(CLO) Nhiều người lặn lội cả ngày ngoài đồng sâu, dù mưa hay nắng để kiếm tiền lo cho gia đình. Cuộc sống mưu sinh của họ có vị mặn của mồ hôi, nước mắt và cả vị nồng của bùn lầy. Vì cuộc sống khó khăn, nhiều người dân tần tảo ở các vùng quê nghèo của tỉnh Đắk Lắk chọn mưu sinh bằng nghề mò hến, bắt ốc.
Vào ngày đông se lạnh phóng viên về đến huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi chứng kiến nhiều phụ nữ khom mình dưới các mương nước sâu ở đồng ruộng mò từng con hến, con ốc. Chỉ với chiếc giỏ đeo bên mình để đựng “chiến lợi phẩm”, còn họ phải dùng đôi bàn tay cào lớp bùn dưới nước để “hành nghề”.
Chị H’. (37 tuổi, ở buôn Tría, xã Yang Tao) có nhiều năm trong công việc bắt ốc bắt hến trao đổi, nhà có 3 sào ruộng nước và ít đất rẫy cằn cỗi chỉ trồng sắn với bắp nên thu nhập không đủ lo 5 miệng ăn và 2 con nhỏ đi học.
Tranh thủ lúc nhàn rỗi, chị xách giỏ ra đồng mò thêm con hến, con ốc về cải thiện bữa ăn gia đình. Lắm hôm bắt được nhiều ăn không hết, chị đem ra chợ bán. Lâu dần, chị gắn bó với nghề này luôn.
Theo Chị H’. nghề mò ốc, bắt hến rất cơ cực. Họ phải lội bùn, khom lưng xuống nước từ sáng sớm đến trưa muộn hoặc từ trưa đến chiều tà nên khắp người ê mỏi. Dầm mình dưới nước đục bẩn lâu ngày hay bị các bệnh nấm ngứa, đau thấp khớp… Chưa kể dưới dòng nước sâu nhiều vỏ sò ốc, mảnh vỡ thủy tinh đâm, cào rách da nhưng với đôi chân trần cùng bàn tay chai sạn, họ vẫn miệt mài mưu sinh không ngừng nghỉ.
Cả buổi lội nước cào bùn, thành quả chị H’. thu được từ 5 đến 7 ký hến và vài ba ký ốc, với giá bán xô 7 nghìn đồng/ ký, chị thu được 60-70 nghìn đồng. Hôm nào gặp may bắt được nhiều, chị có thể kiếm trên 100 nghìn đồng. Như vậy trung bình mỗi tháng, những người “thợ” mò hến, bắt ốc kiếm hơn hai triệu đồng. Số tiền này đối với những lao động nghèo là một khoản lớn giúp họ trang trải nhiều việc trong cuộc sống hằng ngày.
Tuy nhiên, kiếm được đồng tiền từ nghề mò hến, bắt ốc không hề đơn giản. Nhiều người bắt phải đổi mồ hôi, nước mắt mới có được nhưng đây là nghề không phải bỏ vốn đầu tư, “tiền tươi thóc thật”… nên là sự lựa chọn của nhiều phụ nữ, trong đó có cả người già.
Gần 70 tuổi lẽ ra Amí ở thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk) đã có tuổi già yên vui bên con cháu nhưng vì cuộc sống khó khăn bà phải bám mình bên hồ Lắk bắt từng con ốc, con cua kiếm sống. Amí không nhớ mình bắt đầu làm nghề này từ khi nào, chỉ biết là rất lâu rồi, khi con cái lập gia đình ra ở riêng, thân già ốm yếu không lên nương rẫy nên đi ra hồ hái rau dại bán kiếm sống.
Dần dần, nguồn rau cạn kiệt, bà bắt đầu lội nước mưu sinh dưới lòng hồ. Bắt trúng con nào bà lấy con đó khi thì cua, hến, ốc, con xìa (trai sông)… Amí tâm sự, nghề này ai làm cũng được miễn chịu khó lội nước mò bắt. Còn bắt được nhiều hay ít là tùy vào sức lực, khả năng của từng người.
Nhiều năm trong nghề, Amí tiết lộ, muốn bắt được nhiều ốc, hến mà ít tốn công sức thì ta phải tìm đúng nơi chúng trú ẩn như: con ốc thích bám vào dây rau, cọng bèo ta chỉ cần dở rau bèo lên là thấy; con hến ưa sống ở vũng nước cạn, lại bám sâu dưới đất bùn, ta muốn bắt được phải dùng tay cào mạnh dưới bùn.
Nắm rõ đặc tính phân bố của từng con cua, con hến trong hồ Lắk như lòng bàn tay nhưng có hôm Amí phải xách giỏ không về nhà. Bởi người đi bắt càng nhiều trong khi cua, ốc trong tự nhiên thì vơi hiếm dần. Dù đường mưu sinh bị thu hẹp dần, Amí vẫn cố bám trụ. Amí bảo, tuổi già như “chuối chín cây”, lắm bệnh tật nhưng con cái đứa nào cũng cực khổ, bà không muốn thêm gánh nặng cho chúng.
Chị H’. và Amí. là hai trong số nhiều phụ nữ ở vùng quê nghèo Đắk Lắk chọn cách mưu sinh dưới bùn nước. Bao vất vả, hiểm nguy trong nghề, họ chưa bận tâm lắm, chỉ mong ruộng đồng sinh sôi nhiều loại thủy sản cho họ có công việc, kiếm miếng ăn nuôi gia đình.
Chỉ cần đồng ruộng, ao hồ còn ốc, còn hến là họ lại lao xuống bất kể cái nắng rát da hay mùa đông buốt giá. Nhất là những ngày mưa lạnh, bóng dáng họ liêu xiêu, bé nhỏ như những “thân cò” lạc lõng giữa đồng nước mênh mông. Hình ảnh lam lũ của họ càng tôn lên đức tính hy sinh, tảo tần, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam.
(CLO) Chương trình “Táo Quân 2025” sẽ đón sự trở lại của các nghệ sĩ gạo cội như: NSND Quốc Khánh, NSND Tự Long, NSƯT Quang Thắng, NSƯT Chí Trung, Vân Dung, Đỗ Duy Nam, Trung Ruồi, Dũng Hớn... Cùng với đó là sự xuất hiện của các diễn viên Anh Thơ (11 tháng 5 ngày) và Thanh Hương (gương mặt tham gia Táo Quân năm ngoái).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 12/1, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa - Nghệ An trời rét đậm, riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ rét đậm, rét hại. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông.
(CLO) Đón Tết cùng VTV 2025 có chủ đề chính là Du Yên, do Ban Sản xuất các chương trình giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Chương trình Đón Tết cùng VTV 2025 dự kiến phát sóng vào 20h00 ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ (29/1/2025) trên kênh VTV.
(CLO) Vào khoảng 23 giờ ngày 10/01/2025, tại trại chăn nuôi vịt Giáp (do ông Lê Đăng Giáp làm chủ) thuộc thôn Suối Bang, xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, đã xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng khiến một người tử vong và một người trọng thương.
(CLO) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 11/1, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã thăm, tặng quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, người có công, người cao tuổi, cán bộ, chiến sỹ biên phòng và công nhân, người lao động tại các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Đông Hưng (tỉnh Thái Bình).
(CLO) Ngày 11/1, Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức chương trình 'Tiếp sức tới trường', tặng quà cho học sinh tại huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) nhân dịp Tết Nguyên đán tới gần.
(CLO) Theo quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Kiểm toán Nhà nước, ông Ngô Văn Tuấn - Uỷ biên BCH Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước làm Trưởng ban.
(CLO) Việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành, liên quan đến công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương tập trung tổ chức triển khai để đưa các chủ trương lớn, chính sách mới về giáo dục của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Nhân lực chất lượng cao và nhân tài sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
(CLO) Cơ quan chức năng khẳng định, có 81,65ha rừng trên tổng số 165,23ha rừng giao khoán bảo vệ năm 2019 sai khác hồ sơ với thực tế. Trong đó có hơn 52ha rừng trồng thuộc dự án JICA2.
(CLO) Nhiều người lặn lội cả ngày ngoài đồng sâu, dù mưa hay nắng để kiếm tiền lo cho gia đình. Cuộc sống mưu sinh của họ có vị mặn của mồ hôi, nước mắt và cả vị nồng của bùn lầy. Vì cuộc sống khó khăn, nhiều người dân tần tảo ở các vùng quê nghèo của tỉnh Đắk Lắk chọn mưu sinh bằng nghề mò hến, bắt ốc.
(CLO) Theo tờ báo của Hàn Quốc, có rất nhiều lý do khách Hàn Quốc yêu thích và lựa chọn Việt Nam. Các điểm đến quen thuộc gọi tên Hà Nội, TP HCM, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An...
(CLO) UBND tỉnh Hà Nam vừa ban hành Công văn số 21/UBND-TCDNC về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu năm 2025.
(CLO) Dù Đài Truyền hình Việt Nam khẳng định chương trình Táo quân chỉ phát hành vé mời, không bán vé thương mại song tình trạng giao dịch vé 'chợ đen' Táo quân trên mạng khá sôi sôi động, đã xuất hiện hình thức lừa đảo đặt cọc tinh vi, làm giả vé với độ tinh xảo cao.
(CLO) UBND tỉnh Hà Nam vừa ban hành Công văn số 21/UBND-TCDNC về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu năm 2025.
(CLO) Ngày 11/1, Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình phối hợp với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Yên Khánh tổ chức chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" năm 2025.
(CLO) Không khí lạnh tăng cường đã tràn miền Bắc và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An trời rét đậm, riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại. Sáng nay, nhiệt độ ở nội thành Hà Nội đã xuống dưới 12 độ C, người dân khi di chuyển trên đường đã cảm nhận rõ được đợt rét đậm này.
(CLO) Công an tỉnh Lào Cai cho biết thời gian đây lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy của tỉnh này đã tiếp nhận nhiều cuộc gọi báo cháy,trong đó phần lớn là các cuộc gọi quấy nhiễu, báo cháy giả và nháy máy gây ra rất nhiều khó khăn khi xử lý thông tin báo cháy.
(CLO) Sâm Cúc Phương - Dược liệu đạt tiêu chuẩn OCOP đã và đang được người dân tỉnh Ninh Bình bảo tồn và phát triển, nâng cao giá trị nguồn dược liệu, tạo việc làm, phát triển kinh tế địa phương.
(CLO) Chiều 10/1, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Đà Nẵng đã đến chúc mừng, trao Bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam cho Công an TP Đà Nẵng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh, triệt phá tổ chức tội phạm hoạt động “tín dụng đen” do 2 đối tượng người nước ngoài chủ mưu, cầm đầu với lãi suất lên đến 500%/năm.
Năm 2024 dần khép lại, mang theo những dấu ấn khó quên. Không chỉ bởi những biến động trong chính trị và kinh tế, mà còn bởi những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân ở nhiều nơi. Nhưng chính trong thử thách ấy, tình người ấm áp và những bàn tay sẻ chia từ khắp mọi miền đã thắp lên hy vọng, xoa dịu nỗi đau và kết nối những trái tim nhân ái.
(CLO) UBND TP Hà Nội ra công văn chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực xăng dầu và thương mại điện tử, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
(CLO) Còn khoảng hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2025, thị trường hoa Tết ở Hà Nội đã bắt đầu sôi động. Đặc biệt, hoa lan hồ điệp Đà Lạt đã tràn ngập khắp các tuyến phố, giá mỗi chậu từ 3 triệu đồng cho tới hàng tỷ đồng đang thu hút người dân Thủ đô.