Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững

Thứ sáu, 29/01/2021 10:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ người dân, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với đất nước trong thời gian tới.

Đây là phát biểu tham luận của bà Phạm Thị Thanh Trà -  Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ tại Đại hội XIII của Đảng.

Bà Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Đại hội.

Bà Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Đại hội.

Theo bà Phạm Thị Thanh Trà, cải cách hành chính được Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng xác định là một trong 3 khâu đột phá để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Thực tiễn, trong 10 năm qua, nhất là 5 năm 2016-2020, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt những kết quả khá toàn diện và nổi bật, tạo động lực mạnh cho kinh tế - xã hội phát triển bền vững, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương và nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nhìn lại 5 mục tiêu của chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra, cụ thể là: Giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp; Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả;  Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền làm chủ của nhân dân; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự nghiệp phát triển đất nước. Về cơ bản chúng ta đã đạt được mục tiêu quan trọng nêu trên và cũng dễ dàng nhận thấy rằng thành tựu đạt được là rất đáng kể:

Thứ nhất, về hoàn thiện thể chế: Chỉ tính giai đoạn 5 năm qua (từ 2016-2020) các cơ quan Trung ương đã ban hành tổng cộng 71 Luật, 745 Nghị định, 232 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2.242 Thông tư và nhiều văn bản khác (tương đương với nhiệm kỳ trước (2010-2015)). Nhờ đó, thể chế của nền hành chính được cải cách và dần được hoàn thiện phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ bản đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thứ hai, về cải cách thủ tục hành chính: Tính từ đầu nhiệm kỳ đến giữa năm 2020, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hoá 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 TTHC liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hoá khoảng 18 triệu ngày công/năm tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm. Qua đó, môi trường kinh doanh được cải thiện, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đồng thời môi trường cho các hoạt động dân sinh, văn hóa – xã hội .v.v. cũng đã được cải thiện rất lớn.

Thứ ba, bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương bước đầu đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, cơ bản khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý; cơ cấu bên trong đã có sự phân định rõ hơn giữa cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp.

Điểm nhấn thành công là: Việc triển khai Nghị quyết 18,19 Ban Chấp hành Trung ương Khoá XII bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo được nhận thức mới, tư duy mới và hành động quyết liệt trong cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương; đến nay đã giảm được nhiều đầu mối bên trong các bộ, ngành trung ương, các địa phương, đặc biệt giảm trên 25% đơn vị sự nghiệp nhất là ở các địa phương (giảm 3.980 đơn vị sự nghiệp), giảm trên 27.500 biên chế công chức (tương ứng giảm 10,01% so với 2015), giảm gần 243.000 biên chế viên chức (tương ứng giảm 11,98% so với năm 2015 vượt mục tiêu Nghị quyết 39 BCT đến năm 2021 giảm 10%), giảm số lượng cán bộ công chức cấp xã và người lao động không chuyên trách thôn, bản, tổ dân phố gần 148.000 người; thực hiện tích cực việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (đã giảm 8/713 đơn vị cấp huyện, giảm 557/11.160 đơn vị cấp xã; giảm 38.369/98.455 thôn, bản, tổ dân phố tương ứng giảm 39%). Qua sắp xếp, bước đầu đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thứ tư, cải cách tài chính công đã đạt được kết quả tích cực (đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phát biểu rất kỹ về vấn đề này); khái quát lại là: công tác quản lý tài chính, ngân sách có nhiều đổi mới nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính quốc gia cho phát triển kinh tế - xã hội; đã chú trọng cơ cấu lại ngân sách nhà nước đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách theo hướng phân cấp, đẩy mạnh khoán, đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ và tăng cường tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công; theo đó làm tăng tính hiệu quả của chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, tăng tính công khai minh bạch trong thực hiện ngân sách nhà nước.

Toàn cảnh phiên thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Toàn cảnh phiên thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ người dân, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Bà Phạm Thị Thanh Trà đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau  

Một là, tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính; gắn cải cách hành chính với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; ngay sau Đại hội khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030.

Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế, trong đó trọng tâm là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế của nền hành chính Nhà nước. Trong điều kiện kinh tế mở, có tính toàn cầu, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế, thể chế hành chính phù hợp với thông lệ chung của thế giới, tạo bước đột phá nhằm khơi thông mọi điểm nghẽn phát triển và khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nhất là các nguồn lực xã hội trong nước và ngoài nước).

Ba là, tập trung đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, trong đó cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây là yêu cầu có tính cốt lõi, quyết định sự thành công cho sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Chú trọng xây dựng cơ chế khuyến khích, khơi dậy tinh thần cống hiến vì đất nước, tạo động lực để mọi cán bộ, công chức, viên chức tận tụy phục vụ nhân dân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm nêu gương người đứng đầu và của đội ngũ công chức, viên chức; đây là yêu cầu quan trọng nhất để chúng ta có thể áp dụng được các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Bốn là, triển khai mạnh mẽ việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, trong đó Cổng dịch vụ công Quốc gia phải là điểm khởi đầu quan trọng nhất của chương trình cải cách này. Thực tế cho thấy, (chỉ trong vòng 01 năm từ tháng 12/2019 đến nay đã có 1/3 của tất cả các dịch vụ hành chính công được số hoá và tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia).

Khi mọi dịch vụ công đã được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì các giao dịch không chỉ dễ dàng, tiết kiệm, mà một hệ thống dữ liệu khách quan, tin cậy cũng được hình thành và lưu giữ. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng để nhận biết các vấn đề của đất nước và ban hành nhanh chóng các quyết định cần thiết.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: tập trung áp dụng công nghệ số để cải tiến mọi quy trình, thủ tục của các cơ quan hành chính – công vụ. Cải cách này sẽ giúp công việc được tiến hành bài bản, chuẩn mực, sự liên thông, sự minh bạch luôn được bảo đảm. Số hoá sẽ không chỉ giúp chúng ta cải tiến quy trình, thủ tục mà còn giúp chúng ta thu thập và lưu giữ các dữ liệu. Các dữ liệu sẽ trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, giúp các cơ quan công quyền ban hành quyết định chính xác hơn, phản ứng với các vấn đề của quản trị công nhanh chóng, kịp thời hơn.

Minh Diễn

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức