Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
Theo dõi báo trên:
Đến nay, ngành Dầu khí Việt Nam, chủ lực là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có những bước tiến mạnh mẽ, trở thành “đầu tàu” của nền kinh tế Việt Nam.
Giữ vững vai trò “đầu tàu”
Trong hành trình phát triển, Petrovietnam - doanh nghiệp nòng cốt của ngành Dầu khí - đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí, trong đó, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi; đồng thời đào tạo được đội ngũ lao động dầu khí hùng hậu, có trình độ cao.
Kể từ khi tấn dầu thô đầu tiên được khai thác năm 1986, ngành Dầu khí Việt Nam đến nay đã khai thác được khoảng 430 triệu tấn dầu trong nước và khoảng 180 tỉ m3 khí. Hoạt động dầu khí bao phủ hầu hết thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Không những bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước (NSNN), mà ngành Dầu khí còn có những đóng góp quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.
Với 5 hệ thống đường ống dẫn khí lớn, hằng năm, Petrovietnam cung cấp gần 9-11 tỉ m3 khí cho sản xuất 35% sản lượng điện quốc gia, 70% sản lượng đạm và 70-80% lượng khí cho các hộ tiêu thụ dân dụng của cả nước. Petrovietnam cũng là doanh nghiệp đứng thứ 2 về cung cấp điện với tổng công suất các nhà máy điện của Petrovietnam đạt 6.605 MW, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng điện quốc gia. Hai nhà máy Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ của Petrovietnam cung cấp ra thị trường trên 15 triệu tấn urê/năm, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu phân bón trong nước, góp phần chấm dứt tình trạng khan hiếm phân bón, phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu. Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất, công trình thế kỷ, biểu tượng của ngành lọc hóa dầu Việt Nam, từ khi chính thức đưa vào vận hành đến nay đã sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu/năm, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước, đặc biệt là đáp ứng nhiên liệu theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng...
Cách đây hơn 30 năm, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro phải di chuyển chân đế giàn khoan từ Baku (Azerbaijan) sang lắp đặt ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để phục vụ việc thăm dò, khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ. Đến nay, ngành Dầu khí Việt Nam đã có thể tự chế tạo, lắp đặt, vận hành an toàn tuyệt đối các giàn khoan thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Không những vậy, sản phẩm cơ khí chế tạo dầu khí của Việt Nam còn được xuất khẩu, góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
Giai đoạn 2006-2015, Petrovietnam đóng góp trung bình 20-25% tổng thu NSNN, 18-25% GDP cả nước. Từ sau năm 2015, Petrovietnam liên tục phải đối mặt với hàng loạt thách thức, khó khăn bởi những bất ổn của nền kinh tế, áp lực giá dầu giảm sâu, đại dịch Covid-19, các cuộc xung đột địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu...
Trong bối cảnh đó, bằng bản lĩnh của “những người đi tìm lửa”, Petrovietnam đã trụ vững và tiếp tục đạt được những kết quả đáng tự hào. Petrovietnam vẫn đóng góp trung bình 10-13% GDP cả nước; chiếm tỷ trọng 9-11% tổng thu NSNN và chiếm 16-17% tổng thu ngân sách Trung ương. Riêng NSNN nước từ dầu thô chiếm 5-6% tổng thu ngân sách nhà nước.
Có thể thấy, ngành Dầu khí đã trở thành ngành kinh tế đặc biệt, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô quan trọng của Chính phủ và là ngành có nhiều đóng góp quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Rất nhiều dự án, nhà máy công nghiệp của ngành Dầu khí như NMLD Dung Quất, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2... triển khai ở đâu thì những nơi đó đều có kết quả phát triển kinh tế - xã hội khả quan.
Tại Quảng Ngãi, GDP của toàn tỉnh năm 2005 tăng 11,7%, thu ngân sách chỉ đạt 500 tỉ đồng, nhưng đến năm 2016, tổng thu ngân sách của Quảng Ngãi đã đạt 22,66 nghìn tỉ đồng, trong đó thu từ NMLD Dung Quất chiếm hơn 90%.
Ở vùng cực Nam của Tổ quốc, cùng với việc đóng góp hằng năm gần 30% ngân sách Cà Mau, Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy Điện Cà Mau 1 và 2 với công suất thiết kế 1.500 MW, đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau... có vai trò quyết định phát triển kinh tế của vùng cực Nam này. Một vùng thuần nông xưa, nay trở thành một vùng nuôi trồng thủy sản trù phú, mỗi năm xuất khẩu hàng trăm triệu USD ra thị trường thế giới.
Ngay cả tại một thành phố lớn như Hải Phòng cũng có dấu ấn của ngành Dầu khí, với việc cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cho phát triển sản xuất công nghiệp, góp phần mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp, đồng thời đóng góp hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách địa phương hằng năm...
Vững vàng bước vào giai đoạn mới
Năm 2022, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức giai đoạn hậu đại dịch Covid-19, nhưng nhờ thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Chính phủ và chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Petrovietnam đã đoàn kết, thống nhất, kỷ cương, trách nhiệm, khắc phục các khó khăn, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp. Kết thúc năm 2022, Petrovietnam đạt kỷ lục về sản lượng khai thác dầu thô với 8,98 triệu tấn; sản xuất 1,88 triệu tấn phân đạm, xuất khẩu 606 nghìn tấn, đóng góp 37,4% kim ngạch xuất khẩu phân bón; sản xuất xăng dầu đáp ứng khoảng 75% nhu cầu xăng dầu trong nước...
Kể từ khi tấn dầu thô đầu tiên được khai thác năm 1986, ngành Dầu khí Việt Nam đến nay đã khai thác được khoảng 430 triệu tấn dầu trong nước và khoảng 180 tỉ m3 khí. Hoạt động dầu khí bao phủ hầu hết thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Năm 2023, trong bối cảnh tác động tiêu cực của các yếu tố kinh tế vĩ mô, địa chính trị, thị trường, 10 tháng qua, Petrovietnam đã nỗ lực, linh hoạt trong quản trị, điều hành, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, an toàn, liên tục và tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, Petrovietnam hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính, về đích trước từ 1,5 - 5 tháng kế hoạch cả năm 2023 được giao.
Trong đó, nộp ngân sách toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch năm trước 5 tháng (đạt 78,3 nghìn tỷ đồng vào ngày 30/7/2023); Lợi nhuận hợp nhất toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch năm trước 4 tháng (đạt 34,7 nghìn tỷ đồng vào tháng 31/8/2023); Tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng, 20 ngày (đạt 677,7 nghìn tỷ đồng vào ngày 10/10/2023); Tổng doanh thu hợp nhất Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng, 18 ngày (đạt 413,7 nghìn tỷ đồng vào ngày 12/10/2023).
Hoàn thành chỉ tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí cả năm trước 1 tháng 10 ngày (đạt 12 triệu tấn quy dầu/kế hoạch cả năm 8-16 triệu tấn quy dầu vào ngày 20/11/2023). Đồng thời, Petrovietnam đã có thêm 02 phát hiện dầu khí mới tại Lô 16-2 (giếng khoan Hà Mã Vàng -1X) và tại lô PM3-CAA (giếng khoan Bunga Lavatera-1).
Đây là kết quả rất đáng khích lệ khi lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây, Tập đoàn có 2 phát hiện mới trong một năm; Sản lượng khai thác dầu trong nước đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 18 ngày khi đạt 7,52 triệu tấn vào ngày 12/11/2023. Tính đến hết ngày 21/11, sản lượng khai thác dầu trong nước đã đạt 7,71 triệu tấn, vượt 2,5% kế hoạch năm, góp phần quan trọng để Tập đoàn hoàn thành kế hoạch khai thác dầu (trong và ngoài nước) cả năm khi đạt mốc 9,29 triệu tấn vào ngày 21/11 - sớm hơn so với kế hoạch cả năm 1 tháng 9 ngày.
Sản lượng sản xuất xăng dầu (không bao gồm Nghi Sơn) của Petrovietnam đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng 25 ngày (đạt 5,53 triệu tấn vào ngày 06/10/2023); Sản lượng kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng (đạt 9,06 triệu tấn vào ngày 30/10/2023. PVOIL hoàn thành kế hoạch cả năm 3,3 triệu tấn trước 4 tháng; PVNDB dự kiến hoàn thành kế hoạch cả năm 5,76 triệu tấn trước 20 ngày (vào ngày 10-11/12/2023) góp phần quan trọng trong việc duy trì nguồn cung xăng dầu.
Từ đó khẳng định Petrovietnam đã thực hiện tốt nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã giao: “Trong mọi tình huống, không để đứt gãy, không để thiếu nguồn cung xăng dầu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội".
Năm 2023 còn ghi nhận hàng loạt những dấu ấn quan trọng của Petrovietnam. Việc Petrovietnam cùng các đối tác đã ký kết các hợp đồng liên quan và triển khai chuỗi Dự án Lô B - Ô Môn là sự kiện quan trọng nhất, đánh dấu bước tiến quan trọng của chuỗi dự án khí điện trọng điểm đã kéo dài gần 20 năm. Đây là công trình trọng điểm nhà nước về dầu khí; có quy mô lớn nhất của Việt Nam hiện nay với sản lượng khai thác khí dự kiến 5,06 tỉ m3/năm trong giai đoạn ổn định, cung cấp cho 4 nhà máy nhiệt điện Ô Môn tại Cần Thơ với tổng công suất lắp đặt gần 4.000 MW; có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược cân đối cung cầu, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển kinh tế -xã hội.
Bên cạnh đó, cuối tháng 10-2023, Kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thị Vải công suất 1 triệu tấn/năm được khánh thành. Đây là kho LNG đầu tiên, lớn nhất Việt Nam, đánh dấu một bước đột phá của Petrovietnam trong việc đa dạng hóa sản phẩm, năng lượng mới, mở rộng thị trường, đáp ứng mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng, chuyển dịch và xanh hóa nguồn năng lượng quốc gia.
Trước đó, Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 ghi nhận cột mốc mới khi hoàn thành đưa máy phát điện và turbine khí vào bệ móng, tạo tiền đề quan trọng nhằm bảo đảm tiến độ phát điện thương mại (COD) vào quý IV/2024 và quý II/2025 đối với Nhà máy Điện Nhơn Trạch 4. Hai nhà máy điện này khi đi vào vận hành, hằng năm sẽ cung cấp ổn định cho lưới điện quốc gia khoảng 9 tỉ kWh, không những tăng nguồn thu ngân sách hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm cho địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, mà còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch tại Việt Nam, mở ra một chương mới trong việc phát triển chuỗi các dự án LNG tại Việt Nam.
Rất nhiều dự án, nhà máy công nghiệp của ngành Dầu khí như NMLD Dung Quất, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2... triển khai ở đâu thì những địa phương đó đều có kết quả phát triển kinh tế khả quan.
Ngoài ra, mảng dịch vụ dầu khí chất lượng cao cũng tạo dấu ấn khi PTSC - đơn vị dịch vụ chủ lực của Petrovietnam - đã trở thành nhà đầu tư đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép để triển khai các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển để phát triển dự án điện gió ngoài khơi, phục vụ cho việc phát triển dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam, xuất khẩu điện sạch sang Singapore. Đây cũng là một trong những dự án quan trọng góp phần hiện thực hóa bản ghi nhớ xây dựng đối tác kinh tế xanh - kinh tế số giữa Việt Nam và Singapore, chung tay hoàn thành mục tiêu đạt được 6 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 của Quy hoạch điện VIII, cũng như cam kết Net Zero của Chính phủ Việt Nam tại COP26...
Có thể khẳng định, những nỗ lực của Petrovietnam và các đơn vị thành viên trong những năm qua luôn gắn liền mục tiêu, khát vọng hiện thực hóa Chiến lược phát triển của Petrovietnam với định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời nhấn mạnh quan điểm sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; chủ động thực hiện các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; thúc đẩy tìm kiếm và phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Petrovietnam đã có những đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với những đóng góp trong thời gian qua, có thể nói, ngành Dầu khí chính là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bảo đảm tăng trưởng kinh tế của đất nước nhanh và bền vững, cũng như bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có những đóng góp quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn phát triển mới, Petrovietnam cần tập trung chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế tuần hoàn, dịch chuyển mô hình, tăng năng suất lao động...
“Petrovietnam tiếp tục đoàn kết, nâng cao tinh thần dám nghĩ, dám làm với khát vọng xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là đơn vị nòng cốt của ngành Dầu khí, có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao ở trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Với truyền thống đoàn kết, bản lĩnh và trí tuệ của người dầu khí, với “khát vọng, trí tuệ, chuyên nghiệp, nghĩa tình” của văn hóa Petrovietnam, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng, Petrovietnam sẽ hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm 2023 và những năm sắp tới, đạt nhiều thành tích, kỷ lục mới, giữ vững vai trò là tập đoàn kinh tế nhà nước trụ cột, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Chính phủ và nhân dân.
10 tháng năm 2023, tổng doanh thu toàn Petrovietnam đạt 745 nghìn tỉ đồng, vượt 10% kế hoạch cả năm, về đích trước 2 tháng; nộp NSNN toàn Petrovietnam đạt 121 nghìn tỉ đồng, vượt 54% kế hoạch cả năm, về đích trước 5 tháng...
Hà Vân
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến tăng giá, ĐBQH và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.
(CLO) Theo các chuyên gia, hiện nay người tiêu dùng có hiểu biết và tiếp nhận tốt về các vấn đề bền vững. Họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm, thương hiệu thực hiện tốt điều này.
Phố đi bộ sầm uất sắp ra mắt bên cạnh quảng trường Vạn Xuân – nơi hội tụ tinh hoa Phổ Yên, hứa hẹn trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, mở ra tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản vượt trội.
(CLO) Qua quá trình lấy ý kiến, nhiều thương nhân phân phối cho rằng: Bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau là hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, là phân biệt đối xử, tạo lợi thế kinh doanh cho các doanh nghiệp có vị thế độc quyền…
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Trung Đại tu ô tô và Thiết bị máy mỏ Quảng Ninh (thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh) đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, khẳng định uy tín trong lĩnh vực sửa chữa ô tô và thiết bị máy mỏ.
Eximbank vừa công bố chương trình ưu đãi tín dụng vượt trội dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất vay ưu đãi từ 3.7%/năm cùng hàng loạt ưu đãi phí dịch vụ. Chương trình đặc biệt dành cho SMEs và khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank.
(CLO) Giá vàng thế giới tăng phi mã hướng tới 2.700 USD/ounce đã kéo giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC vọt nhanh qua mốc 86 triệu đồng/lượng.
Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.