(CLO) Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, chiều 17/3, tại hội trường Bảo tàng Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề “Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí theo nhu cầu hiện nay”.
Các khóa học cần đa dạng hơn, từ kỹ năng cho đến thực hành
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam và Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đồng chủ trì tọa đàm.
Đến dự Tọa đàm có đại diện lãnh đạo các cơ quan báo, tạp chí Trung ương và địa phương; đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo các tỉnh, các Liên Chi hội, các giảng viên… và đông đảo công chúng báo chí.
Toàn cảnh tọa đàm.
Tọa đàm tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính: Thứ nhất, đánh giá, nhận xét về các khóa bồi dưỡng của Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) trong thời gian qua, những mặt hạn chế, tồn tại cần khắc phục.
Thứ hai, đề xuất những kỹ năng cần thiết hiện tại mà các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí mong muốn bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên trong bối cảnh báo chí hiện nay.
Thứ ba, đề xuất hình thức và phương thức tổ chức các khóa bồi dưỡng như thế nào cho hợp lý đối với các cấp Hội địa phương, các cơ quan báo chí. Đối với các cấp Hội Nhà báo thì nên tổ chức đào tạo theo nhiều chủ đề theo từng khu vực; đối với các cơ quan báo chí nên đào tạo tập trung hay đào tạo tại chỗ.
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nêu rõ: Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí để nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo luôn được Hội Nhà báo Việt Nam chú trọng nhằm hướng tới nền báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn. Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí là một đơn vị của Hội được trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này. Từ khi thành lập, Trung tâm đã luôn không ngừng nỗ lực vươn lên trong các hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn những nhiệm vụ lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam giao phó.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam), chúng ta vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận một thực tế là công tác đào tạo, bồi dưỡng báo chí hiện nay vẫn chưa đáp ứng được hết mọi nhu cầu phát triển của các cơ quan báo chí trước sự thay đổi mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Hơn nữa, trong bối cảnh quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc theo quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, những người làm báo cần phải đổi mới cách thức thông tin nhằm đáp ứng sự phát triển của đất nước và thế giới trong tình hình mới, cũng như đòi hỏi ngày càng cao của công chúng. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo cũng cần phải thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch và luôn đổi mới để phù hợp với yêu cầu thực tiễn...
Quang cảnh tọa đàm.
"Do vậy, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải đổi mới nội dung để đáp ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển. Những khóa học cũng cần phải đa dạng hơn với nhiều chủ đề khác nhau, từ kỹ năng cho đến thực hành, dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Không chỉ phóng viên trẻ mà cả lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo chí; thậm chí, cần phải đào tạo nhiều lần, chứ không phải một, hai lần... Tọa đàm ngày hôm nay là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực để nâng cao công tác đào tạo và bồi dưỡng báo chí cho các hội viên – nhà báo trong thời đại chuyển đổi số", Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh.
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực
Báo cáo tóm tắt hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) trong 3 năm qua, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Trung tâm cho biết: Tính từ năm 2020 đến hết năm 2022, Trung tâm đã tổ chức được 333 hoạt động cho hơn 10.000 lượt hội viên Hội Nhà báo trong cả nước. Ba năm vừa qua, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, do đó, việc tổ chức lớp học của Trung tâm cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Trung tâm đã phải linh hoạt tổ chức các hoạt động theo từng giai đoạn diễn biến của dịch bệnh để đáp ứng với tình hình thực tế.
Cụ thể, Trung tâm đã xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho các lớp học trực tuyến ở các địa bàn bị ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh. Nhờ hình thức học mới mẻ và hấp dẫn, các học viên có thể nắm vững kỹ năng, kiến thức giảng viên truyền đạt. Đồng thời, tổ chức lớp học trực tiếp tại các tỉnh thành ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học tập của hội viên - nhà báo trên toàn quốc.
Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) báo cáo tóm tắt hoạt động của Trung tâm trong 3 năm vừa qua.
Từ năm 2020-2022, Trung tâm tổ chức tổng số 333 hoạt động, trong đó có 254 lớp học theo ngân sách nhà nước (chiếm 76%); 54 lớp học theo yêu cầu của các Hội địa phương, các cơ quan, bộ, ban, ngành ở Trung ương (chiếm 16%); và 25 lớp học do tổ chức nước ngoài tài trợ (chiếm 8%). Nội dung bồi dưỡng các khóa học do Trung tâm tổ chức vẫn chủ yếu tập trung vào 3 mảng chính: Kỹ năng cho các loại hình báo chí (228 lớp học); Chuyên đề, chuyên sâu (101 lớp học) và 4 hội thảo, tọa đàm (cả trực tuyến và trực tiếp).
Nhằm phát huy những kết quả đạt được, năm 2023, Trung tâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên trên tất cả các lĩnh vực; khai thác, mở rộng hợp tác quốc tế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo; đẩy mạnh tổ chức các khóa bồi dưỡng về kỹ năng truyền thông có thu phí…
Các đại biểu dự tọa đàm.
Kiến nghị "nới" điều kiện để sinh viên mới ra trường có thể tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
Phát biểu tại tọa đàm, nhà báo Hoàng Lâm, Tổng thư ký toà sạn Báo Lao động nhấn mạnh: "Hàng năm, chúng tôi đều nhận được giấy mời của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) cử những phóng viên trẻ đi học lớp bồi dưỡng kiến thức, đa dạng; đặc biệt là hướng tới nội dung chuyển đổi số. Chúng tôi kiến nghị nới thêm độ tuổi và điều kiện để các bạn trẻ, sinh viên mới ra trường có thể tham gia lớp bồi dưỡng".
Nhà báo Hoàng Lâm, Tổng thư ký toà sạn Báo Lao động nêu ý kiến tại tọa đàm.
Nhà báo Hoàng Lâm cũng chia sẻ thêm: "Với kinh nghiệm của Báo Lao động - chúng tôi có quy định mỗi phóng viên đã đi học lớp của Trung tâm về sẽ có nhiệm vụ đào tạo lại với những phóng viên của Báo. Chẳng hạn, có những lớp học về điều tra, với những kiến thức mới, phương thức mới trong báo chí điều tra thì cũng sẽ đào tạo lại. Nhưng khi học xong, chúng tôi muốn tìm kiếm lại nguồn tài liệu rất khó khăn... Vì thế, chúng tôi kiến nghị nên có một kho tài liệu kiến thức để chúng tôi có thể tìm và tham khảo. Điều này giúp ích rất nhiều cho những phóng viên và biên tập viên, kể cả những người đã có kinh nghiệm làm nghề".
Các đại biểu tham gia thảo luận.
Phải có "điểm giao cắt" giữa trung tâm đào tạo nghiệp vụ với các cơ quan báo chí
Đóng góp ý kiến, ông Hoàng Ngọc Sỹ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Quảng Trị cho biết: Quảng Trị là một trong những tỉnh trong những năm qua đã làm tốt nhiệm vụ phối kết hợp với Trung tâm nghiệp vụ báo chí để mở lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn cho phóng viên, biên tập viên trên địa bàn.
"Ngoài các hoạt động chuyên môn, chúng tôi xác định việc bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ những người làm báo ở cấp tỉnh là rất quan trọng. Trong kế hoạch hoạt động, cứ 1 năm chúng tôi phấn đấu mở 2-3 lớp đào tạo cả Trung ương lẫn địa phương. Những năm do dịch bệnh Covid, hoạt động của Hội dường như bị tê liệt, trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng Trung tâm nghiệp vụ báo chí vẫn mở được nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ rất thiết thực. Hầu như những lớp tập huấn rất phù hợp. Chúng tôi thấy Trung tâm nghiệp vụ báo chí đã mời được những giảng viên gạo cội trong làng báo; các chuyên gia nhiệt tình, "bắt tay chỉ việc". Các học viên cũng cảm thấy kiến thức thu nạp được rất hữu ích trong hoạt động nghề nghiệp, chẳng hạn như lớp kỹ năng về hội tụ báo chí - anh em làm báo hiểu được kinh nghiệm trong cách tổ chức sản xuất, tiếp cận thông tin, qua đó nâng cao trình độ của đội ngũ người làm báo", Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Quảng Trị nhìn nhận.
Nhà báo Hà Hồng Sâm, Phó Tổng thư ký tòa soạn Báo Nhà báo và Công luận phát biểu tại tọa đàm.
Trong khi đó, nhà báo Hà Hồng Sâm, Phó Tổng thư ký tòa soạn Báo Nhà báo & Công luận đặt vấn đề: Những năm qua, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí HNBVN đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, chương trình đào tạo của Trung tâm đã và đang thực hiện bám sát yêu cầu thực tế của hoạt động báo chí hiện nay. Về phía báo Nhà báo và Công luận, trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho các phóng viên, BTV, chúng tôi quan tâm tới việc đào tạo lại. "Khi chúng tôi nhận phóng viên trẻ hoặc những phóng viên ở báo khác về thì hầu như chúng tôi phải đào tạo lại để phù hợp với hoạt động của tờ báo, tiêu chí thông tin và những yếu tố khác. Vấn đề đào tạo theo tôi nên có "điểm giao cắt" giữa trung tâm đào tạo với các cơ quan báo chí", Phó Tổng thư ký tòa soạn Báo Nhà báo và Công luận nói.
Theo nhà báo Hà Hồng Sâm: "Để đi tới" điểm giao cắt" này, cần phải có sự khảo sát. Chúng ta nên quan tâm đến "khâu feedback" - tức là các cơ quan báo chí, các hội nhà báo địa phương sau khi có hội viên đi học về thì liệu chúng ta đã có những đánh giá hiệu quả hay chưa? Nhà nước có cơ chế đặt hàng cho các tờ báo, vậy thì nên chăng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, các cơ quan báo chí, các hội nhà báo địa phương có cơ chế đặt hàng với Trung tâm hay không?".
Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.
Kết luận tọa đàm, nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Trong thời gian qua, mặc dù còn có nhiều khó khăn về nguồn nhân lực và tài lực, tuy nhiên, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm được nhiều điều đáng ghi nhận. Qua đề nghị của các đại biểu, có thể thấy rằng, nhiều ý kiến đều mong muốn Trung tâm đáp ứng thêm được nhu cầu đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng như những người làm công tác truyền thông ở các đơn vị trên cả nước.
"Bên cạnh nền tảng đào tạo chung của báo chí thì sẽ có những kỹ năng sâu hơn của báo chí sáng tạo, về ứng dụng cách làm báo hiện đại. Tăng cường đào tạo hơn nữa đối tượng và không gian phục vụ, có sự khảo sát từ cơ sở để các khoá học thật sự đáp ứng hiệu quả. Bên cạnh đó, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo báo chí", Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng nêu rõ.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(CLO) Ngày 1/4, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà báo Phú Yên đã tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí với chuyên đề "Biên tập và rút tít báo chí hiện đại". Sự kiện này thu hút sự tham gia của đông đảo phóng viên, biên tập viên và hội viên các chi hội nhà báo trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi khai mạc lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng". Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 30 học viên, là lãnh đạo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Sáng 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An tổ chức lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng sản xuất và Phát triển nội dung báo chí, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI". Chương trình thu hút hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tham gia.
(CLO) Chiều 27/3, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV).
(NB&CL) Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.
(CLO) Trong các ngày từ 22- 23/3, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khóa bồi dưỡng với chủ đề “Kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho báo điện tử trên thiết bị di động”.
(CLO) Trong suốt các giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng, cùng với báo giới cả nước, những người làm báo Quảng Trị đã vượt qua khó khăn, gian khổ để làm tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh- quốc phòng của địa phương. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí để nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo luôn được Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị chú trọng nhằm hướng tới nền báo chí hiện đại chuyên nghiệp và nhân văn.
(CLO) Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam do Phó Chủ tịch thường trực Nguyễn Đức Lợi dẫn đầu, đã có những đóng góp quan trọng tại Hội thảo quốc tế "Patria" lần thứ IV về thông tin và truyền thông, diễn ra từ ngày 17-22/3 tại La Habana, Cuba.
(NB&CL) Việc thẩm định, sàng lọc tác phẩm từ các cơ quan báo chí, các chi hội cơ sở ở địa phương luôn là một trong những khâu trọng yếu để sàng lọc nên những tác phẩm chất lượng cho mỗi mùa giải Báo chí Quốc gia. Mùa Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX – năm 2024 cũng vậy, sự sàng lọc cẩn trọng và sáng suốt từ cơ sở sẽ là nền tảng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất…