Dấn thân để có những khoảnh khắc đẹp

Chủ nhật, 21/06/2020 12:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ ảnh đẹp luôn phải giàu cảm xúc, ý nghĩa và mang tính thời sự cao, khi xem ảnh giúp độc giả hiểu được nội dung trong từng bức ảnh. Để có bức ảnh đẹp, hấp dẫn, sẽ không phải là may mắn mà là cả một quá trình trau dồi kinh nghiệm và dấn thân tác nghiệp không ngừng nghỉ.

Đó là chia sẻ của phóng viên Ngô Nhung - tác giả bộ ảnh “Những phận đời mưu sinh trên rác”, là tác phẩm thứ hai được lọt Top 50 Giải “Khoảnh khắc báo chí năm 2019" do Báo Nhà báo & Công luận tổ chức.

Tự tin, tập trung và nhiệt huyết sẽ thành công

Phóng viên ảnh Ngô Nhung - Ban thể thao Báo Người lao động.

Phóng viên ảnh Ngô Nhung - Ban thể thao Báo Người lao động.

Phóng viên Ngô Nhung – Ban thể thao Báo Người lao động vốn là người có nhiều năm kinh nghiệp trong nghề phóng viên ảnh, anh là tác giả của rất nhiều đề tài hay, nhiều bức ảnh đẹp làm nên tên tuổi trong làng ảnh Việt Nam. Nhưng có lẽ bộ ảnh mang đề tài “Những phận đời mưu sinh trên rác” do anh thực hiện luôn mang đậm chất riêng và ấn tượng nhất.

Phóng viên Ngô Nhung cho rằng: Để tạo ra được bộ ảnh chất lượng, sâu sắc nhất, thì việc đầu tiên là khâu chuẩn bị trang thiết bị cho thật tốt. Đồng thời, cần nhiều thời gian nghiên cứu, tính toán thật sâu những góc máy đẹp, chân thật nhất để ghi lại những hình ảnh ấn tượng về công việc hàng ngày của người dân khu bãi rác Sóc Sơn – Hà Nội.

Để chuẩn bị kỹ cho sự ra đời của bộ ảnh “Những phận đời mưu sinh trên rác”, bản thân khi nhận được thông tin trên Sóc Sơn xuất hiện bãi rác lớn, anh phải đi trực tiếp địa bàn cùng đó tìm hiểu thêm trên các trang báo, các trang mạng xã hội về thông tin khu bãi rác. Sau nhiều ngày quan sát và tìm hiểu, Ngô Nhung đã quyết định lên kế hoạch triển khai thực hiện đề tài lần này.

Bãi rác lớn tại Sóc Sơn - Hà Nội.

Bãi rác lớn tại Sóc Sơn - Hà Nội.

Theo nguồn thông tin từ Bộ TN-MT ước tính, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải tăng đến 200% trong mỗi năm. Thời điểm đó có rất nhiều nhà báo, phóng viên thực hiện viết bài, chụp ảnh về đề tài rác thải, nhưng trong số đó, bộ ảnh của phóng viên Ngô Nhung chụp về bãi rác lớn tại Sóc Sơn là để lại ấn tượng và có chiều sâu nhất.

Nhớ lại kỷ niệm thời khắc ra đời của bức ảnh, anh kể:

Đầu tiên, để ghi lại hình ảnh làm việc hăng say của người dân, tôi phải đến khu vực bãi rác lúc đó hơn 12h đêm, người dân làm việc từ 2h đến 6h sáng.

Khi những xe rác ngừng hoạt động thì con người nơi đây mới bắt tay vào làm việc, vào được hiện trường rất khó khăn, trời thì mưa lầy lội.

Những người dân tập trung đến khu bãi rác để làm việc.

Những người dân tập trung đến khu bãi rác để làm việc.

Trước khi vào trong bãi rác thì phải mua ủng và mặc áo vì trong đó có những điểm lún qua đầu gối, rất nguy hiểm. Đặc biệt, để chụp được hình ảnh “chân thật” ở môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện ánh sáng thì kém, vài cái bóng đèn điện cao áp chiếu lờ mờ, nên ghi lại hình ảnh ấn tượng rất là khó. Chính vì thế, tôi phải thực hiện bố cục và nội dung làm sao vào được điểm sáng thì bức ảnh mình tạo ra mới chất lượng, hấp dẫn độc giả.

Khó khăn, áp lực người phóng viên sẽ trưởng thành hơn

Là một phóng viên từng tác nghiệp rất nhiều đề tài, nhưng có lẽ đề tài lần này để lại cho anh nhiều ấn tượng, nhiều cảm xúc khi chứng kiến sự miệt mài, cần cù chịu khó của người dân Sóc Sơn không quản ngày đêm làm việc.

Vốn theo ngành báo ảnh và được trang bị đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, phóng viên Ngô Nhung đã quá quen thuộc với những lần tác nghiệp nhanh và nắm bắt cơ hội như này. Tất nhiên, đối với anh, người phóng viên ảnh ngoài những khó khăn áp lực phải đối mặt thì luôn cần chủ động, nhiệt huyết và dấn thân với nghề.

Anh tâm sự: “Nghề phóng viên ảnh luôn khó khăn hơn những nghề làm báo khác, có lẽ vì vậy mà người làm báo ảnh đa phần là nam giới. Gọi là phóng viên ảnh nhưng cũng cần tư duy báo chí, nghĩa là người phóng viên ảnh cũng phải thành thạo tin, bài như các phóng viên khác.Tuy nhiên ảnh báo chí không chỉ chứa thông tin mà còn mang nhiều thông điệp, giúp độc giả hiểu và cảm nhận được ý nghĩa của từng bức ảnh”.

Những người dân đang cặm cụi làm việc, do ánh sáng yếu nên họ phải chuẩn bị cả đèn pin để hỗ trợ thêm ánh sáng.

Những người dân đang cặm cụi làm việc, do ánh sáng yếu nên họ phải chuẩn bị cả đèn pin để hỗ trợ thêm ánh sáng.

Phóng viên Ngô Nhung cho biết: Trong lần tác nghiệp lần này anh mới có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với những người dân lao động khu bãi rác lớn, được chứng kiến hình ảnh “người dân đang cặm cụi làm việc, không biết ngày hay đêm, họ nhặt những gì còn sót lại ở bãi rác như mảnh túi, mảnh chai, những đồ sắt vụn đã cũ kỹ, mục đích để kiếm tiền trang trải cuộc sống”. Đó là những kỷ niệm một lần tác nghiệp khó quên, anh đã mang cảm xúc của mình gửi gắm trong từng bức ảnh.

“Qua tác phẩm đoạt giải lần này tôi muốn nêu lên ý tưởng, truyền thông điệp tới độc giả. Tôi luôn nghĩ “Rác không còn là phế phẩm khi nó được sử dụng đúng cách”. Những người dân Sóc Sơn là những người giàu nên vì rác. Tại sao chúng ta lại không lấy rác để tạo ra những thứ không còn là phế phẩm và gây hại cho chúng ta nữa”, Ngô Nhung cho hay.

Đây là thành quả cả một đêm dài miệt mài lao động của người dân khu bãi rác Sóc Sơn - Hà Nội.

Đây là thành quả cả một đêm dài miệt mài lao động của người dân khu bãi rác Sóc Sơn - Hà Nội.

Nói về đạo đức nghề nghiệp, Ngô Nhung cho biết, người làm báo ảnh không phải để thể hiện với mọi người, mà chủ yếu và hơn hết cho chính bản thân họ. Bởi khi ảnh lên báo, chỉ có người phóng viên ảnh mới biết tấm ảnh ấy được chụp trong hoàn cảnh như thế nào. Còn công chúng chỉ quan bức ảnh này chụp gì, nói về cái gì...

Bên cạnh đó, ngoài những quy chuẩn đạo đức chung làm nghề, người phóng viên ảnh cần luôn tự nhắc mình đừng vô cảm và hãy luôn chấp nhận dấn thân.

Đình Trung

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo