Nga và Triều Tiên mở rộng quan hệ kinh tế trong thỏa thuận mới
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
Theo dõi báo trên:
1. Mới đây, 2 mỏ cát tại An Giang được đưa ra đấu giá với mức giá khởi điểm là 7,2 tỷ đồng nhưng được một doanh nghiệp bỏ giá lên tới 2.811 tỷ đồng. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, có 19 doanh nghiệp tham gia đấu giá. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH thương mại và dịch vụ T-S.HOME có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mỏ cát này có diện tích 60,3ha; mức sâu khai thác dự kiến: -16m và trữ lượng ước tính trên 2.372.500m3. Như vậy, giá trúng đấu giá cao gấp hơn 390 lần so với giá khởi điểm. Đây có lẽ là một “kỷ lục” về số tiền chênh lệch kể từ khi Luật Đấu giá tài sản năm 2016 ra đời?
Vẫn biết cát đang trở thành mặt hàng khan hiếm ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng trả giá tăng đến hơn 2.800 tỷ đồng so với giá khởi điểm để sở hữu 2 mỏ cát là một con số gây choáng váng với nhiều người. Theo tính toán sơ bộ của các doanh nghiệp khai thác cát, với trữ lượng được tính toán để định giá khởi điểm, doanh nghiệp trả giá cao gấp 390 lần là việc làm không tưởng, không có cơ sở để kinh doanh có lãi, thậm chí là lỗ nặng.
Tất nhiên, đây mới chỉ là mức giá cấp quyền khai thác, hiểu nôm na là phí “đứng chân”. Số tiền phải nộp của doanh nghiệp trúng đấu giá sẽ phải tính toán cụ thể theo thực tế trữ lượng cát sau khi có kết quả thăm dò, đánh giá của cơ quan chức năng. Chính vì thế, dư luận cho rằng, doanh nghiệp này chỉ tham gia đấu giá để…"lấy số má". Ngay cả đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này cũng bất ngờ với mức trả giá của T-S.HOME. Thông thường, nếu 2.811 tỷ đồng nếu thu được sẽ là một phi vụ “bom tấn” làm thay đổi cán cân ngân sách của một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng thực tế, ai cũng hiểu, không một doanh nghiệp nào lại bỏ ra mấy ngàn tỷ chỉ để “xí phần” tại 2 mỏ cát như thế. Nhiều khả năng, doanh nghiệp nói trên sẽ “bỏ của chạy lấy người”, tức chịu mất hơn 1 tỷ đồng tiền đặt cọc và bị hủy kết quả trúng đấu giá.
2. Năm 2019, tại thành phố Thanh Hóa, mặt bằng 3241 thuộc Dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và dân cư thuộc Khu đô thị Đông Hương, TP. Thanh Hoá sau 2 lần đấu giá và một cuộc bị “vỡ trận” mới tìm được chủ nhân. Giá trúng đấu giá đối với 375 lô đất, diện tích gần 58.000m2 là 1.215 tỷ đồng, tăng khoảng 778 tỷ đồng so với lần định giá khởi điểm đầu tiên. Đây được xem là cuộc đấu giá đất có trình tự và kết quả thuộc loại “vô tiền khoáng hậu” ở Thanh Hóa. Tiền đặt cọc mỗi hồ sơ đủ điều kiện tham gia đấu giá lên tới 66 tỷ đồng nhưng vẫn có tới 13 doanh nghiệp tham gia cuộc đua kéo dài từ 8h sáng đến 15h chiều, trải qua 30 vòng.
Ngay sau khi công bố kết quả trúng đấu giá, dư luận cho rằng, ngân sách Thanh Hóa đã… thắng lớn khi có thêm gần 800 tỷ so với lần định giá khởi điểm đầu tiên. Thế nhưng giới kinh doanh lại nghĩ khác, bởi với mức giá trúng đấu giá thời điểm đó (khoảng 21 triệu đồng/m2), doanh nghiệp sở hữu 375 lô đất trên không lỗ nặng mới là chuyện lạ.
Cuối cùng thì sau hơn 1 năm, Liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng ADI trúng đấu giá số tiền 1.215 tỷ đồng vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Sự việc căng thẳng đến mức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi phải ra “tối hậu thư” yêu cầu đơn vị trúng đấu giá phải nộp đủ tiền theo quy định vào ngân sách trước ngày 25/11/2020, nếu không sẽ hủy kết quả trúng đấu giá, tổ chức đấu giá lại; nhà đầu tư không được tham gia đấu giá, đấu thầu các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
Theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn Luật này, nếu đơn vị trúng đấu giá không hoàn thành nghĩa vụ tài chính sẽ bị hủy kết quả và mất số tiền đặt cọc. Tuy nhiên, trong thực tế, việc hủy kết quả trúng đấu giá đối với những dự án lớn gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả việc phạt tiền chậm nộp cũng rất khó thực hiện bởi doanh nghiệp sau khi “gồng mình” để trúng đấu giá đã cạn kiệt tài chính.
3. Trên đây chỉ là 2 ví dụ điển hình về việc doanh nghiệp trúng đấu giá tài sản theo kiểu… bằng mọi giá. Kết quả trúng đấu giá không phản ánh đúng giá trị thực của thị trường. Kết quả là doanh nghiệp rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan còn Nhà nước cũng không thể thu được gì cho ngân sách. Đất đai và các tài sản đấu giá khác vẫn ở trong tình trạng… bất động sản theo nghĩa đen.
Lý giải về nguồn cơn của hiện tượng trên, các chuyên gia cho rằng, thói quen dàn xếp, thông thầu, vây thầu trong các hoạt động đấu thầu, đấu giá những năm trước đây đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của không ít nhà đầu tư. Mỗi khi có một công trình, dự án chuẩn bị được đưa ra đấu thầu, đấu giá, việc đầu tiên của các nhà đầu tư là mua thật nhiều hồ sơ, thậm chí làm giả hồ sơ năng lực tìm cách chen chân vào chờ… dàn xếp, chia chác lợi nhuận. Trong khi năng lực hạn chế, nhu cầu đầu tư kinh doanh không có thật. Kết quả trúng đấu thầu, đấu giá vì thế không chênh lệch là bao so với giá khởi điểm. Ngân sách Nhà nước bị thất thu do các đối tượng tự dàn xếp, giao dịch ngầm với nhau.
Nhiều nhà đầu tư, dù chưa trúng đấu giá nhưng đã tìm cách bán “vịt trời”, bán “lúa non” bằng hình thức góp vốn dẫn đến bằng mọi cách phải trúng đấu giá để… trả nợ cho khách hàng. Nắm bắt được điểm yếu của đối thủ, các nhà đầu tư khác đã “nhấn ga” khiến cho giá trúng đấu giá cao chót vót. Doanh nghiệp trúng đấu giá dù biết nhưng vì đã trót “đâm lao nên phải theo lao”.
Những cuộc đấu giá theo cách nói của người trong cuộc là “không ăn được thì đạp đổ” đã khiến cho thị trường bị méo mó. Ngân sách Nhà nước thực tế chỉ thu cao được ở trên giấy, doanh nghiệp thì lâm vào cảnh đường cùng. Để hoạt động đấu giá, đấu thầu diễn ra công khai, minh bạch, thực chất, bên cạnh việc tăng cường quản lý, giám sát trực tiếp, về lâu dài, cần có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Tùy theo tính chất, quy mô của tài sản để quy định mức tiền đặt cọc, tiền bán hồ sơ cho phù hợp. Qua đó hạn chế được các đối tượng tranh thầu, xí chỗ để kiếm chác lợi nhuận. Làm sao để thông qua hoạt động đấu giá, đấu thầu cả Nhà nước và nhà đầu tư đều phải có lợi, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Quang Duy
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.