(CLO) Chiều 12/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp.
Đổi mới chính quyền địa phương theo hướng đẩy mạnh phân quyền
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Theo đó, quan điểm sửa đổi luật nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII. Thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 nhằm đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Bảo đảm vừa kế thừa những quy định còn phù hợp, vừa tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; khắc phục các hạn chế, bất cập, vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật trong thời gian qua. Quán triệt chủ trương của Trung ương, Quốc hội về việc ‘‘Luật chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc, đúng thẩm quyền của Quốc hội’’ nhằm bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp luật.
Mục tiêu sửa đổi cơ bản và hợp lý các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương để cụ thể hoá đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và thể chế hoá các chủ trương, định hướng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng nhằm tiếp tục đổi mới chính quyền địa phương theo hướng đẩy mạnh phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Dự thảo Luật gồm 7 chương, 50 điều (giảm 93 điều so với Luật hiện hành) với các nội dung cơ bản về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp. Dự thảo Luật đã quy định một chương riêng về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, uỷ quyền giữa chính quyền địa phương các cấp (Chương III), là cơ sở để các luật chuyên ngành khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước ở địa phương trong các ngành, lĩnh vực cụ thể phải bảo đảm phù hợp.
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như Luật hiện hành. Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Thủ đô và các Nghị quyết của Quốc hội.
Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp, dự thảo Luật quy định theo hướng: Quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn; Giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các Ban của HĐND; Giao thẩm quyền cho HĐND quyết định thành lập các Ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương; Giao Thường trực HĐND được quyết định biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; điều chỉnh dự toán, phân bổ tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách hằng năm và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất…
Cơ bản kế thừa các quy định về cơ cấu tổ chức của UBND theo quy định của Luật hiện hành và giao Chính phủ quy định khung số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp, số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; UBND ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND và từng thành viên UBND; Quy định rõ các nhiệm vụ của UBND phải thảo luận và quyết định tập thể; các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được uỷ quyền cho Chủ tịch UBND thực hiện; Quy định theo hướng mở rộng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng của Chủ tịch UBND.
Tiếp tục tổng kết, đánh giá toàn diện mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương
Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với những lý do như đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
Nội dung của dự thảo Luật bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng. Hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục duy trì mô hình tổ chức chính quyền địa phương như quy định của Luật hiện hành và các luật, nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục tổng kết, đánh giá một cách toàn diện về việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương, trên cơ sở đó đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp để thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước.
Về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp, Ủy ban Pháp luật tán thành với việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương nhằm cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”…
(CLO) Dù sử dụng 8 ngoại binh vào thi đấu, nhưng câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định vẫn thất bại đáng tiếc với tỷ số 0-3 trước Sanfrecce Hiroshima (Nhật Bản) trong trận lượt đi vòng 1/8 AFC Champions League 2 (Cúp C2 châu Á), diễn ra tối 12/2.
(CLO) Ngày 12/2/2025, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã tiếp xã giao đoàn Đại sứ Cuba do ông Rogelio Polanco Fuentes, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cuba tại Việt Nam làm trưởng đoàn.
(CLO) Ngày 12/2, thông tin từ Công an tỉnh An Giang cho biết, Giám đốc Công an tỉnh An Giang đã ký Quyết định thi hành kỷ luật đối với Trung tá Trần Tấn Tài, Phó trưởng Công an TX Tân Châu, An Giang bằng hình thức cách chức
(CLO) Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội nhằm xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội.
(CLO) Chiều 12/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
(CLO) Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa có công văn về việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực du lịch.
(CLO) Lễ diễu hành Tết Nguyên tiêu diễn ra vào chiều tối 12/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng Ất Tỵ) tại nhiều tuyến đường trên địa bàn quận 5, TP HCM thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.
(CLO) Gần hai năm sau thảm kịch tàu ngầm Titan, Cảnh sát biển Mỹ đã công bố một bản ghi âm dài 20 giây, được cho là ghi lại âm thanh của vụ nổ đã cướp đi sinh mạng của 5 người trên tàu.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Samsung hỗ trợ Việt Nam nâng cao hơn nữa năng lực doanh nghiệp trong nước để có thể tham gia có hiệu quả hơn chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu của Tập đoàn; đẩy mạnh hợp tác để đưa các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác trong hệ sinh thái của Samsung.
(CLO) Theo số liệu báo cáo của Ban Chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.197 căn hộ (với 4 dự án đã hoàn thành và 4 dự án đang triển khai đã đưa vào sử dụng một phần dự án).
(CLO) Theo thông tin mới nhất, cả nhà em gái Từ Hy Viên sẽ nhảy vào cuộc chiến tranh quyền thừa kế dẫn đến việc phân chia tài sản được dự đoán sẽ rất phức tạp và vô cùng căng thẳng.
(CLO) DeepSeek công ty AI Trung Quốc đang thay đổi cuộc chơi với các mô hình mạnh mẽ, chi phí thấp, thách thức OpenAI và thúc đẩy cuộc đua AI toàn cầu lên một tầm cao mới.
(CLO) Giới chức Nga cho biết toàn bộ 139 ngư dân bị mắc kẹt trên một tảng băng trôi ngoài khơi đảo Sakhalin, Viễn Đông Nga, đã được giải cứu an toàn vào ngày 12/2.
Nga lao đao khi 265 tàu dầu bị trừng phạt, đẩy chi phí vận chuyển tăng 48% chỉ trong một tháng, khiến xuất khẩu đình trệ và doanh thu sụt giảm nghiêm trọng.
(CLO) Ngày 12/2, thông tin từ Công an tỉnh An Giang cho biết, Giám đốc Công an tỉnh An Giang đã ký Quyết định thi hành kỷ luật đối với Trung tá Trần Tấn Tài, Phó trưởng Công an TX Tân Châu, An Giang bằng hình thức cách chức
(CLO) Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội nhằm xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội.
(CLO) Chiều 12/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
(CLO) Chiều 12/2, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Qua thảo luận, đa số đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung; thống nhất quan điểm phân định rõ thẩm quyền của Quốc hội với thẩm quyền của Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Samsung hỗ trợ Việt Nam nâng cao hơn nữa năng lực doanh nghiệp trong nước để có thể tham gia có hiệu quả hơn chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu của Tập đoàn; đẩy mạnh hợp tác để đưa các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác trong hệ sinh thái của Samsung.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Việt Nam luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển với Sri Lanka; đề nghị Sri Lanka tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư tại Sri Lanka, nhất là xuất khẩu sang Sri Lanka các hàng hóa Việt Nam có thế mạnh và Sri Lanka cần, như thực phẩm, đồ gia dụng, điện tử, máy móc...
(CLO) Cho biết các nước đang phát triển thiếu khoảng 4.000 tỷ USD mỗi năm để có thể hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2030, trong khi đầu tư mới cho phát triển bền vững đã giảm hơn 10% trong năm 2023 và có xu hướng giảm dần, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh sự cần thiết phải ưu tiên nguồn lực cho những "vùng trũng" trong triển khai SDG.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam cam kết sẽ là lựa chọn chiến lược, điểm đến an toàn, hấp dẫn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư để xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế lâu dài, hiệu quả, bền vững. Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong chặng đường sắp tới để cùng nhau hóa giải thách thức, biến nguy thành cơ, cùng nhau phát triển nhanh và bền vững.