ĐBQH chỉ ra bất cập trong quy định về mức giảm trừ gia cảnh và rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Thứ năm, 30/05/2024 09:27 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Phát biểu tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đã nhấn mạnh: “Cử tri cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh, nhất là mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu đồng mỗi tháng là quá lạc hậu; cần được Quốc hội xem xét, sửa đổi sớm, không nên chờ đến 2 năm nữa, tức là 2026 mới được thông qua như dự kiến”.

Mức giảm trừ gia cảnh hiện đã “lạc hậu”, cần sớm sửa đổi

Bước sang tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7 (từ 27 - 31/5), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự. Các dự thảo luật được đưa ra lấy ý kiến gồm: dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Quốc hội cũng thảo luận về: dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; Phê chuẩn quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2022; Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Đáng chú ý, Quốc hội dành cả ngày 29/5 để thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

dbqh chi ra bat cap trong quy dinh ve muc giam tru gia canh va rut bao hiem xa hoi 1 lan hinh 1

Phiên họp Quốc hội ngày 29/5/2024.

Phát biểu tại hội trường ngày 29/5, nhấn mạnh về nội dung mà cử tri quan tâm đối với vấn đề mức giảm trừ gia cảnh, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, theo quy định Luật Thuế thu nhập cá nhân thì mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu/tháng.

“Cử tri cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh, nhất là mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu đồng mỗi tháng là quá lạc hậu; cần được Quốc hội xem xét, sửa đổi sớm, không nên chờ đến 2 năm nữa, tức là 2026 mới được thông qua như dự kiến” - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy nói.

Nữ Đại biểu Quốc hội phân tích, mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng thực sự không còn phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là ở những thành phố lớn, đang gây thiệt thòi cho người dân nộp thuế.

Mức giảm trừ này cũng được duy trì từ 2020, trong khi vừa qua rất nhiều hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đều tăng. Thậm chí có mặt hàng dịch vụ thiết yếu còn tăng nhanh hơn tăng thu nhập. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với năm 2020 thì giá dịch vụ giáo dục tăng 17%; giá lương thực tăng 27%, đặc biệt giá xăng tăng 105%…

“Nhiều cử tri chia sẻ, nếu như gia đình có con nhỏ phải thuê người trông thì riêng tiền lương trả cho người trông trẻ hiện nay cũng không dưới 5 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản chi phí cho trẻ. Nếu gia đình có con cái đi học thì chi phí học hành hiện nay chiếm phần lớn cơ cấu chi tiêu của các gia đình. Nếu như gia đình có cha mẹ già là người phụ thuộc thì không chỉ là chi phí ăn uống, sinh hoạt mà còn là chi phí y tế, thuốc men. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay chưa thực sự phản ánh đúng mức chi tiêu cơ bản của gia đình và cá nhân, cũng như chưa phản ánh mức sống thực tế hiện nay” - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy phân tích.

Từ thực tế trên, nữ Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu phải chờ thêm 2 năm nữa mới thông qua việc sửa đổi quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân như đề xuất thì sẽ có rất nhiều người dân phải “thắt lưng buộc bụng” nhưng vẫn thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân!

Bên cạnh đó, nữ Đại biểu Quốc hội cũng phân tích thêm về sự bất hợp lý trong rổ hàng hóa CPI. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy chỉ ra rằng, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 3 vừa qua, Bộ Tài chính cho biết chưa đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh vì biến động CPI chưa đến 20%. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và cử tri cho rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân và các quy định hiện hành lấy tiêu chí biến động CPI trên 20%, tức là dựa trên rổ hàng hóa với 752 mặt hàng là bất hợp lý.

Trong khi đó, các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của người dân chỉ có khoảng trên 20 mặt hàng. Trong khi phải chờ tính mức trung bình của 752 mặt hàng sẽ rất lâu thì mới đến mức 20%, thậm chí là 6 đến 7 năm. Như vậy, với thời gian quá dài sẽ không phản ánh kịp thời những biến động trong chi tiêu của người dân và các hộ gia đình, gây thiệt thòi cho người dân.

Phải “giữ chân” người lao động trong hệ thống an sinh xã hội

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng là nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm trong tuần này. Các Đại biểu Quốc hội đã dành nhiều thời gian nói về vấn đề bảo hiểm xã hội 1 lần.

Đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP. Hồ Chí Minh) cho biết, dự thảo luật đề xuất 2 phương án. Phương án 1 là “người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm”.

Phương án 2 là “sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH”.

dbqh chi ra bat cap trong quy dinh ve muc giam tru gia canh va rut bao hiem xa hoi 1 lan hinh 2

Phải “giữ chân” người lao động trong hệ thống an sinh xã hội.

Theo nữ Đại biểu Quốc hội đoàn TP. Hồ Chí Minh, cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp thực hiện các phương án về BHXH 1 lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động, có thể khiến người lao động ồ ạt rút BHXH 1 lần, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội và vấn đề quan trọng là bảo đảm cuộc sống lâu dài của người lao động.

Theo đó, đối với 2 phương án được đưa ra trong dự thảo lần này, Đại biểu Trần Kim Yến cho rằng, lựa chọn phương án 1 sẽ có lợi cho người lao động hơn phương án 2 (nếu chưa có phương án thứ 3 tốt hơn).

“Chúng ta nên thực hiện theo cách thứ nhất vì hai lý do. Một là bảo đảm sự công bằng với những người bắt đầu tham gia BHXH ở thời điểm sau khi luật này có hiệu lực; hai là sẽ đảm bảo an sinh cho nhiều người hơn, những người mới tham gia BHXH một thời gian ngắn trước khi luật này có hiệu lực, nếu họ có muốn rút một lần thì vẫn còn nhiều thời gian tích lũy ở giai đoạn sau đó để đủ điều kiện hưởng lương hưu, những trường hợp khác dù không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì họ vẫn bắt buộc phải tích lũy được một khoản tiền nhất định khi đến tuổi nghỉ hưu” - Đại biểu Trần Kim Yến phân tích lý do lựa chọn phương án 1.

Đại biểu Trần Kim Yến cho rằng, phương án 2 mang tính nửa vời vì sẽ không giải quyết được triệt để vấn đề rút BHXH 1 lần trong tương lai. Theo nữ Đại biểu Quốc hội, thực tiễn cho thấy không nhiều người muốn rút khỏi thị trường lao động khi mà mình đang còn tuổi, còn sức khỏe; họ chỉ rút khi không còn lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống, có những khó khăn phát sinh, buộc họ phải có 1 khoản kinh phí để giải quyết những khó khăn trước mắt.

“Bài toán đặt ra là làm thế nào để giữ chân người lao động trong hệ thống an sinh xã hội. Phương án 2 cho rút 1 phần, vậy còn giải pháp nào không? Theo tôi vẫn còn, đó là có 1 nguồn quỹ nào đó, cho họ vay để giải quyết những khó khăn mắc phải và khi họ trở lại thị trường lao động, đi làm lại, có thu nhập, sẽ trả khoản nợ này; giống như chúng ta cho sinh viên vay đi học” - Đại biểu Trần Kim Yến đề xuất phương án.

Nguyễn Hường

Tin mới

Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.

Dự án - Đầu tư
Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,

Tin tức
Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.

Nghề báo
Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.

Kinh tế vĩ mô
Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.

Giao thông
Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.

Thế giới 24h
Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.

Bất động sản
Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.

Tin tức
Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.

Đời sống văn hóa
Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.

Đời sống
Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.

Kinh doanh - Tài chính
Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.

Thế giới 24h
Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.

Thế giới 24h
Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

(CLO) GM từng bán dữ liệu lái xe cho hãng bảo hiểm, hé lộ nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm ngay từ vô lăng.

Xe
Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.

Báo chí - Công nghệ
Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.

Giao thông
Bình Luận

Tin khác

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn