Đại tướng quân và viên hạ sĩ

Thứ bảy, 02/09/2023 15:31 PM - 0 Trả lời

(NB&CL)Giữa vườn xanh, những sợi nắng chếch buổi hoàng hôn đẹp quá. Ông gọi Hà phu nhân đứng lại trong vùng nắng, nâng máy và quỳ xuống ngắm. Nhìn ông nâng chiếc máy ảnh và chăm chú lấy nét, tôi cảm giác đó là một nghệ sĩ thực thụ đang tác nghiệp, đó là một người lính đang nâng súng, thành thục đến lão luyện…

Năm năm trong quân ngũ, có 3 năm ở chiến trường Tây Nguyên ác liệt và gian khổ, ra khỏi lính tôi được đồng đội gọi là Hạ sĩ “lưu niên”. Thông thường, mỗi quân nhân trong lực lượng quân chính quy “Bắc Việt”, chỉ 6 tháng sau khi nhập ngũ (là tân binh - Binh nhì) thì được phong quân hàm từ Binh nhì lên Binh nhất, sau 12 tháng (hoặc chậm nhất là 18 tháng) sẽ từ Binh Nhất lên Hạ sĩ - ngạch đầu tiên của Hạ sĩ quan. Rồi sau đó là Trung sĩ, Thượng sĩ… lên đến cấp Đại tướng phải qua…17 lần phong quân hàm như thế. Đương nhiên, mỗi cấp hàm sẽ gắn với chức vụ được giao; và đương nhiên phải phù hợp năng lực, học vấn, trí tuệ, tư chất, tác phong, sự cống hiến… và cả may mắn nữa.

Tôi vào lính, viết đơn bằng máu của chính mình từ một mái trường Trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội - Trường Trung cấp Giao thông thủy - bộ. Bác Hồ mất, chúng tôi khóc dầm nước mắt. Tang lễ Người xong, tôi và nhiều Đoàn viên thanh niên nữa viết đơn bằng máu ra chiến trường. Để đủ cân, đủ lạng vào lính, tôi bỏ thêm một cục gạch vào chiếc quần âu rộng thùng rộng thềnh mà ông chú ruột, sau này là Nhà văn Bùi Cẩm Kỳ - một kỹ sư bưu điện - tặng cho. Bà Vân y tá của trường mắng tôi: “Bố mày! Nhóc con thế làm sao đeo nổi ba lô con cóc mà vô lính, hả?”. Tôi phải khẩn khoản với bà, rằng tôi chỉ thiếu mấy lạng thôi, các tiêu chuẩn khác đủ cả.

dai tuong quan va vien ha si hinh 1

Đại tướng và các nhà văn dự Đại hội 9 Hội Nhà văn Việt Nam. Ảnh: TL

Với trọng lượng (cả gạch, cả quần áo) 42,5kg, tôi được kết luận sức khỏe B1, đủ điều kiện nhập ngũ và tháng 12/1969, tôi có mặt trong đội hình tiểu đoàn 2B, một đơn vị độc lập của Sư đoàn 304B. Tiểu đoàn tân binh gồm 642 sinh viên các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp thuộc khu vực Hà Nội và Vĩnh Phú lên tàu từ Vĩnh Yên, sang ga Phổ Yên rồi về Cầu K ở đất Phú Bình thuộc tỉnh Bắc Thái huấn luyện.

Một chiều đầu xuân 1970, Trung đội 50 người trong đó có tôi về Sơn Tây để đặt những nhát cuốc đầu tiên khởi công xây dựng Nhà máy Q151 – nay là Z151 thuộc Cục Quản lý xe, Tổng cục Hậu cần. Rồi tôi được điều sang Trường Trung cấp Kỹ thuật xe - nay là Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật ô tô học. Tháng 12/1971, một Tiểu đoàn xe cơ giới được thành lập bổ sung cho mặt trận Tây Nguyên, tôi có mặt trong đội hình Tiểu đoàn vận tải ấy và xuyên dọc Trường Sơn vào B3 gian khổ.

Đơn vị xe chúng tôi hành quân 2 tháng ròng rã trên đường Tây Trường Sơn, dưới sự phong tỏa của không lực Mỹ với những loại máy bay trinh sát OV10, L19B và mụ “Bà già” C130 được trang bị các loại kính hồng ngoại, súng cối, pháo liên thanh 20 ly rình rập, quần thảo ngày đêm. Đó là chưa kể, chỉ một nghi ngờ nhỏ, một viên đạn chỉ điểm bằng khói tím hoặc trắng bung lên là hàng đàn phản lực, B57, B52…sẽ bu đến rỉa mồi. Có xe đã cháy, có người đã hy sinh nhưng rồi đơn vị vẫn kịp vào nơi tập kết, chấn chỉnh đội hình, lao vào tham gia các chiến dịch giải phóng Tây Nguyên mùa xuân 1972. Đó là những chiến thắng ở Đăk Tô – Tân Cảnh, những trận huyết chiến ở Kon Tum, Bến Héc… tạo đà giải phóng phần lớn Tây Nguyên.

Trước thời điểm ta hoàn toàn làm chủ bắc Kon Tum, hầu hết các xa lộ do địch kiểm soát. Các đơn vị chủ lực của Quân Giải phóng chỉ ở sâu trong rừng, lấy đêm làm ngày, lấy rừng lá lớp lớp ken dày làm nơi che chở. Từ đó hành quân ra bao vây, tập kích địch trong đồn hay địch di chuyển trên quốc lộ. Với đơn vị cơ giới chúng tôi, vào đến nơi tập kết là phải đào hầm ếch đẩy xe vào cất giấu rồi đi gùi, đi thồ, đi sửa chữa xe đạp cho các Tiểu đoàn vận tải bằng … xe đạp của ta. Chỉ sau trận Đăk Tô mới được tiếp cận, thu hồi xe quân dụng của địch phục vụ cho vận tải.

Tôi loay hoay phân trần cái chức Hạ sĩ “quèn” của mình không phải để hơn thua chuyện công lao, hưởng thụ, mà là vì một kỷ niệm không thể nào quên với vị Đại tướng kính yêu của toàn Quân, toàn Dân ta vừa ra đi về cõi vĩnh hằng.

Chỉ những ngày này, trong nỗi đau thương, nhớ tiếc của cả dân tộc và rất nhiều người trên thế giới về sự ra đi của vị Đại tướng Tổng Tư lệnh - nhân vật kiệt xuất về quân sự, sách lược; tấm gương bình dị, nhân ái, gần gũi với đồng chí, đồng đội, đồng bào; về những kỷ niệm riêng của mình (tôi) - một người lính “trơn” trong đội ngũ triệu người của Ông mà lòng nghẹn ngào không thể không ghi lại cái rất riêng của mình những lần gặp Đại tướng kính yêu.

dai tuong quan va vien ha si hinh 2

Trong khuôn viên gia đình Đại tướng (tác giả Bùi Quang Thanh đứng phía sau, mặc áo đen). Ảnh: NSNA Trần Định

Vào Tây Nguyên trước chúng tôi có cả một xưởng sửa chữa ô tô nhưng các anh ấy chưa bao giờ được thấy cái xe nhà mình nổ máy trên đường, vì vậy họ cũng được điều động gùi, thồ, làm rẫy, đốt than, săn bắt cá và thú rừng làm lương thực cho mặt trận và tất tật những gì cách mạng yêu cầu. Khác với lính chiến, hy sinh, thương tật liên tục, quân số bổ sung hàng ngày, thậm chí hàng giờ, “lính buổi mai cai lính buổi chiều” là dĩ nhiên.

Vì vậy, hầu hết chức vụ nhanh hơn cấp bậc. Riêng lính hậu cần thì… còn lâu. Không có chức vụ thì không có cấp bậc, thì cứ việc ai nấy làm. Có người vô Nam từ năm 1960 mà đến ngày giải phóng, ngót 15 năm không một lần phong quân hàm. Áo quần, nhu yếu phẩm chẳng có chu cấp nói chi đến cấp chức nọ kia. Vì vậy, chỉ lực lượng hậu cần mới biết, mới thông cảm cho nhau cái sự “chậm tiến” ấy. Và các bạn, cũng hiểu vì sao tôi, suốt 5 năm lính vẫn chỉ là Hạ sĩ “quèn”.

Cho đến trước những ngày tháng 7 năm 2001, mỗi lần đi qua số nhà 30 Hoàng Diệu, tôi vẫn được nghe bạn bè thì thầm: Đại tướng ở nơi đây. Chỉ vậy thôi mà đã tim đập bồi hồi. Nhiều khi dừng chân nán lại, ngó vào chốn cây xanh che rợp phảng phất của nơi tu tịch, nhìn những quân nhân chỉnh tề trang nghiêm túc trực trước cổng khu nhà mà lòng tôi chỉ thầm mong thấp thoáng bóng dáng Người dạo trong khuôn viên cây lá đó.

Rồi lần ấy, Đại tá, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng cho tôi xem những bức ảnh chụp về Đại tướng, rất nhiều, rất đẹp và rất sinh động. Qua ảnh, tôi biết Trần Hồng đang rất gần gũi với Đại tướng và cuộc sống thường ngày của Ông. Trần Hồng khoe với tôi là anh đang được báo Quân đội Nhân dân đặc cách vào ra Phủ Đại tướng để ghi lại cuộc sống, lao động, giao tế… của Đại tướng; vừa chuẩn bị cho những ngày sắp tới mừng sinh nhật lần thứ 90 của Ông và làm tư liệu lưu lại cho mai sau. Tôi bảo Trần Hồng, tôi có thể “quá giang” vô dinh Cụ được không? Trần Hồng rụt rè trả lời: cũng có thể.

Trần Hồng gọi điện xin ý kiến của Đại tá Huyên - thư ký của Đại tướng. Để thuyết phục vị Đại tá thư ký, Trần Hồng giới thiệu tôi là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, là cựu binh cũ từng chiến đấu ở Tây Nguyên, cũng là… nhà nhiếp ảnh ở một tờ báo văn nghệ ở miền Trung muốn tiếp cận Đại tướng để có tác phẩm nhân ngày sinh nhật Cụ (hồi đó tôi đang là phóng viên, Biên tập viên Tạp chí Hồng Lĩnh thuộc Hội Văn nghệ Hà Tĩnh). Đại tá Huyên đồng ý và hẹn buổi chiều hôm ấy, đúng 3 giờ.

Cuộc yết kiến ấy, ngoài Trần Hồng và tôi còn có nghệ sĩ Trần Định ở Việt Nam Thông tấn xã và bạn tôi, Tiến sĩ Dương Thanh Biểu vừa giữ chức Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao. Anh Biểu nguyên là Đại đội trưởng một đại đội chủ công của Trung đoàn 28, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3; đã từng là Dũng sĩ diệt Mỹ ở mặt trận Tây Nguyên những năm 70 thế kỷ trước.

Cả Trần Hồng và Trần Định đã thu xếp để anh Biểu cùng được vào thăm Đại tướng. Đại tá Huyên tiếp chúng tôi ở phòng trưng bày kỷ vật của Phủ Đại tướng. Ông bảo Đại tướng đang có khách nước ngoài, đề nghị mọi người đợi ở đây và tranh thủ xem các phòng lưu niệm. Ấn tượng của hiện vật trưng bày là những hình ảnh về Bác Hồ, là những lá cờ thắm đỏ chiến công, những lá thư, cuốn thư chúc phúc Tổng Tư lệnh của các đơn vị quân, dân, chính, đảng trong nước và cả bạn bè năm châu. Hầu hết thư, thơ, đối, vịnh… của các đơn vị quân đội đều một “Anh Văn” hai “Anh Văn”…

Tôi chợt nhận ra một điều kỳ diệu đến lý thú về hai con người Việt Nam xuất chúng ở thời đại chúng ta: Bác Hồ và Tướng Giáp. Một người vĩ đại đến mức chỉ mới 55 tuổi mà cả nước đã coi là Cha Già dân tộc, là Bác, là Cụ, là Người. Dù Bác đã về cõi tiên ngót nửa thế kỷ, những từ nhân xưng đó vẫn không hề thay đổi. Còn một người, dù đã ngót trăm tuổi, đã đeo hàm Đại tướng tổng Tư lệnh trên nửa thế kỷ thì cán bộ, chiến sĩ, đồng đội, nhân dân vẫn yêu quý, thân tình gọi bằng Anh. Đó cũng là một sự vĩ đại. Không chỉ hôm nay và chắc chắn sẽ mãi về sau, con cháu chút chít của Người vẫn yêu mến gọi bằng “Anh”: Anh Văn của chúng ta.

Mấy chục phút ấy, tôi biết mình không thể xem hết, đọc hết cả một “kho” tư liệu quý giá và nghĩ chẳng bao giờ mình còn có dịp vinh hạnh được trở lại đây, tôi chụp lấy chụp để những kỷ vật, mở máy ghi âm đọc và ghi những lời thơ, lời chúc, lời đối… mong lưu lại cho mình. Rồi Đại tướng xuất hiện ở bậc cửa phòng khách, thong thả bước xuống sân, đi sang nhà trưng bày kỷ vật, nơi mấy anh em chúng tôi thấp thỏm trông chờ. Bên Đại tướng là Hà phu nhân, phía sau có mấy người nam và nữ cùng đi xuống nữa.

Tôi lặng người ngắm Ông. Mái tóc bạc trắng, da mặt hồng hào, bộ áo quần bằng lụa màu trắng ngà mềm mại, tư thế ung dung, nét mặt tươi vui và ánh mắt nhân từ, phúc hậu. Tôi liên tưởng đến một ông tiên trong cổ tích; tôi nghĩ đến hình dáng ông nội tôi ngày xưa và chợt thấy vững tin, mọi ngại ngần e dè, xa lạ biến mất và chúng tôi mạnh bạo đi về phía Ông.

Đại tướng bắt tay mọi người, nghe giới thiệu từng vị khách không mời mà đến rồi vui vẻ nói với Đại tá Huyên, cũng là nói với chúng tôi: “Chiều đẹp thế này, chúng ta ra vườn ngồi cho thoáng”. Rồi Đại tướng đi về phía vườn sau, nơi có một bộ bàn ghế đặt ngoài trời. Ông ngồi xuống, Hà phu nhân ngồi bên trái Ông, chị Võ Hồng Anh (Con gái của Đại tướng và Liệt sĩ Nguyễn Quang Thái) ngồi cạnh Hà phu nhân. Anh Võ Điện Biên và mấy cô con gái của Đại tướng cùng đứng sau lưng bố mẹ. Đại tướng chỉ hai chiếc ghế rời đối diện bảo anh Dương Thanh Biểu và tôi ngồi xuống. Lúc này Đại tá Huyên đã xin phép đi về phòng, các anh Trần Định, Trần Hồng đang tác nghiệp với máy ảnh trên tay, trên vai. Tôi được ngồi với Đại tướng vừa sung sướng, vừa bối rối cảm động.

Anh Biểu cũng chưa biết phải nói gì thì Đại tướng hỏi: “Cán bộ nhân viên Viện Kiểm sát của chú đời sống có đỡ không?”. Được gợi ý, anh Dương Thanh Biểu mạnh dạn báo cáo sơ bộ tình hình đời sống, công việc của ngành Kiểm sát với Ông. Đại tướng chăm chú nghe, đôi mắt nhìn thẳng vào người nói chuyện, đầu gật nhẹ, khuyến khích. Ông hỏi anh Biểu về thông tin một số quan chức, cán bộ ngành công an, báo chí, kiểm sát dính vào một số vụ tiêu cực trong các vụ án Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh, Ông tỏ ý buồn khi nghe những thông tin đó.

Đại tướng hỏi chúng tôi mà như trò chuyện thân tình giữa ông cháu, về nghề nghiệp làm báo, viết văn, hỏi về những tháng ngày tham gia quân đội. Dương Thanh Biểu say sưa kể cho Ông và Hà phu nhân nghe những ngày ở Tây Nguyên đánh giặc, mắt ông sáng lên, trẻ trung và đồng cảm. Tôi không dám nói gì vì ngại kể về mình, một chàng lính “trơn” từ chiến trường ra và cũng chỉ được làm Lính Cụ Hồ có 5 năm, so với bao người khác mình đâu dám múa rìu qua mắt thợ. Nhất là ngồi trước vị Đại tướng lừng danh.

Nghệ sĩ Trần Định rất biết mong muốn của chúng tôi là được chụp ảnh với Đại tướng. Anh đi ra phía sau lưng Ông, lễ phép: “Thưa Đại tướng và phu nhân, cháu xin phép được chụp ảnh gia đình Đại tướng với hai cựu chiến binh từng chiến đấu ở chiến trường B3 để làm lưu niệm ạ!”. Cả Đại tướng và Hà phu nhân đều vui vẻ gật đầu. Ông bảo anh Biểu, tôi, cùng các cô con gái đứng phía sau ông bà, anh Võ Điện Biên ngồi bên phải Ông để Trần Định bấm máy. Bức ảnh đầu tiên chúng tôi được chụp với Đại tướng và gia đình của ông, sau này nhiều tờ báo in rất trang trọng với chú thích: Đại tướng trong khuôn viên gia đình.

Trời ngả về chiều, nắng chếch vàng óng xuyên qua các tán cây xanh. Đại tướng đề nghị mọi người bách bộ trong vườn, vừa đi vừa trò chuyện. Hà phu nhân đang muốn tìm hiểu về những vụ án lớn mà các cơ quan pháp luật đang thụ lý nên bảo anh Biểu đi cùng để nói chuyện.

Tôi được đi bên Đại tướng, phía kia là anh Võ Điện Biên. Cả tôi và Võ Điện Biên mỗi người đều vai đeo máy ảnh. Đại tướng hỏi tôi: “Thế cậu nhà văn có đi bộ đội không nhỉ?”. “Thưa bác, cháu có năm năm trong quân đội ạ. Cháu cũng vào chiến trường Tây Nguyên ạ”. Đại tướng gật đầu: “Tây Nguyên gian khổ lắm, thiếu đói lắm. Cậu ở chiến trường từ năm nào”? “Dạ: cháu ở từ năm bảy mốt đến năm bảy tư ạ”. Ông nhìn tôi, cười rồi hỏi tiếp: “Thế ra quân, cậu cấp bậc gì? Chức vụ gì?”. Bị chạm vào chỗ yếu của mình, tôi đỏ mặt và lí nhí: “Dạ thưa, cháu là… hạ sĩ ạ”. Ông bật cười: “Hạ sĩ? Sao chậm thế?”.

Bị bật vào đúng nỗi niềm, tôi vừa muốn thanh minh, vừa muốn thay mặt những người lính hậu cần Tây Nguyên hồi ấy bày tỏ với vị Tư lệnh tối cao của mình về những bất cập thời chiến ấy, nhưng nhìn mắt Ông rất vui, có vẻ thú vị, như có vẻ chế giễu anh chàng văn thơ mà chậm tiến trong quân ngũ, tôi buột miệng trả lời Ông: “Báo cáo Đại tướng, như vậy là cháu được phong quân hàm hai lần đấy ạ. Một lần từ Binh nhì lên Binh nhất và một lần từ Binh nhất lên Hạ sĩ. Còn… Đại tướng… gần sáu chục năm chỉ được phong… một lần thôi ạ”. Buông xong câu trả lời ấy, tôi cứng giọng, kinh hãi vì mình… hỏng mất rồi. Định lấy cái thấp tẹt của tôi để ngưỡng mộ cái cao vời vợi của Ông, một nhát lên ngay Đại tướng, không qua bất cứ cấp hàm nào và mãi mãi là vị Đại tướng của toàn quân. Nhưng có vẻ không ổn? Có vẻ tôi đã chạm vào cái gì đó trắc ẩn của Ông…

Tôi thảng thốt chờ một sự biểu hiện trên nét mặt của Ông, rồi vội vàng quay mặt sang phía Võ Điện Biên. Cũng may, anh Võ không để ý câu chuyện giữa tôi và Đại tướng, anh đang nhìn về phía đoàn của Hà phu nhân. Đại tướng cầm tay tôi: “Cậu láu lắm!” Tôi nắm chặt bàn tay ấy, ấm áp, mềm mại và vị tha. Chợt Đại tướng nói nhanh: “Cậu đưa máy ảnh đây, đẹp quá”. Ông cầm lấy chiếc máy Nikon của tôi. Tôi gỡ vội dây đeo đang quàng trên vai trao cho Ông và nhìn về phía Ông đang dõi theo: Hà phu nhân, anh Biểu, chị Võ Hồng Anh và hai con gái của Đại tướng đang đi vào một vùng nắng vàng óng, sóng sánh sắc thu.

Giữa vườn xanh, những sợi nắng chếch buổi hoàng hôn đẹp quá. Ông gọi Hà phu nhân đứng lại trong vùng nắng, nâng máy và quỳ xuống ngắm. Nhìn ông nâng chiếc máy ảnh và chăm chú lấy nét, tôi cảm giác đó là một nghệ sĩ thực thụ đang tác nghiệp, đó là một người lính đang nâng súng, thành thục đến lão luyện; đó là một tiên ông… Chợt Đại tướng vẫy tôi: “Cậu, chuyển sang lấy nét tự động cho chính xác”. Tôi bước nhanh đến, lẩy từ nấc M sang chế độ chụp tự động cho ông rồi bước lùi lại mấy bước, ngắm Ông tác nghiệp.

Phút hạnh phúc hiếm hoi đó đã được nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Định ghi lại từ một góc không thể đẹp hơn khi Đại tướng đang quỳ, nâng máy ngắm vào mục tiêu, còn tôi và Võ Điện Biên thành kính đứng bên Người, ngưỡng mộ!.

Đêm 7/10/2013

Truyện ký của Bùi Quang Thanh

Tin mới

Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian

Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian

(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".

Tiêu điểm Quốc tế
Thủ tướng Đức tiếp tục tái tranh cử bất chấp sự ủng hộ giảm sút

Thủ tướng Đức tiếp tục tái tranh cử bất chấp sự ủng hộ giảm sút

(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz ứng cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp sự ủng hộ kém mạnh mẽ trong đảng của ông.

Thế giới 24h
COP29 kéo dài thêm thời gian do các nước nghèo từ chối lời đề nghị 250 tỷ USD

COP29 kéo dài thêm thời gian do các nước nghèo từ chối lời đề nghị 250 tỷ USD

(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu
Quần thể danh thắng Tràng An nhận giải thưởng 'Điểm đến có ảnh hưởng' 2024

Quần thể danh thắng Tràng An nhận giải thưởng 'Điểm đến có ảnh hưởng' 2024

(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.

Du lịch
Lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt 183.856 tỷ đồng

Lập Hội đồng thẩm định dự án đường sắt 183.856 tỷ đồng

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.

Giao thông
Tôn vinh những nỗ lực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

Tôn vinh những nỗ lực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.

Giao thông
Phấn đấu hoàn thành dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven theo biển đúng mục tiêu đề ra

Phấn đấu hoàn thành dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven theo biển đúng mục tiêu đề ra

(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.

Giao thông
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Thắt chặt tình đoàn kết, xây dựng Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Thắt chặt tình đoàn kết, xây dựng Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh

(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Tin tức
Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Ông Trump được hoãn xử vô thời hạn 'vụ án 34 tội danh', gần như đã hết tội

Ông Trump được hoãn xử vô thời hạn 'vụ án 34 tội danh', gần như đã hết tội

(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.

Thế giới 24h
Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

Hà Nam: Sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).

Tin tức
Khánh Hòa lần đầu tổ chức lễ hội trầm hương tại Festival Biển Nha Trang 2025

Khánh Hòa lần đầu tổ chức lễ hội trầm hương tại Festival Biển Nha Trang 2025

(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.

Du lịch
Tên lửa Oreshnik có thể tiếp cận mọi mục tiêu ở châu Âu, không phải vũ khí từ thời Liên Xô

Tên lửa Oreshnik có thể tiếp cận mọi mục tiêu ở châu Âu, không phải vũ khí từ thời Liên Xô

(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.

Thế giới 24h
Dàn sao rực sáng, PSG thắng đậm Toulouse tại Ligue 1 2024/25

Dàn sao rực sáng, PSG thắng đậm Toulouse tại Ligue 1 2024/25

(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.

Thể thao
Bình Luận

Tin khác

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian 'Việt Nam - những sắc màu Di sản'

(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.

Đời sống văn hóa
Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

Đưa văn học nghệ thuật đến gần công chúng trong thời đại số

(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.

Đời sống văn hóa
Hàng loạt di tích mở cửa miễn phí trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Hàng loạt di tích mở cửa miễn phí trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

(CLO) Nhân Ngày di sản Văn hoá Việt Nam 23/11, hàng loạt di tích lịch sử thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp tất cả du khách tới tham quan.

Đời sống văn hóa
Trưng bày cổ vật Đông Sơn được phát hiện ở Vĩnh Phúc

Trưng bày cổ vật Đông Sơn được phát hiện ở Vĩnh Phúc

(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.

Đời sống văn hóa
Liên hoan phim hoạt hình 'Dòng khát vọng' chính thức khai màn

Liên hoan phim hoạt hình 'Dòng khát vọng' chính thức khai màn

(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).

Đời sống văn hóa
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với nhiều điểm mới nổi bật

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với nhiều điểm mới nổi bật

(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1

Khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1

(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30: Định hướng phát triển công nghiệp văn hóa như một ngành kinh tế mũi nhọn

Hội nghị triển khai Chỉ thị 30: Định hướng phát triển công nghiệp văn hóa như một ngành kinh tế mũi nhọn

(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
TP.HCM: Nhiều rạp hát xuống cấp, chỉ 2/12 cơ sở đủ điều kiện hoạt động

TP.HCM: Nhiều rạp hát xuống cấp, chỉ 2/12 cơ sở đủ điều kiện hoạt động

(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.

Đời sống văn hóa