Việt Nam sẽ vượt qua dịch COVID-19 là điều chắc chắn, nhưng quan trọng hơn là phải kết thúc trận chiến này như thế nào, thắng “giặc” trong tình trạng đất nước không bị kiệt sức mới là điều chúng ta cần phải suy nghĩ và hành động.
Không có cuộc chiến nào không có tổn thất, nhưng chúng ta cùng hành động để đi đến chiến thắng với tổn thương thấp nhất.
Chính phủ và toàn dân phải phải căng mình phòng chống dịch COVID-19, nhưng không thể lơ là trong việc chống lại sự suy thoái kinh tế, không để nhiều người thất nghiệp, vì một bộ phận công nhân, người lao động phải rời nhà máy. “Chống dịch như chống giặc”, và chống suy thoái cũng như chống giặc, bởi vì để cho nền kinh tế giảm sâu, thì sẽ có giặc đói xuất hiện, đây không phải là cảnh báo mà là hiện thực đối với bất cứ quốc gia nào.
Chống dịch COVID-19, nhưng không thể lơ là trong việc chống lại sự suy thoái kinh tế. Trong ảnh: Công nhân nhà máy tấm lợp Đông Anh. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Chính vì vậy, Chính phủ đã chủ động thực hiện một loạt biện pháp, chính sách chống suy thoái kinh tế, đảm bảo tăng trưởng. Các chính sách phải sớm đi vào cuộc sống, kịp thời và có hiệu quả, minh bạch và công bằng, đảm bảo đúng đối tượng, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách.
Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp để thúc đẩy kinh tế như giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng, hoãn, giãn nợ, thuế đã được triển khai. Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2020 tổ chức chiều 1.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỉ đồng là chưa đủ mà cần cao hơn nữa; gói tài khóa 30.000 tỉ đồng cũng cần nâng lên 150.000 tỉ đồng, thậm chí cao hơn.
Những thông tin này tăng thêm sinh khí cho cộng đồng doanh nghiệp, tăng thêm niềm tin cho những ai còn quá lo lắng bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, ngoài những việc Chính phủ đã làm và đang làm, thì doanh nghiệp cũng phải chủ động để vượt qua đại nạn này bằng chính năng lực của mình. Không thể cứ ngồi chờ Chính phủ hay ai đó đến giải cứu, sự hỗ trợ bên ngoài chỉ một phần, sống sót trên thương trường là bản lĩnh và trí tuệ của từng doanh nghiệp.
Đại dịch phủ lên toàn cầu, đại dịch tấn công lên nền kinh tế của từng quốc gia, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách tồn tại, lo được đời sống cho người lao động, đề ra chiến lược phát triển mới, tổ chức lại bộ máy quản trị, sẵn sàng cho một cuộc bứt phá sau khi hết dịch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dùng hình ảnh chiếc lò xo bị nén xuống hết mức, thì nó sẽ bung lên rất mạnh, để nói đến sự bứt phá của nền kinh tế Việt Nam, của cộng đồng doanh nghiệp sau đại dịch COVID-19.
Nhưng để chiếc lò xo kinh tế bật mạnh lên sau đại dịch, cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng, đồng thời phải có những thay đổi căn bản, nền tảng. Không có một nền móng vững vàng thì không thể xây cao ốc, không có đường băng thì không thể cất cánh phi cơ.
Khoa học công nghệ chính là chìa khóa để thay đổi. Ngay lúc này đây, sẵn sàng bỏ đi những cách vận hành cũ, công nghệ lạc hậu để lột xác. Ngay lúc này đây, hãy mở nhiều con đường kinh doanh để không bế tắc khi gặp cản trở, tìm nhiều đối tác hợp tác để không phụ thuộc vào một đối tác.
Hãy tính đến xây dựng một nền công nghiệp phụ trợ trong nước, đó là chiến lược lâu dài, ổn định, bền vững cho nền sản xuất nội địa. Nhưng để làm được điều này, không chỉ là việc của doanh nghiệp, mà là chính sách vĩ mô của nhà nước. Đây là lúc phải làm, không thể chậm hơn được nữa.
Và để cho chiếc lò xo kinh tế bật lên, ngoài chính sách của Chính phủ, bản lĩnh của doanh nghiệp, còn có một nguồn lực nữa, đó là sức mạnh từ hệ thống hành chính công. Hệ thống này là một nguồn lực quan trọng, thúc đẩy cho sự phát triển.
Các cơ quan nhà nước vận hành thông suốt và lành mạnh, công chức làm việc với tất cả trách nhiệm, không tham ô tham nhũng, không sách nhiễu hành dân thì sẽ tạo ra nguồn lực. Nền hành chính công trì trệ và cán bộ thoái hóa biến chất vẫn là mối lo lớn, hơn cả mọi loại dịch bệnh nào, hơn mọi con virus nào từng tấn công đất nước.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng hai tác phẩm mới mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.
(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.
(CLO) Với thành tích tốt tại vòng loại futsal nữ châu Á 2025, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được cộng thêm 15.32 điểm, tiếp tục duy trì thứ hạng 11 thế giới, hạng 4 châu Á.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.