Trung Quốc bất ngờ phát hiện mỏ vàng khổng lồ ở tỉnh Hồ Nam
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
Theo dõi báo trên:
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thì nhu cầu thẩm mỹ và nghệ thuật ở Việt Nam cũng không ngừng được nâng lên. Đời sống mỹ thuật Việt Nam trở nên sôi động với sự xuất hiện của nhiều triển lãm, không gian trưng bày nghệ thuật. Các triển lãm và sự kiện mỹ thuật đã mở rộng cơ hội cho công chúng tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật, từ đó xuất hiện nhiều hơn các nhà sưu tập mỹ thuật và dần tạo nên một thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật ở Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, từ chỗ tranh của họa sĩ Việt Nam chủ yếu bán cho người nước ngoài, thì thị trường gần đây đã chuyển dịch về khách hàng nội địa, minh chứng là trong giai đoạn 2010 - 2020, sức mua trong nước đã tăng từ 50 - 80%.
Cùng với sự lớn mạnh của thị trường, mỹ thuật Việt Nam cũng khẳng định vị trí của mình với những tác phẩm được định giá “triệu đô”. Tháng 6/2024, bất chấp thị trường đang ảm đạm, bức sơn dầu “Les Chanteuses de Campagne” (Người hát dân ca) của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đã được gõ búa với mức giá 1.020.000 EUR. Gần đây nhất, hôm 12/10, tại phiên đấu “Những huyền thoại của trường mỹ thuật Đông Dương”, bức tranh lụa “Quà của mẹ” của họa sĩ Lê Phổ được nhà đấu giá Millon gõ búa ở 600.000 EUR. Tại phiên đấu giá này, bức “Jeune fille au perroquet” (Quý bà và con vẹt) của Lê Phổ cũng được bán với 315.000 EUR; bức “Les baigneuses” (Tắm) của Nguyễn Tường Lân có giá 310.000 EUR; bức “Reflet sur la rivière” (Suy ngẫm trên dòng sông) của Trần Phúc Duyên đạt mức 110.000 EUR.
Theo ông Alexandre Millon - Chủ tịch Millon, trong gần 10 năm tổ chức các phiên đấu giá về nghệ thuật Việt Nam của nhà đấu giá này, có khoảng 80% người mua là nhà sưu tập Việt Nam, trong khi người bán hầu hết là người châu Âu. Giám đốc Sotheby’s Việt Nam Ace Lê cũng cho rằng, Việt Nam đang là thị trường nghệ thuật tăng trưởng tốt nhất Đông Nam Á.
Nhận thấy thị trường nhiều tiềm năng, nhiều “ông lớn” trong làng đấu giá quốc tế đã nhanh chân mở rộng “lãnh địa” sang Việt Nam. Tháng 3/2023, nhà đấu giá Sotheby’s bổ nhiệm ông Ace Lê làm Giám đốc thị trường Việt Nam. Một năm sau, nhà đấu giá Millon cũng chính thức mở văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Ngay sau khi vào Việt Nam, Sotheby’s đã có động thái kích cầu thị trường thông qua hai triển lãm “Hồn xưa bến lạ” và “Mộng Viễn Đông”. Đây được coi là những triển lãm lớn nhất tại Việt Nam về nghệ thuật thời kỳ Đông Dương. Công chúng xếp hàng dài vào triển lãm để được tiếp xúc với các tác phẩm có giá trị, được thẩm định và trưng bày theo đúng chuẩn quốc tế. Còn nhà Millon cũng nhanh chóng tổ chức phiên đấu giá song song ở cả hai đầu cầu Việt Nam và Pháp. Phiên đấu chuyên đề “Nghệ thuật Việt Nam” hồi tháng 4/2024 đã thu về kết quả giao dịch lên đến hơn 1,8 triệu EUR.
Cùng với sự tham gia thị trường của những “tay to” quốc tế, ở trong nước cũng xuất hiện nhiều nhà bán đấu giá chuyên nghiệp. Trong số này có thể kể đến Lý Thị, Chọn’s, Lạc Việt, PI Auction House, Le Auction House… Có thời điểm, những đơn vị này hoạt động sôi nổi khi hầu như tháng nào cũng tổ chức các buổi đấu giá tranh.
Tuy đã có sự phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước nhưng nhiều ý kiến cho rằng, thị trường mỹ thuật Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé, chưa thực sự tạo ra sự bứt phá ngoạn mục, chưa có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng của người dân. Việt Nam chưa có một thị trường mỹ thuật đúng nghĩa khi các giao dịch được thực hiện một cách tự phát và manh mún. Các hình thức giao dịch chủ yếu vẫn là mua bán trực tiếp với họa sĩ, mua bán qua gallery, mua bán qua môi giới. Điều này dẫn đến hệ lụy là thị trường lộn xộn và giá tranh thì rất “tù mù”, trình trạng tranh giả không hiếm gặp và ngày càng có nhiều biến tướng tinh vi.
Trong bối cảnh ấy, sự xuất hiện của các nhà đấu giá nghệ thuật được kỳ vọng sẽ “giải tỏa” những vướng mắc, mở ra tín hiệu khởi sắc hơn cho thị trường nghệ thuật trong nước. Thế nhưng, chỉ sau một vài phiên đấu, những ồn ào đã xuất hiện, từ những nghi vấn tranh giả, người trúng đấu giá “chạy làng” sau khi trả giá cao ngất ngưởng, thậm chí có cả chuyện người thắng đấu giá mang tranh về treo nhiều tháng mà không trả tiền... Đây chính là lý do khiến các sàn đấu giá mất uy tín, không thể tổ chức đấu giá được thường xuyên hoặc phải ngừng hẳn.
Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn cho rằng, hệ thống các nhà đấu giá là một mắt xích quan trọng trong chuỗi yếu tố làm nên thị trường mỹ thuật. Với thị trường còn rất nhiều tiềm năng, khi quy mô thị trường còn rất nhỏ bé và sơ khai như hiện nay thì việc tổ chức đấu giá tranh công khai, minh bạch sẽ củng cố niềm tin của công chúng khi tham gia vào thị trường mỹ thuật, từ đó góp phần thúc đẩy nền nghệ thuật Việt Nam. Do đó, việc xây dựng một hệ sinh thái đấu giá mỹ thuật chuyên nghiệp, minh bạch sẽ là xu hướng tất yếu.
Theo ông Lê Quang, đại diện nhà đấu giá Le Auction House, sau những vấp váp ban đầu, Việt Nam rất cần có thêm những nhà đấu giá để tăng tính cạnh tranh và tạo được sự chuyên nghiệp trong hoạt động đấu giá tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, ông Quang cũng thẳng thắn nhìn nhận, vấn đề hiện đang nổi cộm đó là, đối với dòng tranh đương đại, do thiếu sự định giá chuyên nghiệp nên có tình trạng các họa sĩ tự đặt giá rất cao khiến các giao dịch rất khó thực hiện. Đồng thời, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn được vấn nạn tranh giả, bởi thị trường luôn luôn “có thật có giả”. Điều quan trọng là mỗi người phải tự bảo vệ mình bằng kiến thức, bằng sự hiểu biết và tìm đến giao dịch ở những địa chỉ uy tín.
“Có thể đánh giá thị trường đang tốt lên khi có tới 75% và 88% số tranh được giao dịch trong hai phiên đấu giá trong năm 2024 của Le Auction House. Trong đó, đối tượng mua tranh chủ yếu là người Việt. Qua những cuộc đấu giá này, chúng tôi cũng mong muốn tìm ra những họa sĩ trẻ, có tiềm năng để giới thiệu ra công chúng”, ông Quang nói.
Đại diện Le Auction House nhấn mạnh thêm, bên cạnh vai trò là một kênh xác định giá trị của tác phẩm nghệ thuật một cách khách quan, minh bạch thì hoạt động đấu giá còn mở ra cánh cửa cho tranh Việt được giới thiệu ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để hoạt động đấu giá mỹ thuật ở Việt Nam có được sự chuyên nghiệp, các nhà đấu giá cần nhanh chóng tiếp cận các chuẩn mực của thế giới, minh bạch thông tin tác phẩm trước khi đấu giá và xây dựng một nền tảng uy tín, đảm bảo quyền lợi của người mua tranh. Về phía cơ quan quản lý, nên đặt ra tiêu chuẩn về vốn, về trình độ đội ngũ, về quy trình tổ chức đấu giá…
Còn theo GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên - Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, hoạt động của các gallery, các sàn đấu giá vẫn mang tính chất đơn lẻ, trong đó chưa thể hiện được vai trò của Nhà nước, cũng như thiếu các chính sách khuyến khích, định hướng phát triển. Để thị trường mỹ thuật và đấu giá mỹ thuật ở Việt Nam hoạt động ổn định và phát triển, GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên cho rằng, cần có những giải pháp căn cơ, từ chính sách, nhân lực và học tập kinh nghiệm của thế giới.
“Tác phẩm nghệ thuật cũng là một tài sản, một hình thức đầu tư, vì vậy hoạt động đấu giá nghệ thuật cần bảo đảm đúng quy định của pháp luật và có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, từ đó góp phần xây dựng thị trường mỹ thuật nước nhà phát triển lành mạnh”, GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên nhận định.
Khánh Ngọc
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Liên hoan Múa Châu Á năm 2024 diễn ra tại Hà Nội quy tụ 5 quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mông Cổ.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.