Dấu ấn 2018 - Động lực cho Petrovietnam tiếp bước!

Chủ nhật, 20/01/2019 12:36 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2018 đã qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, trí tuệ và bản lĩnh của “những người đi tìm lửa” đã giúp Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vượt qua được những sóng gió, những khó khăn, để từ nhận thức đúng đến hành động quyết liệt hơn trong mọi nhiệm vụ.

Một năm nhiều nỗ lực đổi mới

Điểm nhấn quan trọng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) năm qua chính là việc cơ bản hoàn thành công tác sắp xếp, tinh giản bộ máy Công ty mẹ; là doanh nghiệp đầu tiên hoàn thành hợp nhất các ban của Đảng với ban chuyên môn có nhiệm vụ tương đồng. Ngay sau khi được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm kiện toàn nhân sự cấp cao nhất, công tác tái cơ cấu, sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả đã được Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam quyết liệt triển khai thực hiện và nhận được sự đồng thuận rất cao trong toàn bộ hệ thống chính trị của Tập đoàn.  Song song với việc tái cấu trúc tổ chức bộ máy điều hành, PVN cũng triển khai quyết liệt việc sắp xếp, bố trí nhân sự lãnh đạo các Ban/Văn phòng phù hợp với năng lực, kinh nghiệm theo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Ban chuyên môn/Văn phòng dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí đã được Thường vụ Đảng ủy và Hội đồng Thành viên Tập đoàn thông qua. Từ đó, khắc phục được tình trạng trùng lắp, chồng chéo trong xử lý công việc, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Theo đó, tính đến hết tháng 12/2018, PVN đã thực hiện sắp xếp giảm từ 32 đầu mối Ban chuyên môn/Văn phòng xuống còn 17 đầu mối Ban chuyên môn/Văn phòng; số lượng phòng trong Ban/Văn phòng cũng giảm xuống từ 73 xuống còn 51 phòng; số lượng lãnh đạo Ban giảm từ 111 người xuống còn 64 người… Tập đoàn đã kiện toàn được 14/15 Trưởng các Ban/Văn phòng Tập đoàn, 50 Phó trưởng ban/Văn phòng Tập đoàn và 116 cán bộ quản lý cấp phòng. Lộ trình đến năm 2020 sẽ tinh giảm 200 người tại bộ máy tham mưu giúp việc của Tập đoàn. Có thể nói, việc tái cơ cấu tổ chức và nhân sự của bộ máy điều hành Petrovietnam là đòi hỏi cấp thiết để củng cố, nâng cao hiệu quả quản lý phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, đáp ứng các mục tiêu phát triển của Petrovietnam trong các giai đoạn tiếp theo. Cùng với việc tái cơ cấu, sắp xếp bộ máy điều hành tại cơ quan Tập đoàn, thực hiện sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy Tập đoàn, công tác tái cơ cấu, sắp xếp bộ máy tại các đơn vị thành viên PVN được triển khai quyết liệt và hiệu quả. Công tác tái cơ cấu tại từng đơn vị đã mang tới những kết quả tích cực cho đơn vị từ hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc quản lý, vận hành bộ máy điều hành của từng đơn vị.

Người lao động Vietsovpetro trên giàn khoan. Ảnh: PVN

Người lao động Vietsovpetro trên giàn khoan. Ảnh: PVN

Đồng thời, Petrovietnam đã hoàn thiện và ban hành Cẩm nang văn hóa Dầu khí. Cùng với đó, lần đầu tiên, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý Petrovietnam được quy định một cách cụ thể. Ngọn lửa Dầu khí được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, tạo nên bản sắc của Văn hóa Dầu khí, là giá trị mà người dầu khí phải trân trọng, gìn giữ và phát triển. Đó cũng chính là nền tảng hun đúc, giữ lửa cho người dầu khí vượt qua những thách thức nhiều năm nay để vững vàng bước tiếp.

Dấu ấn quan trọng thứ 2 trong năm 2018 đó là những kết quả đạt được của ngành. Petrovietnam hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặc biệt ở cả chỉ tiêu gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác dầu khí và các chỉ tiêu tài chính. Hầu hết các chỉ tiêu năm 2018 mà Chính phủ giao Petrovietnam đều về đích trước kế hoạch. Tổng sản lượng khai thác dầu khí đạt 23,98 triệu tấn quy dầu, vượt 5,0% kế hoạch năm. Sản xuất đạm ước tính đạt 1,63 triệu tấn, vượt 5,7% kế hoạch năm. Tổng doanh thu toàn Petrovietnam ước đạt 626,8 nghìn tỷ đồng, vượt 96 nghìn tỷ đồng, tương đương vượt 18,1% kế hoạch năm, tăng 25,9% so với năm 2017. Nộp ngân sách Nhà nước toàn Petrovietnam ước đạt 121,3 nghìn tỷ đồng, vượt 47,5 nghìn tỷ đồng, vượt 64,3% kế hoạch năm, tăng 24,3% so với năm 2017. Đạt được kết quả này là nhờ sự định hướng, chỉ đạo từ Đảng, Nhà nước đến sự nỗ lực không ngừng, tinh thần đoàn kết, đồng lòng của toàn ngành năm qua,  đủ để hứa hẹn một năm 2019 khởi sắc, phát triển hơn nữa.

Những sự khởi động hứa hẹn

Cổ phần hóa thành công 3 doanh nghiệp chính là dấu ấn đáng ghi nhận của PVN năm 2018. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) và Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là 3 doanh nghiệp cổ phần hóa có quy mô vốn lớn của Petrovietnam với giá trị phần vốn góp của Nhà nước được kiểm toán xác định là 89.000 tỷ đồng. Qua đợt IPO thành công 3 doanh nghiệp này, Petrovietnam đã thu về 16.500 tỷ đồng, thặng dư giá trị vốn Nhà nước là 7.500 tỷ đồng. Tính cả giá trị cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước, Petrovietnam đã thu về 18.600 tỷ đồng. Sau khi cổ phần hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều khởi sắc. Việc cổ phần hóa này cũng là cơ hội giúp tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng hoạt động và tổ chức gọn nhẹ hiệu quả hơn nhất là trong bối cảnh thị trường dầu khí ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Theo lộ trình tái cơ cấu toàn diện PVN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, PVN sẽ triển khai công tác cổ phần hóa để thoái vốn theo tỷ lệ quy định nắm giữ vốn Nhà nước tại các công ty thành viên, nâng cao chất lượng quản trị điều hành doanh nghiệp. 

pvn-hoan-thanh-chi-tieu-khai-thac-nam-2016-5-28122016172747

Bên cạnh đó, việc chính thức vận hành thương mại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng là công việc mà toàn ngành đã làm được. Việc đưa vào vận hành thương mại có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trong quá trình phát triển đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Với tổng giá trị đầu tư lên tới 9 tỷ USD, công suất chế biến là 200 nghìn thùng dầu thô/ngày (tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm), Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong những dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí tại Việt Nam. Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cùng với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang vận hành sẽ đáp ứng hơn 80% nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước, giảm sự phụ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu.

Không chỉ vậy, một số dự án yếu kém như nhà máy Sản xuất Xơ sợi Polyester Đình Vũ, Nhà máy Bio Ethanol Dung Quất, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bình Phước đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Thực hiện Đề án xử lý các doanh nghiệp, dự án kém hiệu quả của ngành Công Thương theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chính phủ và Bộ Công Thương, PVN đã triển khai một loạt các giải pháp để xử lý các dự án chưa hiệu quả như thành lập Ban Chỉ đạo thuộc Tập đoàn về xử lý các dự án kém hiệu quả; tổ chức kiện toàn nhân sự tại các đơn vị, hỗ trợ nhân lực có năng lực, kinh nghiệm từ các đơn vị thành viên Tập đoàn tham gia công tác bảo dưỡng sửa chữa, chuẩn bị các điều kiện để vận hành lại các nhà máy... Sau hơn nửa năm vận hành trở lại, PVTEX đã đưa ra thị trường 2.200 tấn sản phẩm sợi DTY các loại với chất lượng tốt được khách hàng tin tưởng. Nhà máy Bio Ethanol Dung Quất được khởi động, vận hành lại, hoạt động ổn định, chất lượng sản phẩm tốt. Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bình Phước đã hoàn thành bảo dưỡng, sẵn sàng vận hành trở lại.

Có thể nói, 2018 với 5 năm dấu ấn nổi bật đã trở thành động lực để tập đoàn tiếp bước. Dù trước mắt vẫn còn đó nhiều thách thức nhưng những cơ hội đang được mở ra và hơn hết tinh thần người dầu khí đang được tiếp lửa, được khích lệ với nhiều đổi mới tích cực trong mọi mặt, hứa hẹn sẽ chào đón một năm 2019 đầy khởi sắc.

Hà Vân

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp