(CLO) Chiều 14/6, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã chủ trì buổi làm việc với các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập về việc triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 21/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Ngày 14/2/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong phát biểu tại buổi làm việc.
Nghị định ra đời đã góp phần xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chính sách thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật (VHNT) theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT thuật trong thời kỳ mới.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong khẳng định, việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định là việc làm cần thiết, nhằm đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022, Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung các nội dung cho Nghị định giúp đáp ứng sự thay đổi, phát triển trong thực tiễn của hoạt động sáng tạo VHNT những năm vừa qua; tạo sự bao quát đầy đủ các thể loại, hình thức tác phẩm, các chức danh sáng tạo, khuyến khích xã hội hóa trong hoạt động sáng tạo.
Theo Thứ trưởng Hồ An Phong, công tác sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP là công việc khó, có tính kỹ thuật cao do Nghị định có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng rộng. Đây cũng là lĩnh vực có tính đặc thù, khó đong đếm.
Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) Trần Hoàng phát biểu.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Hoàng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) cho rằng, việc triển khai thực hiện Nghị định trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước trong việc xây dựng dự toán và thanh, quyết toán kinh phí chi trả nhuận bút, thù lao hàng năm; góp phần thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động sáng tạo và phổ biến các giá trị VHNT và khoa học, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và nhu cầu hưởng thụ của công chúng.
Ông Trần Hoàng cũng cho biết, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, qua thời gian, Nghị định cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu, đánh giá để sửa đổi, bổ sung kịp thời. Trong đó, Nghị định chưa bao quát được đầy đủ các thể loại, hình thức tác phẩm, nhất là thể loại, hình thức mới xuất hiện. Từ đó, tạo nên khó khăn khi vận dụng chi trả nhuận bút, thù lao đối với các thành phần tham gia sáng tạo các thể loại, hình thức tác phẩm này.
Ngoài ra, chế độ nhuận bút, thù lao cho tác giả, bồi dưỡng cho văn nghệ sĩ, người làm nghệ thuật còn thấp, chưa đánh giá đúng mức, chưa tương xứng với tài năng, công sức của người nghệ sĩ sáng tạo. Do đó, chưa thực sự động viên, khích lệ, tạo động lực cao cho các nghệ sĩ sáng tác và tổ chức, cá nhân đầu tư sáng tạo tác phẩm và chương trình nghệ thuật chất lượng.
Tại buổi làm việc, các thành viên của Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã đóng góp ý kiến nhằm xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định.
Toàn cảnh buổi làm việc
Để Nghị định sau khi được sửa đổi, bổ sung, ban hành có tính khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn, Thứ trưởng Hồ An Phong yêu cầu các thành viên của Ban soạn thảo, Tổ biên tập có sự nghiên cứu kỹ trong quá trình xây dựng Nghị định; chủ động xin ý kiến góp ý của các bên liên quan, địa phương. Nội dung sửa đổi, bổ sung phải đi sâu, đi sát với thực tiễn, đảm bảo tính khả thi.
Một trong những nội dung Thứ trưởng Hồ An Phong đặc biệt quan tâm là mức chi trả nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác. Thứ trưởng khẳng định, mức chi trả cần được nghiên cứu, có cách thức tính toán phù hợp để vừa khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ, người sáng tạo nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm chất lượng tốt phục vụ công chúng, nhưng vẫn đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước.
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa đang được xây dựng, hướng tới biến các khu phố cổ, tuyến phố, làng nghề thành những trung tâm sầm uất, vừa bảo tồn giá trị truyền thống, vừa thúc đẩy thương mại và du lịch, nâng cao đời sống người dân.
(CLO) Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết sẽ mở thêm 3 bãi tắm để phục vụ du khách dịp hè 2025. Đây đều là những bãi cát đẹp nằm ven chân các đảo đất và đảo đá giữa vịnh Hạ Long.
(CLO) UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) vừa phối hợp với Ban Quản lý đồ án và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phía tây Vành đai 4 - phân đoạn 1 (Bắc sông Hồng), tỷ lệ 1/2000.
(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy một đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất” được thiết kế riêng, mang đậm dấu ấn của sự kiện lịch sử 30/4.
(CLO) Dù năm 2024 chỉ hoàn thành chưa tới một nửa kế hoạch kinh doanh, Saigontel (SGT) vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2025 với doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Đồng thời, công ty muốn huy động 1.480 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 2.960 tỷ đồng.
(CLO) Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 được xác định là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị, các địa phương, bộ, ngành liên quan, với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; quyết tâm đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
(CLO) CTCP Sông Hồng Thăng Long vừa thay mặt chủ đầu tư đăng tải biên bản mở thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Xây dựng trường THPT Việt Hùng, huyện Đông Anh".
(CLO) Thường trực Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chịu trách nhiệm thực hiện công tác xây dựng dự án và giải phóng mặt bằng để bảo đảm khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc nêu trên trước ngày 2/9/2025.
(CLO) Gói thầu thi công dự án Trường mầm non Tam Thuấn, xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ bị phản ánh có dấu hiệu thực hiện chậm tiến độ, một số hạng mục không đảm bảo chất lượng...
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác như đầu tư, tiêu dùng và các động lực tăng trưởng mới như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, các ngành mới nổi.
(CLO) Tập thơ Giọt sương bên cửa sổ của tác giả Nguyễn Văn A nói lên nhân cách đáng kính trọng của người lính, nói lên một thời đại văn hóa tất cả vì Tổ quốc quyết sinh. Đây là tiếng thơ đáng quý, đáng được sẻ chia, tôn vinh!
(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.
(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.