Dấu ấn ngành thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Giang năm 2020

Thứ bảy, 23/01/2021 09:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2020, Sở đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn. Sở chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh bám sát các quy định của Luật Báo chí, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ TTTT, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh để thực hiện tốt công tác thông tin.

Những kết quả đạt được

Năm 2020 là năm có nhiều sự kiện, nhiệm vụ quan trọng của tỉnh, năm diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp dịch Covid-19 xảy ra gây ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, xã hội chung của cả nước. Trước tình hình đó, ngành thông tin và truyền thông nói riêng đã nỗ lực trong việc bám sát quy hoạch, kế hoạch, tham mưu chính sách, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hạ tầng, dịch vụ; ứng dụng CNTT mạnh mẽ trong cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và cung cấp dịch vụ công. Khai thác, vận hành hiệu quả hệ thống gửi nhận văn bản điện tử, quản lý văn bản và điều hành liên thông 4 cấp, chữ ký số. Hệ thống các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được duy trì, bảo đảm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của các ngành, địa phương. Qua đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội (tăng trưởng 13,02%) và bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái đã trao Huân chương Lao động hạng nhì cho Sở TTTT và 1 một số đơn vị có thành tích xuất sắc. Ảnh: Sở TTTT

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái đã trao Huân chương Lao động hạng nhì cho Sở TTTT và 1 một số đơn vị có thành tích xuất sắc. Ảnh: Sở TTTT

Về lĩnh vực bưu chính, toàn tỉnh có 258 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, trong đó 66 Bưu cục cấp 1, 2, 3 và văn phòng đại diện; 182 điểm Bưu điện - Văn hóa xã, 10 đại lý bưu chính và thùng thư độc lập, chỉ tiêu bán kính phục vụ bình quân 2,76 km/1 điểm; số dân được phục vụ là 6.432 người/1 điểm. Hiện nay toàn tỉnh có 910/1988 thủ tục hành chính (chiếm 45,7%) được thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích tại 93 điểm phục vụ bưu chính của Bưu điện tỉnh.

Về viễn thông, internet và tần số vô tuyến điện, Sở đã chỉ đạo đảm bảo tốt thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân; đảm bảo hạ tầng mạng thông tin phục vụ diễn tập Khu vực phòng thủ tỉnh; phương án đảm bảo an toàn hệ thống công trình cột Ăngten và trạm BTS, đặc biệt ứng phó với diễn biến thiên tai phức tạp. 

Cụ thể, 100% các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh được phủ sóng 3G, 4G; 72-75%  số thuê bao điện thoại di động là smartphone. Chỉ đạo thẩm định 75 hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công các Đồ án quy hoạch, Khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh để đảm bảo hạ tầng viễn thông được ngầm hóa, bố trí khu đất công phục vụ cho công trình viễn thông. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.422 trạm BTS; 100% UBND cấp xã đã được kết nối internet tốc độ cao, phủ sóng 3G, 4G. Đặc biệt, năm 2020 chỉ số xếp hạng ứng dụng CNTT tỉnh Bắc Giang tăng 07 bậc, đứng thứ 21/63 tỉnh thành trên cả nước.

Hầu hết các huyện, thị xã, đã đồng hành mạnh mẽ cùng với tỉnh, không ngừng đẩy mạnh ứng dụng CNTT, ký số, tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xây dựng chính quyền điện tử để áp dụng vào công tác quản lý, điều hành. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến phát huy hiệu quả, phục vụ tốt cho các cuộc họp trực tuyến giữa Trung ương với tỉnh và giữa tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố.

Sở đã tiến hành nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu giai đoạn 1, với 33 máy chủ vật lý, các máy chủ đã được cài đặt, quản lý theo công nghệ ảo hóa để tối ưu hiệu năng và tài nguyên máy chủ để phục vụ nhu cầu cài đặt, triển khai các ứng dụng phần mềm cho các sở, ngành, huyện trên địa bàn tỉnh.

Năm 2020, ngành tiếp tục đạt được những thành quả tích cực hơn về đảm bảo an toàn thông tin mạng: Xử lý khoảng hơn 300 tài khoản bị lộ lọt mật khẩu. Quản trị hệ thống Mail đã tiến hành cập nhật các quy tắc yêu cầu người dùng khi đặt mật khẩu có độ khó và khóa khóa tài khoản truy cập khi bị nhập sai mật khẩu 15 lần; Công tác xử lý nghiêm các vi phạm trên mạng xã hội, vi phạm pháp luật trong hoạt động Bưu chính, chuyển phát, vi phạm pháp luật trong hoạt động viễn thông, CNTT được chú trọng và triển khai kịp thời, mang tính chất cảnh cáo, răn đe mạnh mẽ các cá nhân, tổ chức vi phạm.

UBND Tỉnh Bắc Giang thường xuyên thông tin về tình hình KT-XH với các cơ quan báo chí, truyền thông. Ảnh: Dương Lâm

UBND Tỉnh Bắc Giang thường xuyên thông tin về tình hình KT-XH với các cơ quan báo chí, truyền thông. Ảnh: Dương Lâm

Đặc biệt, trong năm qua, Sở đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn. Sở chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh bám sát các quy định của Luật Báo chí, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ TTTT, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh để thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đậm nét trước, trong và sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025; các phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh gắn với kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bắc Giang; tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp của UBND tỉnh trong việc tháo gỡ khó khăn thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả.  Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các tin, bài của báo chí phản ánh về Bắc Giang; đấu tranh, xử lý có hiệu quả tình trạng tin xấu, thông tin bịa đặt, thiếu kiểm chứng. Thực hiện xử lý tạp chí hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tỉnh. Cùng với đó Sở đã tham mưu cho tỉnh ban hành hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện việc tiếp xúc, phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí đảm bảo đúng quy định.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 họp phiên thứ 2 (sáng ngày 9/12), các đại biểu HĐND tỉnh tiến hành thảo luận tại hội trường, tập trung vào các vấn đề kinh tế - xã hội. Thảo luận tại Hội trường, ông Trần Minh Chiêu - Giám đốc Sở TT&TT đã kiến nghị, đề xuất Bắc Giang cần đẩn nhanh tiến xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm là mục tiêu xuyên suốt trong giai đoạn tới.

Bắc Giang cần đẩn nhanh tiến xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm là mục tiêu xuyên suốt trong giai đoạn tới. Ảnh: Báo Bắc Giang

Bắc Giang cần đẩn nhanh tiến xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm là mục tiêu xuyên suốt trong giai đoạn tới. Ảnh: Báo Bắc Giang

Phát biểu Thảo luận tại kỳ họp, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang Trần Minh Chiêu chia sẻ, để xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh, tiếp tục xây dựng Chính quyền điện tử, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm hướng tới nền hành chính hiện đại, công khai và minh bạch, trong thời gian tới tỉnh cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương và ban hành chính sách của địa phương để tạo cơ sở pháp lý toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính quyền điện tử, xây dựng đô thị thông minh hướng tới Chính quyền số của tỉnh.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang cần chọn công nghệ là điểm đột phá chiến lược, nhất là công nghệ số, từ đó thay đổi mô hình quản trị, mô hình kinh doanh và đưa mô hình công nghệ số vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Đồng thời, xây dựng hạ tầng viễn thông, hạ tầng CNTT, hạ tầng truyền thông để truyền dẫn, kết nối, triển khai, vận hành tốt hoạt động của Chính quyền điện tử và đô thị thông minh. Tăng cường cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, đích đến là sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Hoàn thiện hạ tầng 4G, chuẩn bị phát triển hạ tầng 5G tại các khu công nghiệp để hỗ trợ sản xuất thông minh nhằm đón các làn sóng đầu tư mới vào tỉnh.

Xây dựng, phát triển hạ tầng dữ liệu tỉnh. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo, tận dụng tối đa công nghệ số 4.0 để phát triển nền kinh tế số hội nhập và hiện đại; mở rộng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ở các lĩnh vực của đời sống KT-XH.

Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền về xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh để tạo sự đồng thuận, hưởng ứng mạnh mẽ trong toàn xã hội.

Chú trọng tổ chức đào tạo, tập huấn, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Ban hành cơ chế khuyến khích thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để tham gia xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Giang, hướng đến nền kinh tế số, xã hội số, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới.

Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương tuyên truyền về những cơ hội, thách thức trong thời kỳ hội nhập và phát triển; phối hợp với báo chí Trung ương thực hiện quảng bá thành tựu phát triển kinh tế - xã hội địa phương; thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh trong điều kiện vừa phòng chống đại dịch Covid-19, vừa tập trung phát triển kinh tế; đẩy mạnh tuyên truyền giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong sản xuất kinh doanh; tuyên truyền xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020; tuyên truyền đậm nét về Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 gắn với kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh…

Tháng 10 năm 2020, Bắc Giang tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nêu rõ: mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2020-2025, Bắc Giang tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, làm hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và nhân dân nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương, sức mạnh tổng hợp của nhân dân, đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc; có tốc độ tăng trưởng kinh tế nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước; kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị... Phấn đấu nằm trong nhóm 15 tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô GRDP; thu nhập bình quân đầu người (GRDP/người/năm) cao hơn bình quân cả nước. Vị thế, hình ảnh tỉnh Bắc Giang tiếp tục được khẳng định ở tầm cao mới. Một số chỉ tiêu chủ yếu cho nhiệm kỳ 2020 – 2025 là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm phấn đấu đạt 14%; GRDP bình quân đầu người: 5.500-6.000 USD; Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân từ 14-16%/năm; Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 đạt 470 nghìn tỷ đồng.

Bắc Giang hội tụ đầy đủ tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế lớn Ảnh TL

Bắc Giang hội tụ đầy đủ tiềm năng trở thành trung tâm kinh tế lớn Ảnh TL

Nói về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cho biết: “Mặc dù trong điều kiện khó khăn, tỉnh Bắc Giang vẫn là một trong những điểm sáng về tăng trưởng và phục hồi kinh tế, tốc độ tăng trưởng cả năm đứng đầu toàn quốc, đạt 13,02%, năng suất lao động xã hội tăng 9,9%, đạt gần 110 triệu đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 2.900 USD. Đây thực sự là những con số ấn tượng thể hiện khát vọng vươn lên của tỉnh, là kết quả của sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp, là thời điểm Bắc Giang có nhiều thuận lợi lớn, chủ động vượt qua thách thức, hội nhập sâu trong dòng chảy mạnh mẽ của đất nước”.

Điều này chứng tỏ niềm tin rất lớn của các nhà đầu tư đối với Bắc Giang, đồng thời thể hiện quyết tâm cao của cộng đồng doanh nghiệp cùng khát vọng vươn lên của nhân dân. Những kết quả ấn tượng cũng minh chứng cho vị thế đang lên của tỉnh. Năm 2021, Bắc Giang phấn đấu tăng trưởng đạt 14,5% và các chỉ tiêu đặt ra đều cao hơn năm 2020, tạo đà vững chắc cho thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Năm 2021, ngành TT&TT tập trung làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành ban hành quy định phân cấp, ủy quyền thực hiện quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh; giữ vững tốc độ tăng trưởng các dịch vụ bưu chính phục vụ thương mại điện tử ít nhất 30%; đẩy nhanh chuyển dịch từ dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính số. 

Bảo đảm thông tin liên lạc trước, trong và sau khi diễn ra các sự kiện lớn của tỉnh, của đất nước. Xây dựng Trung tâm Giám sát an toàn thông tin (SOC) tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh. Kiểm tra, giám sát bảo đảm hoạt động bưu chính, chuyển phát đúng quy định của pháp luật, quản lý thuê bao di động trả trước, tiến tới chấm dứt việc kích hoạt sẵn SIM thuê bao di động trả trước, bán SIM rác, các thông tin trên mạng xã hội…

Hoàng Dương– Thủy Tiên

Tin khác

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 24/4, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025 (Ban Chỉ đạo tỉnh) họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xem xét bổ sung một số dự án vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì cuộc họp.

Đời sống
Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

(CLO) Tính đến tối 24/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 4 trong số 5 người chết và mất tích trong vụ chìm tàu kéo sà lan gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Đời sống