Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
Theo dõi báo trên:
Chắp cánh tương lai
Luôn đồng hành cùng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cùng với sự chung sức của bạn đọc báo Tuổi Trẻ, trong nhiều năm qua chương trình “Tiếp sức đến trường” đã giúp hàng vạn tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thực hiện ước mơ, khát vọng đến với giảng đường đại học.
“Tiếp sức đến trường” là chương trình xã hội hướng đến cộng đồng hết sức nhân văn được duy trì nhiều năm qua. Mùa thi cuối năm 2019, trong hành trình đi tìm các câu chuyện xúc động về tân sinh viên nghị lực vượt khó và trúng tuyển vào đại học, nhà báo Thái Bá Dũng (Báo Tuổi trẻ) được thầy giáo Phạm Đình Được – giáo viên Tổ lịch sử Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) giới thiệu tới em Nguyễn Thị Lam Anh – học sinh xuất sắc của THPT chuyên Lê Quý Đôn vừa được xét tuyển thẳng vào nhiều trường đại học.
Câu chuyện của Lam Anh làm anh rung động mạnh mẽ. Em ở cùng mẹ là bà Nguyễn Thị Thu Hà. Bà Hà mất chồng sớm, ở quê nhà cực khổ nên hai mẹ con bồng bế nhau đi vào Đà Nẵng lang thang kiếm sống. Có thời điểm, vì cuộc sống quá kham khổ mà bà Hà đã tính gửi con gái mình cho một người xa lạ. Nhưng nhìn đứa con đỏ hỏn, nằm ngủ ngon lành trong tay mẹ mà không biết những gì đang đến với mình thì tình mẫu tử bản năng của một người mẹ đã trỗi dậy khiến bà khựng lại.
Bà quyết tâm giữ con lại bên mình và mấy chục năm nay địu con đi khắp nơi ở thành phố vừa nhặt rác, bán chổi đót, bán thảm chùi nhà để kiếm sống. Bà ăn chay trường và tới nay con gái bà cũng thế. Nhưng việc ăn chay này không hẳn là vì bà theo đạo Phật mà lí do chính là để…tiết kiệm chi phí, rồi dần thành một thói quen.
Nhà báo Thái Bá Dũng nhớ lại: "Tôi đã tìm đến nơi Lam Anh ở cùng mẹ trong một căn phòng rộng chỉ chừng 10m2, kê sát đồ đạc và nằm phải co quắp chân lại thì mới đủ chỗ. Lam Anh có vẻ bề ngoài rất xinh xắn, ngoan hiền và đeo cặp kính dày cộp, toát lên vẻ trong veo, dễ mến. Dù sống trong cảnh nghèo khó chật vật nhưng em lại có năng lực học vượt trội và một nỗ lực vượt khó tuyệt vời".
Thậm chí sự đối lập giữa hoàn cảnh và học lực khiến ai gặp gỡ cũng phải tự đặt câu hỏi: tại sao trong khó khăn như thế mà trời lại phú cho cô bé xinh xắn này năng lực học vượt hơn cả những con em có điều kiện?
Hoàn cảnh Lam Anh thể hiện ý chí vươn lên trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, đó là nghị lực và một phần có lẽ cũng từ sự “bù đắp” của cuộc đời vì “ông trời vốn không lấy hết của ai thứ gì”. Với cô học trò học giỏi này, sống trong môi trường khó khăn đó như là thử thách của cuộc đời, số phận đã sắp đặt để em chứng tỏ năng lực bản lĩnh của mình.
Cách trình bày mới lạ
Chuyên mục đăng các chân dung học bổng trên báo Tuổi Trẻ thường có một mô típ giống nhau, đa phần là dạng bài kể về nghị lực vượt khó của một em nào đó, rồi trúng tuyển đại học và đối diện với nguy cơ phải bỏ học. Ở đây tác phẩm của nhà báo Thái Bá Dũng hoàn toàn dựa trên những câu chuyện của hai mẹ con kể lại trong những giọt nước mắt hờn tủi, nhưng luôn tràn đầy hi vọng về tương lai. Ở đó có một người mẹ đã hy sinh hết lòng để chờ đợi một cô con gái ngoan học hành thành đạt về sau. Ở đó có một cô con gái luôn thương mẹ hơn bất cứ thứ gì trên cuộc đời, dùng kết quả học tập phi thường của mình để bù đắp cho mẹ.
“Tôi nghe kể chuyện và thấy nổi da gà, trên đường về luôn suy nghĩ làm thế nào để thể hiện một bài báo thật hay mà không bị mô típ cũ, cách thể hiện cũ gây nhàm chán. Tôi quyết định thể hiện bài báo theo cách tự nhiên, dùng hết lời của hai mẹ con kể lại quá trình từ quê nghèo đi vào thành phố rồi nuôi nhau tới ngày con vào đại học. Hành trình đó tóm lược và trôi chậm bằng ký ức chắp vá, đứt đoạn và long đong của một người mẹ. Với câu chuyện và chất liệu hấp dẫn nên chỉ trong 1 ngày là tôi đã hoàn tất và gửi về toà soạn”, anh Bá Dũng nhớ lại.
Với cách thể hiện bài báo mới lạ, trong nội dung bài viết nhà báo Thái Bá Dũng để cho nhân vật tự kể, tự thuật như một nhật ký, tạo ra sự độc đáo khác lạ so với các bài báo đã đăng trước. Ở đây tính khách quan của câu chuyện được thể hiện rõ, độc giả như trực tiếp được nhân vật kể chuyện chứ không qua trung gian. Cách thể hiện này không mới, nhưng đã gây xúc động mãnh liệt hơn. Bài báo sau đó được chọn đăng trên báo Tuổi Trẻ và nhận được rất nhiều sự đồng cảm, sẻ chia từ bạn đọc.
Sau khi “Con được tuyển thẳng vào đại học, người mẹ bán rong khóc ròng” đăng trên báo Tuổi Trẻ thì có rất nhiều bạn đọc, mạnh thường quân đã tìm tới cô bé Lam Anh. Cô học trò này được nhận học bổng của báo Tuổi Trẻ để vào đại học, nhưng chỉ mấy tháng sau đó, em được học bổng toàn phần của một trường đại học tại Thái Lan. Từ đó tới nay Lam Anh đi Thái Lan học, ở Đà Nẵng mẹ em vẫn một mình nhặt ve chai, bán thảm chùi nhà để đợi con về.
Đã có rất nhiều câu chuyện xúc động khi Lam Anh xuất hiện trên mặt báo, như chuyện một người dân ở Hội An đã đích thân chạy một chiếc xe máy ra tặng cho em, rồi nhiều chủ nhà trọ ở Đà Nẵng đã ngỏ ý để hai mẹ con ở nhà miễn phí. Thậm chí GS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận trung ương – người kể chuyện về Bác Hồ cũng bay từ Hà Nội vào thăm Lam Anh và nhận Lam Anh làm cháu nuôi, nhận bà Thu Hà – mẹ Lam Anh làm con gái cho tới nay…
Gieo năng lượng và cảm hứng tươi mới cho mọi người trong cộng đồng
Theo anh Thái Bá Dũng: Cũng như nhiều bài báo khác về học bổng Tiếp sức đến trường, tôi viết bài báo về một câu chuyện nhân vật nghèo khó, nghị lực không phải để “than nghèo kể khổ, xin tiền bạn đọc” mà mục tiêu lớn nhất là truyền đạt lòng tốt, sự vượt lên trở thành hình mẫu cho người khác. Những câu chuyện này nếu nhìn ở góc bi luỵ sẽ ra sự bi luỵ, nhưng nếu xoay trở nó và cho nhân vật ở một hình mẫu vượt lên nghịch cảnh thì sẽ làm động lực, niềm tin vào cuộc đời cho những người yếu thế trong xã hội.
Tác phẩm “Con được tuyển thẳng vào đại học, người mẹ bán rong khóc ròng” một lần nữa tác giả muốn gửi đi thông điệp rằng, chúng ta không thất bại ở bất cứ đâu trên cuộc đời, ngay cả trong gian khó, khổ đau nhất nếu cố gắng không mệt mỏi thì một cánh cửa sáng sẽ được mở ra. Vấn đề là chúng ta có đủ nghị lực, sự chịu đựng qua khó khăn bền bỉ hay không thôi.
Câu chuyện của cô học trò Lam Anh là hình mẫu về nghị lực học tập rèn luyện vượt lên, và là hiện thân của tình yêu thương hy sinh vô bờ bến của một người mẹ nghèo theo con bền bỉ hết cả cuộc đời để con khôn lớn. Với vai trò tuyên truyền, người làm báo đã luôn đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục, qua tác phẩm này một lần nữa lại gieo năng lượng và cảm hứng tươi mới cho mọi người trong cộng đồng. Các bạn có hoàn cảnh khó khăn thì hãy xem Lam Anh là một hình ảnh để làm điểm tựa tinh thần để phấn đấu, tin vào tương lai.
Luôn khiêm tốn khi nói về tác phẩm của mình được chọn đưa vào trong SGK, anh Dũng cho rằng: "Tôi là người làm báo, việc đăng tải ra công chúng tác phẩm của mình đơn thuần đã là công việc để tôi duy trì cũng như một người công nhân tạo ra các sản phẩm cho xã hội, tôi không nghĩ mình giỏi giang hay cao siêu gì tới mức chữ nghĩa của mình được chọn đăng trong SGK. Tôi thấy rằng việc bài báo được chọn đăng có lẽ không phải do mình viết hay mà do ở câu chuyện bản thân đã hấp dẫn, ở đây có sự tìm kiếm rồi bắt gặp tình cờ trong ý đồ bố trí nội dung sách của nhóm chủ biên SGK".
Một bài báo được đăng trong SGK nghĩa là cơ hội để lan tỏa và đến với các học sinh sẽ nhiều hơn. Anh Bá Dũng vui vì lần đầu có một bài báo được đưa vào sách giáo khoa, niềm vui sẽ nhân đôi một ngày nào đó khi hai cô cậu nhóc con của anh học tới lớp 6, hẳn sẽ rất vui và tự hào vì thấy có tên của cha mình ở trong đó.
Có thể nói đối với người làm báo, không có gì tự hào bằng tác phẩm của mình có nhiều người đón đọc và nội dung tác phẩm có sức lan tỏa mạnh mẽ. Nhà báo Thái Bá Dũng cũng vậy, anh tự hào vì tác phẩm của mình sẽ góp phần tạo nên hành trang về tinh thần cho các thế hệ học trò, để các em chinh phục đỉnh cao tri thức, tiến bước vào tương lai.
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz ứng cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp sự ủng hộ kém mạnh mẽ trong đảng của ông.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.