Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương:

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công các tháng cuối năm sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế

Thứ hai, 30/08/2021 08:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ với báo chí xung quanh những vấn đề giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 đến thời điểm hiện tại cũng như giai đoạn từ nay đến cuối năm.

“Năm 2021, vấn đề tương tự như năm ngoái, đầu tư công vẫn thể hiện vai trò hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các lĩnh vực về sản xuất kinh doanh và dịch vụ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, năm 2021 có những điểm mới hơn cả về thuận lợi lẫn khó khăn nên khi so sánh với một năm rất cao như năm 2020 thì nhận thấy tốc độ giải ngân những tháng đầu năm 2021 còn thấp” - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ với báo chí xung quanh những vấn đề giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 đến thời điểm hiện tại cũng như giai đoạn từ nay đến cuối năm.

+ Thưa Thứ trưởng, ông có thể đưa ra cái nhìn tổng quan về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian vừa qua là như thế nào?

- Tiến độ, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tính đến thời điểm hiện tại so với cùng kỳ là vấn đề được nhiều người quan tâm, kể cả trong 5 năm vừa qua cũng như năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2021-2025. Tỷ lệ giải ngân những tháng đầu năm đã diễn ra nhiều lần, có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương trả lời các cơ quan báo chí.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương trả lời các cơ quan báo chí.

Năm 2021, vấn đề tương tự như năm ngoái, đầu tư công vẫn thể hiện vai trò hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các lĩnh vực về sản xuất kinh doanh và dịch vụ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, năm 2021 có những điểm mới hơn cả về thuận lợi lẫn khó khăn nên khi so sánh với một năm rất cao như năm 2020 thì nhận thấy tốc độ giải ngân những tháng đầu năm 2021 còn thấp, cụ thể: 7 tháng đầu năm mới giải ngân đạt hơn 36% (2020 đạt 40%).

Hằng tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình giải ngân, các khó khăn, thách thức và kiến nghị các giải pháp. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63 NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, cùng với phát triển bền vững. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và có Công điện gửi lãnh đạo bộ, ngành, địa phương để đôn đốc, thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công.

+ Vậy các giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sắp tới như thế nào, thưa ông?

- Với các giải pháp theo Nghị quyết của Chính phủ cũng như với sự quan tâm, ý thức về giải ngân vốn đầu tư công, Bộ hy vọng các bộ, ngành ý thức được việc này, quyết liệt hơn nữa đối với các dự án đầu tư và giải ngân, đặc biệt với mốc thời gian ngày 30/9/2021 để đánh giá toàn diện, toàn bộ tốc độ giải ngân của các bộ, ngành, địa phương với mục tiêu đặt ra là phải đạt tối thiểu đạt 60% kế hoạch đề ra.

Năm 2021 là năm đầu tiên của một chu trình kế hoạch, đầu tư công tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới, do vậy những tháng đầu năm 2021 chủ yếu là thực hiện các bước chuyển tiếp của giai đoạn trước. Hầu hết các dự án mới của giai đoạn 2021-2025 thì những tháng đầu năm chưa thực hiện được mà phải chờ Quốc hội phê duyệt kế hoạch trung hạn 2021-2025. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch kế hoạch trung hạn theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó có nhiều dự án dự kiến sắp tới khởi công, đấu thầu tạo điều kiện để giải phóng lượng vốn hơn 70 nghìn tỷ.

+ Như chúng ta đã biết, dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam. Vậy điều này có ảnh hưởng đến việc giải ngân vốn đầu tư công không, thưa ông ?

- Về vấn đề tiến độ giải ngân trong bối cảnh cùng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 của năm 2021 so với năm 2020 có yếu tố mới. Trong các hoạt động của nền kinh tế thì đầu tư công cũng là hoạt động của kinh tế, cho nên so với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì đầu tư công cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch Covid-19. Đầu tư công cũng phụ thuộc vào vấn đề vận chuyển các nguyên vật liệu, thiết bị để triển khai thi công, do vậy trong bối cảnh giãn cách cũng bị ảnh hưởng nhiều. Đối với những địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì thể hiện rõ nhất.

Thứ hai là, đối tượng làm việc trong các dự án đầu tư công, điển hình là các công nhân, chuyên gia, tư vấn cũng phải thực hiện các chính sách giãn cách của địa phương tương ứng với tình hình dịch bệnh của mình. Cho nên tỷ lệ các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhiều hơn so với năm 2020, phải thực hiện giãn cách xã hội triệt để hơn. Do vậy, việc triển khai thi công các công trình, nhất là ở các địa bàn có dịch gặp rất khó khăn. Công nhân phải về nhà, một số công trình triển khai được 3 tại chỗ nhưng nguyên liệu đầu vào để thi công gặp khó khăn.

+ Ông có thể nói rõ hơn về những khó khăn, thách thức trong việc giải ngân vốn đầu tư công?

- Về những đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bối cảnh thời gian quá ít, khối lượng quá nhiều như thế thực sự là một vấn đề thách thức, rất khó. Bộ là cơ quan tham mưu mang tính vĩ mô, do vậy, Bộ đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ những vấn đề về vĩ mô như việc khó khăn về giải phóng mặt bằng thì đã thành lập Tổ nghiên cứu để tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công. Điều này năm nay là rất khó và phải nghiên cứu điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật.

Một yếu tố khác biệt nữa của năm nay so với năm 2020 là sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào cho thi công. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, đặc biệt là tâm lý của nhà thầu khi các hợp đồng đã ký và việc tăng giá khiến họ khó tìm nguồn cung về nguyên liệu hoặc ảnh hưởng đến phương án tài chính khi thực hiện dự án.

Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay là sự phân tán về lực lượng cũng như thời gian vật chất của công tác chỉ đạo điều hành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất chia sẻ với lãnh đạo các địa phương, nhất là các địa phương có dịch, gần như việc ưu tiên cả về thời gian và nguồn lực con người, nguồn lực vật chất dành cho công tác chống dịch. Cho nên phần nào đó ảnh hưởng đến đầu tư công. Bộ mong muốn trong bối cảnh khó khăn nhưng các địa phương cũng không quá sao nhãng, vẫn cần có phương án phù hợp để có sự quan tâm nhất định đối với công tác thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ rất chia sẻ với các địa phương, nhất là các địa phương bị tác động bởi dịch Covid-19 và mong các địa phương tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi địa phương thì thúc đẩy ngay vấn đề giải ngân.

+ Vậy với các dự án trọng điểm, sẽ có hướng giải quyết như thế nào thưa Thứ trưởng?

- Hiện nay các dự án lớn năm 2021 như dự án Đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, các công trình hạ tầng quy mô lớn của ngành giao thông, nông nghiệp hay các lĩnh vực khác thì năm nay cơ bản không lo thiếu vốn mà chủ yếu là chúng ta có triển khai và làm được hay không. Qua rà soát thông tin số liệu của 7 tháng đầu năm 2021, các Bộ có kế hoạch lớn như: Giao thông, Nông nghiệp, Quốc phòng, Công an… hay các địa phương có nguồn vốn đầu tư lớn thì phần giải ngân đã được thực hiện khá tốt, đỡ cho kết quả chung của cả. Trong công điện của Thủ tướng có nêu một số nơi vẫn còn có giải ngân thấp, thậm chí có nơi chưa giải ngân, chủ yếu là ở các đơn vị có ít công trình, quy mô nhỏ. Dù vậy, mong muốn các đơn vị này thúc đẩy nhanh tiến độ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hỗ trợ, hướng dẫn tuy nhiên gặp hạn chế là chỉ mới về quy trình, thủ tục, các quy định pháp lý, còn về kỹ thuật, kỹ năng của cán bộ quản lý thì rất khó hỗ trợ mà tuỳ thuộc vào việc sử dụng cán bộ, năng lực của đơn vị.

Hoàng Dương

Tin khác

Bất động sản Khánh Hòa vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc dù nhiều dự án khủng sắp được đầu tư

Bất động sản Khánh Hòa vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc dù nhiều dự án khủng sắp được đầu tư

(CLO) Trầm lắng từ giai đoạn 2022 cho tới hiện nay, thị trường Khánh Hòa chưa ghi nhận được tín hiệu tích cực nào báo hiệu sự khởi sắc trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, thị trường này vẫn được nhận định là một thị trường đầu tư bất động sản tiềm năng

Bất động sản
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City

Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City

(CLO) Vinhomes tiếp tục nỗ lực mang đến cho cư dân "một nơi đáng sống bậc nhất hành tinh" với những hệ thống tiện ích vượt trội tại Ocean City.

Bất động sản
Đầu tư bảo mật 200 - 300 tỷ đồng, VNDirect vẫn bị hacker tấn công

Đầu tư bảo mật 200 - 300 tỷ đồng, VNDirect vẫn bị hacker tấn công

(CLO) Trên thực tế, các công ty chứng khoán đầu tư rất lớn trong vấn đề bảo mật, riêng VNDirect đầu tư 200 - 300 tỷ đồng về vấn đề này, nhưng vẫn bị hacker tấn công.

Tài chính - Bảo hiểm
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp