(NB&CL) Đề cương Văn hóa Việt Nam được Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo và được Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng thông qua năm 1943. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng cho sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa mới.
Theo đó, Đề cương Văn hoá Việt Nam là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hoá, văn nghệ, phân tích đúng đắn tình hình đời sống văn hoá dưới ách Pháp - Nhật, vạch ra đường lối văn hóa cách mạng và những nhiệm vụ trước mắt, tiến tới xây dựng nền văn hoá dân tộc, nhân dân. 80 năm kể từ khi ra đời đến nay, các giá trị của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 vẫn vẹn nguyên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta về vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển chung của đất nước.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với đại biểu Quốc hội, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội để thấy được ý nghĩa sâu sắc và tính thời đại của văn kiện lịch sử quan trọng này.
80 năm qua, Đề cương Văn hóa Việt Nam đã thể hiện tầm nhìn xa, tư duy lý luận sắc bén của Đảng.
+ Thưa Phó Giáo sư, Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa; chỉ ra con đường vận động, phát triển mới của nền văn hóa Việt Nam. Phó Giáo sư có thể phân tích rõ hơn về điều này?
- Đề cương Văn hóa Việt Nam ra đời trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử đất nước - ở đó, nhân dân ta đang chịu sự áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Như cách diễn đạt trong Đề cương thì văn hóa Việt Nam ở thời điểm đó mang nặng tính chất “phong kiến và nô dịch”, về hình thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản.
Bên cạnh đó, trên mặt trận văn hóa - tư tưởng cũng có những diễn biến phức tạp. Cùng với việc cai trị, bóc lột, thực dân Pháp và phát xít Nhật còn đẩy mạnh chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân, phản động, đàn áp những nhà hoạt động văn hóa có tư tưởng tiến bộ, có tinh thần yêu nước. Một bộ phận trí thức hoang mang, lo lắng và bế tắc trước thời cuộc…
Đúng vào thời điểm đó, Đề cương Văn hóa Việt Nam ra đời, trở thành một bản cương lĩnh về văn hóa, bổ sung cho cương lĩnh chính trị của Đảng. Lần đầu tiên, Đảng ta công bố quan niệm của mình về văn hóa theo quan điểm Mác xít, văn hóa được xác định là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Đảng ta không chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cả cách mạng văn hóa. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả. Đây thực sự là những nhận thức đúng đắn, mang tính chiến lược, là tiền đề để chúng ta đạt được nhiều thắng lợi về sau từ sức mạnh của văn hóa. Cho đến hôm nay, Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 vẫn giữ được những giá trị vô cùng quan trọng, mang tính thời đại.
+ Có nghĩa là Đề cương Văn hóa Việt Nam đã thực sự đem lại một không khí mới cho nền văn hóa của dân tộc, thưa ông?
- Đúng vậy! Chính sự chuyển đổi trạng thái của văn hóa đã giúp văn hóa thích ứng với thời cuộc, phát huy được sức mạnh của văn hóa, hình thành nên tinh thần yêu nước, tình đoàn kết dân tộc, để từ đó giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù…
Văn hóa cách mạng Việt Nam đã tạo ra những thành tựu và niềm tự hào cho đất nước. Đến thời hòa bình hiện nay, ngay trong giai đoạn COVID-19 vừa qua, sức mạnh văn hóa thích ứng với thời đại, sự đoàn kết chung sức đồng lòng đã một lần nữa minh chứng cho tư tưởng đúng đắn của Đề cương Văn hóa Việt Nam 1943.
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn.
+ Vậy, theo Phó Giáo sư, mối liên hệ giữa ba nguyên tắc quan trọng của xây dựng văn hóa trong “Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943” với việc xây dựng “hệ giá trị văn hóa Việt Nam” hiện nay như thế nào?
- Đề cương Văn hóa năm 1943 với ba nguyên tắc: Dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập), Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng), Khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì khiến cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ) đã giúp đất nước chúng ta chuyển từ một nền văn hóa về hình thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản sang một nền văn hóa mới cách mạng, dân tộc về hình thức, tân dân chủ về nội dung.
Ba nguyên tắc quan trọng này của xây dựng văn hóa luôn được kế thừa, làm mới để tạo ra sức sống mới, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam. Ví dụ, ba nguyên tắc này đã được vận dụng, thể hiện đầy đủ trong việc xây dựng “hệ giá trị văn hóa Việt Nam dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học” hiện nay. Ý nghĩa quan trọng của Đề cương Văn hóa Việt Nam là đặt văn hóa ở vị trí hàng đầu, “văn hóa soi đường quốc dân đi”.
Trong bối cảnh hiện nay, khi đạo đức xã hội gặp nhiều vấn đề bất ổn thì những tư tưởng sáng suốt của Đề cương Văn hóa Việt Nam lại một lần nữa cho thấy tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng. Từ ba nguyên tắc “dân tộc hóa – khoa học hóa – đại chúng hóa”, giờ đây, văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Theo ông, để lan tỏa và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản Đề cương Văn hóa, chúng ta cần chú trọng điều gì?
- Hiện nay, văn hóa đã có nhiều khác biệt so với bối cảnh của những năm 1940 của thế kỷ trước. Đời sống văn hóa đa dạng và phong phú hơn. Nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của người dân cao hơn. Hội nhập toàn cầu sâu rộng tác động đến văn hóa Việt Nam mạnh mẽ hơn. Đảng và Nhà nước ta cũng có nhiều điều kiện hơn trong chăm sóc đời sống văn hóa cho nhân dân…
Thuận lợi và thách thức đan xen trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam khiến chúng ta cần tìm những giải pháp phù hợp để phát triển văn hóa vì sự phát triển bền vững đất nước. Chúng ta phát triển văn hóa để xây dựng con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xem văn hóa là một yếu tố then chốt để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Tôi cho rằng, chúng ta cần tiếp tục tập trung làm rõ, cập nhật những nội hàm mới của ba nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa trong bối cảnh xã hội hiện nay. Trên cơ sở đó, cụ thể hóa những nguyên tắc này trong các chương trình hành động, đề án, kế hoạch và đặc biệt là xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam, để từ đó định hướng sự phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền để những giá trị của Đề cương Văn hóa Việt Nam được thẩm thấu tốt hơn vào toàn xã hội qua nhận thức đúng đắn của mọi người. Những bài học tốt cũng cần được lan tỏa để những giá trị của bản đề cương trở thành định hướng cho sự phát triển nhân cách, đạo đức của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Điều đó giúp lan tỏa sức sống lâu bền của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” năm 1943 với sự phát triển đất nước trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
(CLO) Một quả bom còn sót lại sau chiến tranh, nặng khoảng 360kg, vừa được phát hiện và xử lý an toàn tại xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, nhờ sự phối hợp kịp thời giữa người dân và tổ chức quốc tế chuyên xử lý bom mìn.
(CLO) Ngày 9/4, Công an tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam nhóm 8 đối tượng có hành vi tổ chức, sử dụng và mua bán trái phép chất ma túy tại một chung cư trên địa bàn thành phố Vinh.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 79/2025/NĐ-CP quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, Chính phủ yêu cầu không lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ các cơ sở đăng kiểm thực hiện tốt công tác kiểm định đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nói chung và phương tiện xe quá khổ, quá tải nói riêng, không để xảy ra tình trạng ách tắc trong hoạt động kiểm định, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
(CLO) Ngày 9/4, tại Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã tổ chức hội thảo "Nhìn lại văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước".
(CLO) Mới đây, thương hiệu Tommy Hilfiger Vietnam đã lặng lẽ xoá toàn bộ hình ảnh của hoa hậu Thùy Tiên khỏi các nền tảng mạng xã hội. Những bức ảnh cô tham dự sự kiện của hãng tại New York Fashion Week, cũng như loạt hình ảnh từng được đăng tải tại Việt Nam, đều bị gỡ bỏ hoàn toàn.
(CLO) Trong khuôn khổ giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 (năm 2025) sẽ có nhiều hoạt động đối ngoại Quốc phòng. Trong đó, Quân chủng Hải quân sẽ tổ chức đưa Biên đội tàu 015, 016 tiến hành tuần tra liên hợp trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc từ ngày 10 - 19/4/2025.
(CLO) Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Ukraine chênh vênh, Howard Buffett, con trai tỷ phú Warren Buffett, mạnh mẽ cam kết viện trợ 1 tỷ USD cho Ukraine năm nay.
(CLO) Chiều nay (9/4), thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm nhưng mức giảm đã chậm lại hơn nhiều so với phiên sáng. Cổ phiếu họ nhà Vin tiếp tục hỗ trợ thị trường.
(CLO) Vào khoảng 14 giờ 30 phút, ngày 29/3/2025, tàu cá số hiệu KG09879TS do Danh Vàng làm thuyền trưởng, trên tàu có 07 thuyền viên, đang hoạt động khai thác hải sản tại tọa độ 06026’N – 105025’E.
(CLO) Đại Cung Môn - cổng chính của Tử Cấm Thành - khu vực vua cùng các phi tần triều Nguyễn sống và làm việc bên trong Đại Nội Huế, sẽ được phục dựng sau khi khảo cổ.
(CLO) Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 9/4/2025 tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng”.
(CLO) Đại Cung Môn - cổng chính của Tử Cấm Thành - khu vực vua cùng các phi tần triều Nguyễn sống và làm việc bên trong Đại Nội Huế, sẽ được phục dựng sau khi khảo cổ.
(CLO) Đầu tháng 4 hàng năm, người dân trồng hoa làng Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật vào vụ thu hoạch hoa loa kèn để kịp cung ứng ra thị trường tiêu thụ cho người dân trong cả nước.
(CLO) Chiều 8/4 tại Hà Nội, chương trình đối thoại “Sức mạnh mềm văn hóa” do Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam (Bộ VHTTDL) phối hợp với Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức đã thu hút sự quan tâm lớn của giới chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.
(CLO) Chùa Trung Hậu, hay tên gọi khác là Tổ đình Trung Hậu toạ lạc tại thôn Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) là ngôi chùa có nhiều cổ vật và được thiết kế độc đáo, một địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách tới tham quan, chiêm bái.
(CLO) Triển lãm “50 năm vang mãi bản hùng ca" có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm ngày Giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok… những ngày gần đây, một trào lưu mới mang tên “đóng vỉ chân dung” đang khiến giới trẻ phát sốt. Lấy cảm hứng từ những hộp đồ chơi figure thường thấy trong các cửa hàng, giới trẻ nay sử dụng công nghệ AI – đặc biệt là ChatGPT để tạo nên mô hình đồ chơi 3D mang chân dung chính mình, đi kèm trang phục, phụ kiện thể hiện cá tính và nghề nghiệp riêng.