Đặt tên làng, xã khi sáp nhập: Làm sao “bảo tồn” được những giá trị lịch sử - văn hóa?

Thứ năm, 09/05/2024 10:55 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo dự kiến, giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập sẽ giảm 619 đơn vị hành chính cấp xã. Điều này mang theo nhiều thay đổi, xáo trộn trong đời sống xã hội; trong đó có việc đặt tên gọi mới cho các làng, xã sau sáp nhập.

Trong những ngày này, câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính đang được dư luận hết sức quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng, tên làng, xã không đơn thuần chỉ là những chữ được ghi trên văn bản hành chính, nó còn là nơi lưu giữ ký ức lịch sử, văn hóa, bản sắc địa phương, là sợi dây gắn kết con người với quê hương.

Việc xóa tên cũ, đặt tên mới có thể làm mất đi cái hay, cái đẹp, mất đi nét đặc trưng của địa phương, thậm chí không mang lại cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào với lịch sử, văn hóa. Liên quan đến vấn đề này, nhà nghiên cứu dân tộc học, PGS.TS Bùi Xuân Đính đã có cuộc trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận.

Làng - nơi lưu giữ ký ức

+ Thưa ông, đã có nhiều ý kiến cho rằng, địa danh, tên làng xã từ xa xưa thường gắn liền với những giá trị văn hóa, đã đi vào văn chương, thi ca, âm nhạc... Ông đánh giá thế nào về điều này?

- Từ xa xưa, làng của người Việt (đặc biệt ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ) thường có tên Nôm, hay còn gọi tên Việt cổ. Đây là loại tên rất khó xác định chính xác về ngữ nghĩa và thường gắn với chữ “Kẻ”. Kẻ ở đây là làng, ví dụ như “kẻ Noi”, “kẻ Vạng”, “kẻ Ải”, “kẻ Cót”, “kẻ Bưởi”… Những danh xưng này gắn với quá trình người Việt khai phá đất đai, lập làng. Về sau, khi tiếp thu chữ Hán, những tên Nôm đó được phiên âm ra từ Hán Việt, ví dụ “kẻ Noi” biến thành Cổ Nhuế, “kẻ Ải” biến thành Di Ái, “kẻ Than” thành Thạch Thán… Trong đó, tên chữ Hán được ghi trong các văn bản hành chính còn tên Nôm vẫn được dùng trong giao tiếp hằng ngày.

dat ten lang xa khi sap nhap lam sao bao ton duoc nhung gia tri lich su  van hoa hinh 1

PGS.TS Bùi Xuân Đính.

Mặc dù vậy, ngay những cái tên Hán Việt cũng thường gắn với điều kiện địa lý tự nhiên của mỗi địa phương, vùng đất; gắn với quá trình tụ cư và phương thức khai hoang lập làng, vì thế ở các vùng quê có rất nhiều cái tên như “Trại”, “Đồng”, “Giáp”. Đa số các tên làng còn chỉ nghề nghiệp như “Vân Canh”, “Xuân Canh” đều gắn với trồng cấy nông nghiệp hay những làng La gắn với nghề canh cửi. Có làng lại đặt tên theo những đặc điểm nổi bật của tính cách con người ở địa phương đó.

Đặc biệt, tên làng còn chỉ ước vọng vươn tới một cuộc sống đầy đủ của cha ông ta như “Kim Sơn” là “núi vàng”, “Tiền Hải” với ý nghĩa “biển tiền”, “Đa Phú” là mong sự giàu có… Tên làng có khi còn in đậm dấu ấn những cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm, những cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc…

Có thể nói, tên làng không chỉ là một địa danh hành chính mà còn là địa danh lịch sử, địa danh văn hóa; nó tạo ra cho con người ý thức gắn bó với quê hương, gìn giữ danh dự cho quê hương mỗi khi đi ra khỏi làng. Và trong rất nhiều trường hợp, tên làng in đậm trong tâm thức của một cộng đồng cư dân nên mỗi khi chuyển cư, người ta “di” theo cả tên làng đến nơi quê mới.

+ Câu chuyện chia tách, sáp nhập, đổi tên làng xã không phải đến giờ mới có. Vậy việc đổi tên trước đây diễn ra như thế nào?

- Do tính chất lịch sử - văn hóa của làng xã, trong chế độ phong kiến ngày xưa chính quyền rất có ý thức giữ gìn, bảo vệ tên làng. Cho đến trước năm 1945, việc đổi tên làng rất ít khi xảy ra. Nhà nước thường không can thiệp sâu mà tôn trọng những đặc điểm chung của làng, miễn là làng đó phải bảo đảm các nghĩa vụ sưu thuế, binh dịch với Nhà nước. Nhà nước chỉ đổi tên, xóa tên làng khi có nổi dậy chống chính quyền. Cho nên, qua hàng ngàn năm, tên làng luôn được giữ ổn định, không xảy ra biến động nhiều.

Sau Cách mạng Tháng Tám, nhà nước ta thay đổi mô hình quản lý, không để mỗi làng là một xã nữa nên có nhiều trường hợp các làng nhập với nhau và đổi tên làng. Tiếp đó, thời kỳ kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, do hoàn cảnh chiến tranh, nhiều làng xã được đặt tên theo tên các nhà cách mạng, anh hùng dân tộc, các chí sĩ yêu nước… Tuy nhiên, sau chiến tranh, việc chia các xã lớn đã nhập trước đó thành các xã nhỏ thì bắt đầu có hiện tượng ghép tên.

Ưu tiên giữ lại những tên cổ, mang ý nghĩa lịch sử

+ Gần đây, dư luận đang rất “nóng” liên quan đến việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính, kèm theo đó là việc đổi tên làng xã ở nhiều địa phương. Ông có nhận xét gì về việc một số cái tên mới, dự kiến sẽ sử dụng sau khi sáp nhập?

- Qua thông tin đại chúng suốt hơn 1 tháng qua, tôi thấy ở một số địa phương xảy ra tình trạng ghép tên theo những con số rất cơ học, vô hồn thậm chí phản cảm, bị dư luận giễu cợt. Chẳng hạn người ta định ghép tên hai xã Quỳnh Hậu và Quỳnh Đôi thành “Đôi Hậu” - đây là một cái tên không mang ý nghĩa gì. Trong khi đó, Quỳnh Đôi, một làng cổ hết sức nổi tiếng, đã được cha ông ta đúc kết “Bắc Hà Hành Thiện, Hoan Diễn Quỳnh Đôi” thì lại mất đi. Hay cái tên “Vạn Nhất” ý nghĩa rất xấu, có thể nói là phản cảm; “Cao Sơn Tiến” cũng là một sự ghép tên thuần tuý cơ học, không tạo ra được xúc cảm gì.

Có nơi, vì không điều hòa được, bí quá người ta muốn quay lại những cái tên mới có hồi thời kỳ chống Pháp, trong khi đó những tên cổ gắn liền với vùng đất đó từ xưa thì lại bỏ. Tôi cho rằng, những việc làm này, nếu được thực hiện sẽ xóa đi những giá trị văn hóa đã được ông cha ta hun đúc, hình thành qua hàng ngàn năm.

dat ten lang xa khi sap nhap lam sao bao ton duoc nhung gia tri lich su  van hoa hinh 2

Cổng làng Ước Lễ (Hà Nội) được đắp nổi ba chữ đại tự “Ước Lễ môn”.

+ Vậy theo ông có một tiêu chí nào đối với việc đổi tên, đặt tên? Liệu có một phương cách nào đó có thể tránh được việc “bỗng dưng” một ngày nào đó làng xã có một cái tên mới “lạ lẫm” ngay với chính người dân địa phương?

- Quan điểm của tôi và nhiều nhà nghiên cứu là những cái tên cổ phải được ưu tiên giữ lại. Việc ghép tên hai xã cũ với nhau thì đương nhiên cả hai xã cùng bị mất tên, vì vậy, chi bằng nên giữ lại những tên xã cũ mang ý nghĩa lịch sử.

Chẳng hạn thay vì nhập xã Hòa Xá, Vạn Thái, Hòa Nam thành xã Thái Hòa thì ta giữ lại tên Hòa Xá vì nó gắn với một sự kiện nổi tiếng “Chiếc gậy Trường Sơn”. Trong trường hợp những làng đó không nổi tiếng về lịch sử, văn hóa nhưng ngày nay nó tạo ra những thương hiệu cho sự phát triển thì cũng cần phải ưu tiên giữ lại.

Cần giảm tối đa việc xóa tên thay bằng những cái tên khác, đặc biệt giảm tối đa việc ghép tên một cách cơ học. Còn những làng không còn tên trong đơn vị hành chính mới cũng cần phải được giữ lại bằng các tên thôn. Ta cũng có thể giữ tên làng trên các cổng làng, cổng xóm nếu điều kiện đất đai cho phép…

Ngoài ra, tôi cho rằng, quyết định hành chính của chính quyền về tên thôn, tên làng sẽ có tác dụng tích cực nhất trong việc giữ gìn những giá trị văn hóa quý giá. Dù tên xã không còn nhưng tên thôn vẫn hiện hữu trong các văn bản hành chính, điều đó khiến ít nhiều những “di sản” của cha ông ta vẫn đang được bảo lưu trong cuộc sống hằng ngày.

+ Xin cảm ơn ông!

Khánh Ngọc (Thực hiện)

Tin mới

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.

Nghề báo
Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.

Nghề báo
Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.

Tin tức
Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.

Tin tức
Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.

Tin tức
Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.

Giáo dục
Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.

Môi trường và cuộc sống
Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.

Đời sống văn hóa
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.

Kinh tế vĩ mô
Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,

Tin tức
Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Giao thông
Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.

Kinh doanh - Tài chính
Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án - Đầu tư
Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.

Đời sống văn hóa
Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.

Đời sống văn hóa
Liên hoan phim quốc tế TP HCM lùi ngày tổ chức sang năm 2026

Liên hoan phim quốc tế TP HCM lùi ngày tổ chức sang năm 2026

(CLO) Liên hoan phim quốc tế TP HCM lần thứ hai sẽ lùi thời gian tổ chức vào năm 2026 thay vì năm 2025 như dự kiến trước đó.

Đời sống văn hóa
Gần 500 nghệ nhân, diễn viên tham gia Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ

Gần 500 nghệ nhân, diễn viên tham gia Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ

(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.

Đời sống văn hóa
Rực rỡ sắc đỏ hoa gạo ở ngôi chùa cổ ngoại thành Hà Nội

Rực rỡ sắc đỏ hoa gạo ở ngôi chùa cổ ngoại thành Hà Nội

(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Phát động cuộc thi vẽ tranh 'Ngôi nhà mơ ước' 2025

Phát động cuộc thi vẽ tranh 'Ngôi nhà mơ ước' 2025

(CLO) Sáng 02/4/2025 tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”.

Đời sống văn hóa
Kẻ gian lợi dụng việc chùa Vẽ bị cháy để lừa đảo

Kẻ gian lợi dụng việc chùa Vẽ bị cháy để lừa đảo

(CLO) Trang Facebook “13 Hạnh Đầu Đà” kêu gọi phát tâm tu sửa, xây dựng lại chùa Vẽ là hành vi lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tiền của phật tử và người dân.

Đời sống văn hóa
Điều tra vụ phá hoại bia cổ trấn yểm gần chùa Cầu Hội An

Điều tra vụ phá hoại bia cổ trấn yểm gần chùa Cầu Hội An

(CLO) Công an đã tiếp nhận điều tra vụ việc tấm bia cổ trấn yểm dưới gốc cây đa gần chùa Cầu ở TP Hội An bị phá hoại.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc đêm khai hội chùa Thầy năm 2025

Đặc sắc đêm khai hội chùa Thầy năm 2025

(CLO) Tối 01/04/2025, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ khai hội chùa Thầy - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại năm 2025 thu hút số đông người dân cùng du khách thập phương về tham dự.

Đời sống văn hóa