(CLO) Các nhà đầu tư PPP cho rằng, tình trạng chưa được bố trí giải ngân như cam kết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như đẩy nhà đầu tư đứng trước nguy cơ bị ngân hàng đưa vào nhóm nợ xấu.
Ngày 8/9/2020, Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) tổ chức tọa đàm “Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư”. Chương trình toạ đàm được thực hiện trực tuyến tại 2 đầu cầu Hà Nội và TP HCM.
Toàn cảnh buổi Toạ đàm.
Phát biểu tại Toạ đàm, PGS. TS Trần Chủng - Chủ tịch VARSI thông tin, thời gian qua Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm đẩy mạng xã hội hoá để phát huy tiềm năng, huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kinh tế, xã hội trong đó phát triển hạ tầng giao thông là một điển hình.
Theo đó, ngày 18/6/2020 Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021. Luật PPP ra đời được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Tuy nhiên thực tiễn trong quá trình triển khai dự án từ trước đến nay cho thấy đã phát sinh nhiều khó khăn vướng mắc.
Không thực hiện cam kết theo hợp đồng
Tạo buổi tọa đàm, nhiều doanh nghiệp đã nêu một số khó khăn trong đó có vấn đề về sự bình đẳng giữa nhà nước và nhà đầu tư, khi nhiều cam kết trong hợp đồng không được phía cơ quan nhà nước thực hiện.
Quy định pháp luật trong đầu tư theo phương thức đối tác công tư - PPP đặt quan hệ giữa nhà nước và nhà đầu tư bình đẳng, hài hoà lợi ích các bên. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều chính sách bất cập. Trong khi cơ quan nhà nước yêu cầu Nhà đầu tư phải thực hiện nhiều cam kết (về chất lượng, tiến độ,...), thực hiện các bảo lãnh (tạm ứng, thực hiện hợp đồng,...), nếu nhà đầu tư (bên Tư) không thực hiện đúng cam kết sẽ bị xử lý vi phạm nhưng ở chiều ngược lại, cơ quan nhà nước (bên Công) trong các trường hợp không thực hiện đúng cam kết, làm ảnh hưởng đến dự án, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, ngân hàng thì không bị xử lý vì không có chế tài.
Nêu cụ thể, ông Phan Văn Thắng - PCT HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết, chẳng hạn với dự án hầm Đèo Cả phần vốn ngân sách nhà nước tham gia là 5.048 tỷ đồng tuy nhiên đến nay mới giải ngân 3.868 tỷ đồng vốn NSNN, còn 1.180 tỷ đồng chưa được bố trí giải ngân như cam kết.
Đây chính là ngọn nguồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sử dụng vốn, phát sinh lãi vay tín dụng trong quá trình thực hiện dự án, ảnh hưởng đến phương án tài chính tổng thể của dự án.
Và mặc dù nhà đầu tư PPP, ngân hàng cho vay tín dụng đã có nhiều văn bản kiến nghị các Bộ, ngành, Chính phủ, nhưng đến nay sau gần 3 năm vẫn chưa được giải quyết...
Do đó, hiện nay dự án thiếu hụt nguồn vốn, sụt giảm doanh thu thu phí, dòng tiền thu phí không đủ trả lãi và trả gốc vay ngân hàng, gây rủi ro cho nhà đầu tư và ngân hàng tín dụng.
Ộng Phan Văn Thắng- Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả nêu ý kiến tại buổi tọa đàm.
Nhà đầu tư đứng trước nguy cơ vào nhóm nợ xấu
Ông Đinh Văn Tiếp - Giám đốc công ty CP Đầu tư Phương Nam cho rằng, hiện các hợp đồng PPP chưa được giải quyết thấu đáo, khiến các ngân hàng đang ngấp nghé đưa các nhà đầu tư PPP vào nhóm nợ xấu.
Theo ông Tiếp, việc dẫn đến nợ xấu không thể hiện ý chí của nhà đầu tư mà là do cơ quan nhà nước, khi những cam kết trong hợp đồng không được thực hiện. Các nhà đầu tư PPP đang thực hiện các dự án của nhà nước nhưng hậu quả cuối cùng lại mỗi nhà đầu tư gánh chịu.
Do đó, đại diện doanh nghiệp này kiến nghị, các cơ quan chức năng, Chính phủ có giải pháp bằng văn bản chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước sát sao vấn đề nêu trên, tránh ảnh hưởng đến tương lai nhà đầu tư PPP.
Đại diện Tập đoàn Cienco4 cho biết, hiện nay nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán xong, nan giải nhất là hợp đồng dự án BOT Bờ Đậu Dự án Thái Nguyên - Chợ Mới hay Trạm thu phí đường tránh Thanh Hóa….các nhà đầu tư vẫn đau đáu chờ đợi ngày được thu phí hoàn vốn.
Còn theo ông Lưu Quốc Khánh - Phó Giám đốc Công ty TNHH BOT Phú Hà, lãi suất trong thời gian xây dựng có sự chênh lệch cực kỳ lớn trong khi "chế độ" từ Bộ tài chính không quan tâm dự án cũ...
Riêng với BOT cầu Bạch Đằng tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, cơ cấu lưu lượng xe không đúng dự án dẫn đến doanh nghiệp dự án đứng trước nguy cơ nhảy nhóm nợ...
Ông Văn Thành Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng tại buổi tọa đàm.
Theo ông Văn Thành Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng, trạm BOT cầu Bạch Đằng thu phí từ tháng 10/2018, nhưng tới nay mới đạt 30% doanh thu so với phương án tài chính ban đầu. Lưu lượng xe dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) đã được UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng, nhưng thực tế lưu lượng hiện chỉ xấp xỉ 40%.
Hợp đồng BOT có rất nhiều điều khoản mở để 2 bên đàm phán, do đó phía Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng đã đưa ra bàn nhiều lần.Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo.
Ông Tâm đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp theo 3 phương án, trong đó: bằng nguồn ngân sách để bù cho phần âm lãi vay vì không đủ doanh thu trả lãi; nhà nước mua lại dự án hoặc chia sẻ rủi ro.
PGS. TS Trần Chủng - Chủ tịch Varsi ghi nhận các khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải và sẽ sớm có kiến nghị đến Chính phủ, các cơ quan nhà nước.
Trước thực trạng này, Chủ tịch Varsi kiến nghị Chính phủ xây dựng Nghị định thông tư hướng dẫn Luật PPP, trong đó làm rõ quy định về chia sẻ rủi ro cho dự án đã và đang thực hiện. Đồng thời tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại của dự án PPP, trong đó tập trung thực hiện đúng cam kết của cơ quan nhà nước, đảm bảo các quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư...
Với tư cách là Trưởng phòng Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VCCI) - ông Phạm Thái Lai cho rằng, để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia đầu tư tại các dự án PPP, Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý, có cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Qua đó, tạo niềm tin của nhà đầu tư với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các dự án PPP. Bên cạnh đó, cần sớm giải quyết những vướng mắc khó khăn còn tồn tại cho các nhà đầu tư.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
Chủ động thực thi chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là minh chứng rõ nét cho sự vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc của Agribank trong việc cụ thể hóa chủ trương lớn của Chính phủ mà còn là hành động thiết thực góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng nghìn lao động trẻ trên khắp cả nước.
Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030) diễn ra vào ngày 1/4/2025 tại Hà Nội, với 36 đảng viên được triệu tập. Về tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trần Phú Thái - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch - Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2).
Kết thúc quý 1 năm 2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
Bước vào năm 2025, Techcombank khởi động chiến lược nâng cấp toàn diện hệ thống chi nhánh, đánh dấu một chương mới trong hành trình chuyển đổi ngành tài chính tại Việt Nam. Với mô hình giao dịch không quầy, tích hợp công nghệ số hóa, thiết kế linh hoạt và trải nghiệm cá nhân hóa, ngân hàng đang tái định hình hình ảnh chi nhánh – không chỉ là nơi thực hiện giao dịch, mà trở thành “điểm chạm chiến lược” đồng hành cùng khách hàng kiến tạo giá trị sống bền vững.
(CLO) Tối ngày 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025.