất một số chính sách thị thực nhằm thu hút chuyên gia, nhân tài và giới siêu giàu đến Việt Nam, trong bối cảnh cạnh tranh du lịch khu vực ngày càng gay gắt.
(CLO) Đại diện Hiệp hội du lịch Thái Lan cho rằng mục tiêu đón 39-40 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay của Thái Lan sẽ khó đạt được sau trận động đất, lượng khách sẽ duy trì ở mức tương đương năm ngoái, khoảng 35,5 triệu lượt.
(CLO) Chiều 31/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về chính sách miễn thị thực đơn phương và chính sách ưu đãi thị thực với một số đối tượng; việc quay trở lại quốc tịch Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài.