Đắt rẻ nhà thu nhập thấp

Thứ sáu, 03/04/2015 23:39 PM - 0 Trả lời

Đắt rẻ nhà thu nhập thấp

Báo Công luận


Sau khi có thông tin vỉa hè đồn thổi rằng giá bán nhà thu nhập thấp (nhà TNT) ở Hà Nội có thể lên tới 14 triệu đồng/m2, dư luận đã đồng loạt lên tiếng phản ứng, cho rằng mức giá đó là quá cao. Sau đó, ngay cả khi một chủ đầu tư đưa ra giá bán dự kiến giảm xuống còn 11,6 triệu đồng/m2 thì vẫn có không ít người so bì với giá bán nhà TNT ở TP. Hồ Chí Minh chỉ từ 5,8 triệu đồng/m2 đến 8 triệu đồng/m2, hay Đà Nẵng 5,5 triệu đồng/m2. Một đối tượng khác để so sánh là phần lớn các dự án nhà ở thương mại tại TP. Hồ Chí Minh đang được chào bán với mức giá cũng chỉ từ 12 đến 14 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo của một DN địa ốc, việc nhận định đắt- rẻ và so sánh như trên cũng chỉ là một cách nói và nhiều khi không chính xác.

Theo quy định, giá bán nhà TNT do chủ đầu tư tự quyết định và sẽ được xác định dựa trên chi phí xây dựng (trong đó không bao gồm các khoản ưu đãi của Nhà nước như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế VAT...) và được cộng với mức lợi nhuận khoảng 10%.

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, để có giá bán nhà TNT chính thức, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ tại Sở Tài chính để thẩm tra, trình TP phê duyệt. Vì vậy, theo ông “chủ đầu tư muốn bán là một chuyện và có được phép bán giá ấy hay không còn phải được hội đồng thẩm tra thông qua”.

Ông này còn cho biết: "Chủ đầu tư nhà TNT được hưởng những ưu đãi như miễn chi phí như phí sử dụng đất trong phạm vi dự án, được vay vốn tín dụng ưu đãi, được cung cấp miễn phí các mẫu thiết kết điển hình về nhà ở cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thi công và những chi phí này không được cộng vào giá bán căn hộ. Do vậy, giá bán chỉ phụ thuộc vào chi phí xây dựng”.

Song đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, một số quy định trên DN vẫn chưa được hưởng như việc tiếp cận tín dụng giá rẻ… Mặt khác, những chi phí không thể công khai trong quá trình xin dự án, thực hiện dự án đối với những DN xây dựng là không nhỏ- nếu không nói là rất lớn. Một chủ DN địa ốc giấu tên tiết lộ với PV rằng, để có được bộ hồ sơ giấy phép xây dựng cho tòa nhà 30 tầng ở khu vực Mỹ Đình, công ty anh đã phải chi xấp xỉ 7 tỷ đồng ngoài quy định để “bôi trơn”.

Như vậy, việc đầu tư vào nhà TNT không phải là dễ ăn bởi giá đầu ra DN không được tự quyết; hơn nữa trong quá trình soát xét của cơ quan chức năng DN lại phải giải bài toán đối phó, hợp thức hóa những khoản chi phí ngoài luồng. Vì vậy, một số DN không mặn mà với nhà TNT, thậm chí đã xin chuyển sang làm nhà ở thương mại.

Một hệ quả khác của việc không thể minh bạch những chi phí xây dựng nhà TNT là giá bán sản phẩm sẽ khác nhau. Với những khoản phí bôi trơn khác nhau thì giá bán do DN ở các từng địa phương đề xuất không giống nhau sẽ là chuyện đương nhiên.

Những yếu tố trên cho thấy, việc giá nhà TNT cao cũng chưa hẳn là do DN.

PV

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn