Đánh giá học sinh: Đừng loại bất kỳ đứa trẻ nào ra khỏi cuộc chơi!

Chủ nhật, 19/07/2020 08:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, mỗi đứa trẻ đều chứa đựng năng lực riêng vì vậy trong dạy học, nhiệm vụ của người thầy là khơi dậy tiềm năng của trẻ, để thấy rằng không trẻ em nào là kém cỏi.

Câu chuyện cả lớp được khen, duy nhất một trẻ không được khen trong tổng kết năm học khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.

Đặc biệt, khi nhìn một đứa trẻ ngồi buồn giữa một rừng giấy khen khiến nhiều người chạnh lòng. Liệu khen thưởng như vậy có thật sự tốt cho sự phát triển của trẻ.

Để có góc nhìn sâu hơn trong cách đánh giá học sinh và cần thiết phải đánh giá như thế nào để nó trở thành động lực cho trẻ phát triển, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch hội đồng quản trị Hệ thống Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo thầy Hòa, lâu nay trong giáo dục vẫn quan niệm tài năng chỉ ở việc học văn hóa. Tức học giỏi toán, văn… Trong khi mỗi đứa trẻ trời lại phú cho những năng lực riêng, đứng ở góc nhìn tài năng thì không đứa trẻ nào là yếu kém.

Việc khen thưởng làm sao động viên trẻ bộc lộ năng lực của bản thân (ảnh nguồn internet).

Việc khen thưởng làm sao động viên trẻ bộc lộ năng lực của bản thân (ảnh nguồn internet).

Mỗi trẻ giỏi ở năng lực này nhưng sẽ yếu kém ở năng lực khác. Những đứa trẻ cảm giác không giỏi về văn hóa nhưng lại có năng lực ở nhiều lĩnh vực như ca hát, thể thao…

Xã hội có hàng nghìn ngành nghề và trẻ em có nhiều năng lực riêng biệt. Vì thế nhìn trẻ em cần sự tôn trọng. Đánh giá trẻ em cần sự công bằng. Nếu đúng thì các em đều cần được khen.

Từ triết lý mỗi trẻ em có tiềm ẩn năng lực khác nhau nên giáo dục cần phải phát hiện, khám phá, khuyến khích năng lực của các em phát triển.

Trong dạy học cần tôn trọng, khuyến khích mỗi đứa trẻ bộc lộ năng khiếu và phẩm chất của mình.

Để mỗi trẻ khi đến trường đều cảm thấy hạnh phúc. Các em tự tin phát huy tài năng riêng biệt của mình và khi ra đời thì tất cả đều kiếm ăn được, có thành công riêng chứ không đứa trẻ nào bị bỏ đi.

Thầy Hòa nhấn mạnh: “Trẻ em đến trường được hạnh phúc, được tôn trọng thì trẻ nào cũng sẽ tiến bộ.

Trước đây đánh giá học sinh chỉ có thi cử, văn hóa nên nhiều trẻ em bị loại ra ngoài cuộc chơi.

Điều này là không công bằng. Đứa trẻ nào cũng cần được tôn trọng và không thể đánh giá trẻ chỉ bằng vài môn văn hóa.

Trong đánh giá thì sự cố gắng vượt qua năng lực so với chính các em là đáng được khen rồi.

Còn nếu cứ khen thưởng người có năng lực vượt trội thì bất công cho những em còn lại”.

Trước đây, khi trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng cho rằng, việc đánh giá và khen học sinh đúng lĩnh vực mà các em có kết quả tốt là đúng.

Bởi vì, trời sinh ra mỗi người có một năng khiếu, thiên hướng khác nhau nên có thành tích khác nhau.

Từ trước đến nay, giáo dục chủ yếu chỉ đánh giá kết quả học tập các môn. Kết quả học tập, điểm số cũng chỉ phản ánh một mặt về năng lực phẩm chất của con người.

Trong khi, con người sinh ra vốn không giống nhau về mặt năng lực. Có những người giỏi về mặt tư duy logic nhưng không trội hơn các bạn ở những mặt năng khiếu như thể thao, văn nghệ, hoạt động xã hội… trong khi các bạn khác lại giỏi các lĩnh vực này.

Trong đánh giá phải nhận xét, động viên để các em phát triển mặt mạnh của mình và đồng thời phát triển toàn diện cá nhân.

Do đó, về mặt khen thưởng học sinh thì khen thưởng cả học sinh toàn diện và khen thưởng những học sinh chỉ nổi trội từng mặt. Đây là cách để nâng đỡ học sinh phát triển.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm: “Bây giờ không thể quay lại như thời xưa chỉ khen thưởng kết quả học tập các môn văn hóa. Mỗi một lớp chỉ có hai ba học sinh được khen. Khen như vậy thì có nhiều em nhiều năm trời chẳng được khen, điều này không được động viên mà làm thui chột khả năng của các em.

Hiện nay, thuyết đa trí tuệ cho rằng đánh giá con người bằng chỉ số IQ là không đúng, chưa toàn diện.

Con người có tám trí thông minh, IQ chỉ đo trí thông minh logic, ngoài ra còn có trí thông minh nội tâm, vận động, giao tiếp, không gian…nếu đánh gia như trước đây thì chỉ khen các cháu học văn, toán giỏi. Đánh giá như vậy là không đủ, không động viên được tất cả”.

Trinh Phúc

Tin khác

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục