Đánh giá tình hình thế giới hiện tại và sắp tới, xác định "dòng chảy" chính trong kết nối hội nhập quốc tế

Thứ sáu, 14/07/2023 17:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, cần đánh giá tồn tại, đặc biệt là tình hình thế giới hiện tại và sắp tới. Đồng thời thấy được "dòng chảy" chính trong kết nối hội nhập quốc tế của các nước, như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giáo dục, văn hoá, dịch bệnh, các vấn đề an ninh phi truyền thống…

Ngày 14/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo (Ban Chỉ đạo).

danh gia tinh hinh the gioi hien tai va sap toi xac dinh dong chay chinh trong ket noi hoi nhap quoc te hinh 1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, "bức tranh" hội nhập quốc tế về văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện qua việc tham gia các cam kết, điều ước quốc tế.

Đẩy mạnh nghiên cứu các xu thế, thông lệ quốc tế trong quá trình hoàn thiện thể chế

Báo cáo của Ban Chỉ đạo cho thấy, thời gian qua, các bộ, ngành tiếp tục chủ động tích cực triển khai các chiến lược chương trình, kế hoạch hội nhập quốc tế đã ban hành; tập trung nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế Việt Nam đã tham gia; nghiên cứu, xem xét việc gia nhập các công ước quốc tế phù hợp và thúc đẩy các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế chuyên ngành.

Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan tích cực tham gia các diễn đàn đa phương, khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, tích cực xây dựng và triển khai các hoạt động của Cộng đồng văn hóa ASEAN với các sáng kiến do Việt Nam đề xuất và chủ trì thực hiện, đẩy mạnh ưu tiên của Việt Nam trong xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động chung của Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN. Các bộ, ngành tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước.

Qua phân tích, làm rõ những tồn tại chế trong hội nhập quốc tế về văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế thông qua việc chủ động tham gia vào quá trình đàm phán các quy tắc, pháp luật quốc tế, đặc biệt các quy tắc khu vực để bảo vệ lợi ích quốc gia và thúc đẩy ưu tiên, thế mạnh của Việt Nam.

Đẩy mạnh nghiên cứu các xu thế, thông lệ quốc tế trong quá trình hoàn thiện thể chế để phù hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Tăng cường và nâng cao chất lượng dự báo các vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế và kịp thời đề xuất phương án giải quyết, đặc biệt là liên quan đến việc xây dựng và thực thi thể chế, chính sách.

Cùng với đó là nâng cao năng lực về hội nhập quốc tế cho đội ngũ cán bộ từ Trung ương tới địa phương; chú trọng công tác thông tin đối ngoại, nhất là thông tin đầy đủ, kịp thời về các điều ước, thỏa thuận quốc tế, các vấn đề được dư luận, xã hội quan tâm.

danh gia tinh hinh the gioi hien tai va sap toi xac dinh dong chay chinh trong ket noi hoi nhap quoc te hinh 2

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo, nhất là Bộ GD&ĐT, chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực để tăng cường nhân sự Việt Nam tham gia vào các cơ chế quản trị đa phương.

Chủ động tham gia vào những thoả thuận, sáng kiến mới

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, thời gian tới Ban Chỉ đạo cần phải được kiện toàn về bộ máy, tổ chức, bổ sung thành viên để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh tình hình mới, nhất là những lĩnh vực có sự hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng như y tế, môi trường, biến đổi khí hậu, công tác dân tộc…; đồng thời, rà soát, hoàn thiện quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo theo hướng đơn giản, hiệu quả, tập trung đúng chức năng, nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, các thành viên Ban Chỉ đạo cần tích cực đóng góp ý kiến, tham mưu cho Đảng, Nhà nước những vấn đề lớn liên quan đến quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về hội nhập quốc tế, các sáng kiến, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; định hướng trọng tâm hoạt động trên cơ sở thường xuyên cập nhật tình hình trong nước, quốc tế, làm cơ sở lựa chọn những nội dung ưu tiên trong hợp tác đa phương, mang tính liên ngành.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Kế hoạch hành động của Ban Chỉ đạo phải tham gia sâu vào hoạt động tổng kết Nghị quyết số 22/-NQ/TW năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, trong đó có đánh giá tồn tại, đặc biệt là tình hình thế giới hiện tại và sắp tới. Đồng thời thấy được "dòng chảy" chính trong kết nối hội nhập quốc tế của các nước, như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giáo dục, văn hoá, dịch bệnh, các vấn đề an ninh phi truyền thống…; chủ động tham gia vào những thoả thuận, sáng kiến mới; đưa ra chiến lược, quan điểm, tư tưởng, chủ trương mới và lớn, đột phá trong hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành phải nghiên cứu kỹ, nắm chắc những lĩnh vực cần ưu tiên, tập trung hội nhập sâu rộng để đề xuất kế hoạch tham gia chủ động, hiệu quả vào những sáng kiến, cam kết mới mang tính liên ngành, đa phương; rà soát những điều ước đã ký kết để thể chế hoá, nội luật hoá.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: Thành lập Tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030

Thái Bình: Thành lập Tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 – 2030

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức cuộc họp của Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Tin tức
Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, đất đai trình Quốc hội

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, đất đai trình Quốc hội

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tiếp thu, rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trình Quốc hội.

Tin tức
Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống nhất nghiên cứu triển khai Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT để thu hút nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tin tức
Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(CLO) Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong đó, quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tin tức
Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

(CLO) Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tiếp tục xây dựng Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại trên bộ quan trọng nhất của cả nước, là điểm trung chuyển trên bộ quan trọng trong kết nối Trung Quốc - Việt Nam - các nước Đông Nam Á.

Tin tức