Dâng hương kỷ niệm 230 năm ngày Nguyễn Huệ lên ngôi tại Phú Xuân (1788 – 2018)

Thứ hai, 31/12/2018 10:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 31/12, tại khu vực tượng đài Quang Trung thuộc di tích lịch sử núi Bân (phường An Tây, TP. Huế), tỉnh Thừa Thiên – Huế đã long trọng tổ chức lễ Dâng hương kỷ niệm ngày Nguyễn Huệ lên ngôi tại Phú Xuân và 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2018).

Năm 1788, Nguyễn Huệ đã chọn khu vực núi Bân (tức Bân Sơn) ở phía Nam kinh thành Phú Xuân (Thuận Hóa - Huế) để xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung và phát động cuộc hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng thành Thăng Long vào dịp Tết Kỷ Dậu 1789.

Cuộc hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh của đoàn quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung đã đánh dấu một mốc son lịch sử quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Báo Công luận
Tái hiện hình ảnh tập hợp quân lính tiến ra Bắc.

Sau khi phá tan 20 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm - Xoài Mút (tháng 1/1885, nay thuộc tỉnh Tiền Giang), Nguyễn Huệ được cử làm Tiết chế chỉ huy chiến dịch quân sự đánh thành Phú Xuân đang do quân Trịnh chiếm đóng.

Bằng tài chỉ huy thao lược, cách đánh bất ngờ, kết hợp dùng mưu trí với sức mạnh quân sự và được sự ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, tháng 5 năm Bính Ngọ (tháng 6/1786), Nguyễn Huệ giải phóng thành Phú Xuân.

Chiến thắng vẻ vang này đã mở ra cho nhân dân Thuận Hóa một trang sử mới. Từ đây, Phú Xuân trở thành trung tâm lãnh đạo phong trào Tây Sơn, là điểm xuất phát và bàn đạp để Nguyễn Huệ tiến thẳng ra Thăng Long lập lại nền thống nhất đất nước, xóa bỏ cục diện phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài hơn hai thế kỷ.

Đầu tháng 12 năm 1788, nhân lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống và dưới danh nghĩa giúp vua Lê, 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy chia làm ba đạo quân ồ ạt sang xâm lăng nước ta.

Với tầm nhìn xa trông rộng và sự mẫn cảm về mặt chính trị, Nguyễn Huệ thấy rằng muốn đánh dẹp giặc Thanh thì trước hết cần phải chính thức định vị hiệu “làm cho danh nghĩa được quang minh chính đại để ràng buộc lấy lòng người trong Nam ngoài Bắc”.

Do vậy, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22/12/1788), tại núi Bân (nay thuộc phường An Tây, TP. Huế), Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất rồi hạ lệnh xuất quân thần tốc tiến ra Bắc.

Báo Công luận
Hình ảnh tái hiện cảnh lên ngôi của vua Quang Trung. Ảnh: P.V

Đêm 30 tết xuân Kỷ Dậu, đoàn quân Tây sơn bắt đầu mở cuộc tiến công như vũ bão vào các vị trí cố thủ của địch. Ngay đêm hôm đó, quân Tây sơn đã tiêu diệt các đồn tiền tiêu và đến đêm mồng 3 tết hạ đồn Hà Hồi. Mờ sáng mồng 5 tết (30/1/1789), đại quân Tây Sơn mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi.

Cùng ngày hôm đó kinh thành Thăng Long được giải phóng. Chỉ trong vòng 5 ngày tổng tấn công đầu xuân tết Kỷ Dậu (25 đến 30/1/1789), các đạo quân Tây Sơn đã chiến đấu dũng cảm đánh bại quân Thanh xâm lược và quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi.

Với lối đánh tiến công thần tốc, bất ngờ, táo bạo và mãnh liệt, vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền của quốc gia dân tộc.

Những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Huế đã đặc biệt quan tâm đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa quý báu của phong trào Tây Sơn và của vị minh quân lỗi lạc Quang Trung (Nguyễn Huệ).

Ngày 18/11/1988, di tích núi Bân đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Sau nhiều năm triển khai với sự nỗ lực và quyết tâm vượt qua nhiều khó khăn, khu tượng đài Anh hùng dân tộc hoàng đế Quang Trung tại di tích lịch sử núi Bân đã cơ bản hoàn thành và làm lễ khánh thành vào ngày 09/1/2010.

Ngày 25/3/2010 đã được gắn biển công trình chào mừng đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Báo Công luận
Hàng năm, tỉnh Thừa Thiên - Huế đều tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm để thể hiện lòng tôn kính và tri ân sâu sắc với vị Anh hùng dân tộc. Ảnh: P.V

Lễ dâng hương kỷ niệm 230 năm ngày Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân (25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788 - 25 tháng 11 năm Mậu Tuất nhằm ngày 31/12/2018) và 230 năm ngày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789 - mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019) diễn ra tại khu tượng đài anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung vào lúc 8h ngày 31/12/2018

Hoạt động có nhiều ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng tôn kính và tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế đối với phong trào Tây Sơn và người Anh hùng dân tộc "áo vải cờ đào" Nguyễn Huệ - Quang Trung đã "Giúp dân dựng nước xiết bao công trình", giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước và anh hùng chống giặc ngoại xâm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thể hiện lòng tôn kính và tri ân của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đối với công lao to lớn của người anh hùng “áo vải cờ đào”; khơi dậy niềm tự hào, giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc đối với thế hệ hôm nay và con cháu mai sau để tiếp bước các thế hệ ông cha trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyễn Tin

 

Tin khác

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm 'Thăng Long hội tụ'

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm "Thăng Long hội tụ"

(CLO) Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" do các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội phối hợp tổ chức.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa