(NB&CL) Hơn 94 năm qua, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Bác Hồ luôn thể hiện rõ quan điểm “lấy dân làm gốc”. Với ý Đảng lòng dân hòa chung làm một, trong suốt chiều dài lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chung sức đồng lòng của Nhân dân, đất nước đã làm nên những kỳ tích, hướng đến sự phát triển bền vững, thịnh vượng. Nhóm phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia, đại biểu Quốc hội để làm rõ cũng như khẳng định vững chắc quan điểm này.
Nhân dân là chỗ dựa vững chắc, là nguồn gốc sức mạnh của Đảng. Đại hội XIII của Đảng đã đánh giá việc phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng Đảng, rút ra bài học kinh nghiệm; trong đó, nhấn mạnh Đảng phải thắt chặt mối quan hệ mật thiết với Nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.
Để củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng, điểm mấu chốt đó chính là phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân. Và muốn dân tin, trước hết Đảng phải chứng tỏ được rằng, “ngoài lợi ích của Nhân dân thì Đảng ta không còn lợi ích nào khác”.
Trao đổi với phóng viên, Nhà báo Ngô Minh Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng cho rằng, một trong những bài học rút ra qua 35 năm đổi mới đó là: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Làm rõ hơn vấn đề nêu trên, ông Ngô Minh Tuấn phân tích, thực tế thì Nhân dân không chỉ được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và giám sát mà cái đích cuối cùng và cũng là thước đo hiệu quả của mọi chủ trương, quyết sách đó còn là những thành quả mà Nhân dân được thụ hưởng. “Đây là bước tiến mới trong việc phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân. Trong đó, những chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo được hoàn thiện đồng bộ, bảo đảm để mọi người dân đều được thụ hưởng một cách công bằng” - ông Tuấn nhấn mạnh.
Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng cho biết, để xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân, Đại hội XIII đã cụ thể hóa, hoàn thiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” bằng việc phát huy vai trò giám sát, đánh giá của Nhân dân trong xây dựng Đảng, Nhà nước.
Trong đó, đáng chú ý, theo ông Ngô Minh Tuấn là việc tăng cường dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Trong điều kiện một đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng. Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Chính Nhân dân là chủ nhân của đất nước, mọi quyền lực của Nhà nước đều là quyền lực của Nhân dân, thuộc về Nhân dân.
“Yêu cầu trên đòi hỏi các cơ quan quyền lực của Nhà nước phải do dân bầu cử dân chủ để lập ra. Các đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân phải thực sự là những người tiêu biểu, có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ mọi mặt, xứng đáng đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân. Các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình chính là vì Nhân dân phục vụ, qua đó góp phần củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước” - ông Tuấn nhấn mạnh.
Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng cũng khẳng định, cần thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân. “Quyền này đòi hỏi người dân được tham gia thảo luận, bàn bạc và quyết định các công việc liên quan đến đời sống của Nhân dân. Người dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm sai trái pháp luật” - ông Tuấn nêu rõ.
Đồng thời, theo ông Ngô Minh Tuấn, phải tạo những “kênh” thông tin để Nhân dân được biết những chủ trương và kết quả thực hiện chủ trương đó của Đảng, Nhà nước, các cấp uỷ, chính quyền, từ đó Nhân dân mới thực hiện được quyền giám sát của mình. Qua giám sát Nhân dân mới phát hiện những nguy cơ cũng như “điểm nghẽn” để góp ý, hiến kế cho Đảng, Nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng được tốt hơn.
Nhà báo Ngô Minh Tuấn cho rằng, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua là minh chứng rõ nét nhất cho niềm tin, tình cảm của Nhân dân đối với Đảng. Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng cho rằng, để tiếp nối, phát huy thành quả, di sản của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, luôn hết lòng, hết sức phụng sự Đảng, Tổ quốc và Nhân dân như cố Tổng Bí thư nhắn nhủ: “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa, ân hận vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, vô liêm sỉ; tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”.
Chính quyền đồng hành cùng Nhân dân, quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Cao Bằng là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc nước ta. Cao Bằng nổi tiếng với Khu di tích lịch sử Pác Bó - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước. Phát huy tinh thần vùng đất cách mạng, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng luôn vững bền ý chí, một lòng thủy chung son sắt, chung sức đồng lòng trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Xuân Ánh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, trong mọi giai đoạn lịch sử của Việt Nam đã chứng minh mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân luôn là nguồn sức mạnh to lớn, làm nên những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
“Xác định được tầm quan trọng của sức mạnh “ý Đảng lòng dân”, Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Cao Bằng luôn xác định phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, luôn lấy lợi ích của Nhân dân làm nền tảng cho những quyết sách, đường lối của mình; đồng hành, chia sẻ cùng Nhân dân và vận động, động viên Nhân dân trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước” - ông Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh.
Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền các cấp luôn đặc biệt quan tâm triển khai các giải pháp phát huy mọi nguồn lực, khả năng lao động, sáng tạo của các tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh. Nhờ vậy, dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với sự đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo tập trung của các cấp ủy Đảng, sự điều hành quyết liệt, đổi mới, sáng tạo của chính quyền, tinh thần quyết tâm vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp cùng sự đồng thuận của toàn thể Nhân dân, tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
“Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, công tác xây dựng, kiện toàn bộ máy chính quyền tại các địa phương trên cả nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đối với tỉnh Cao Bằng, công tác này luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn tỉnh. Trong thời qua, tỉnh Cao Bằng đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong công tác xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh, tinh gọn, hiệu quả”, ông Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh và lấy ví dụ: Cao Bằng đã tổ chức sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và xóm, tổ dân phố đảm bảo đáp ứng các tiêu chí theo quy định. Sau khi sắp xếp, tỉnh Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã (139 xã, 08 phường, 14 thị trấn), giảm 3 huyện và 38 xã. Điều này đảm bảo bộ máy chính quyền được hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Điều được Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên đó chính là sự quyết liệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương với với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt “phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ gốc; xử lý không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ”.
Trong đó, công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về phòng chống tham nhũng, từ đầu năm 2024 đến nay, Cao Bằng đã tiến hành 15 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu về thực hiện quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng. Qua công tác thanh tra đã chỉ ra những thiếu sót, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khắc phục sai phạm, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Việc chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ quyền hạn được UBND tỉnh Cao Bằng xác định là biện pháp quan trọng nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, được các đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện, đảm bảo theo đúng quy định. Tính từ đầu năm 2024 đến nay đã tiến hành chuyển đổi 199 vị trí công tác.
Cùng với đó, công tác kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ quyền hạn thường xuyên được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Năm 2024, Thanh tra tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận 1.574 bản kê khai tài sản thu nhập của các đối tượng thuộc diện kê khai; tổ chức xác minh tài sản thu nhập của 25 người đang công tác tại 09 cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị địa phương cũng đã tổ chức 04 cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử , đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, qua đó đã tiến hành xử lý kỷ luật 06 cán bộ, công chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy định ngành.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh, những kết quả đạt được trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần tích cực ngăn chặn một bước tình trạng tham nhũng, suy thoái, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng; nhận thức, trách nhiệm cá nhân về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được nâng cao, trở thành xu thế, phong trào trong toàn tỉnh, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; được Nhân dân ghi nhận và ngày càng tin tưởng vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước và tỉnh nhà.
Khi dân hiểu, dân tin thì dân sẽ ủng hộ
Đồng Nai vốn là tỉnh công nghiệp nhưng Đảng bộ, chính quyền nơi đây luôn đặt nông nghiệp - nông dân - nông thôn ở vị trí chiến lược trong phát triển với quan điểm không có điểm dừng trong xây dựng nông thôn mới.
Trao đổi với phóng viên, ông Quản Minh Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh luôn xác định, các xã, huyện phải song song thực hiện 2 nhiệm vụ là vừa duy trì kết quả đạt chuẩn, vừa thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Bởi vậy, ngay từ năm 2019, tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành mục tiêu nông thôn mới và đến nay, tiếp tục là ngọn cờ đầu trong cả nước về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tính đến năm 2023, toàn tỉnh có 96 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Nông thôn Đồng Nai đã có sự thay đổi toàn diện trên tất cả các mặt như: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, kết nối giữa các trung tâm, hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia, hệ thống y tế đạt chuẩn, môi trường sinh thái có bước cải thiện…
Đồng Nai cũng đã đúc kết được nhiều bài học quý trong quá trình triển khai chương trình. Trong đó, bài học quan trọng đầu tiên là công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phải chủ động, quyết tâm, quyết liệt và chọn đúng bước đi, giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn cả về lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó là thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để thực sự khích lệ được người dân chung tay, đóng góp xây dựng nông thôn mới.
“Điều đó để thấy rằng, chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thực sự đi vào cuộc sống. Đường sá sạch đẹp, cây cối xanh tươi, thu nhập của người dân ổn định, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống văn hóa tinh thần của bà con cũng được nâng cao…”, ông Quản Minh Cường nhấn mạnh.
Điều đặc biệt được Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nói đến đó là việc tỉnh có số đồng bào Công giáo đông nhất cả nước với hơn một triệu người. Thời gian qua, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai với vai trò là cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên với đồng bào Công giáo, đã tuyên truyền sâu rộng, giúp đồng bào Công giáo nâng cao nhận thức, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
“Vào những ngày Lễ, các gia đình đồng bào Công giáo tự nguyện treo cờ Tổ quốc để thể hiện lòng yêu nước, niềm tin đối với Đảng và Nhà nước…”, ông Quản Minh Cường chia sẻ.
Bàn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ông Quản Minh Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng: “Đây là công việc liên tục và thường xuyên của Đảng. Đảng phải luôn tự chỉnh đốn, tự soi, tự sửa chính mình. Đảng cũng có ưu điểm và tồn tại, hạn chế nhất định, đặc biệt là những tồn tại, hạn chế khách quan và những nguyên nhân chủ quan”.
“Để củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, có nhiều cách tiếp cận. Từng đảng viên phải thực sự nêu gương, làm đầu tàu. Cán bộ, đảng viên trong từng chi bộ thôn, xóm, ấp cũng như chi bộ trong các đơn vị, cơ quan sự nghiệp phải là người biết hy sinh vì lợi ích chung, thực sự nắm bắt, hiểu được về mặt lý luận và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, hiểu được tính cách mạng và tính khoa học mà họ đang theo đuổi. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều sự thay đổi, biến động, sự tác động của các yếu tố quốc tế và các thành tựu khoa học công nghệ… Do đó, gắn liền với chỉnh đốn Đảng là tự nâng cao trình độ mọi mặt”, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Quản Minh Cường nói.
Bên cạnh đó, theo vị Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, trong công tác chỉnh đốn Đảng, cần phải có chế tài răn đe, trừng trị nghiêm khắc những hành vi tham nhũng, tiêu cực; xây dựng cơ chế, quy định pháp luật chặt chẽ để cán bộ phải làm đúng.
Về việc khi triển khai cụ thể, đưa chủ trương của Đảng “hiện thực hóa” ở địa phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - Quản Minh Cường chia sẻ: “Chúng ta phải đặt mình vào hoàn cảnh của người dân để thấu hiểu, chia sẻ, nắm bắt mong muốn, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đối với công việc chung, vướng mắc đến đâu, tỉnh sẽ họp để gỡ đến đấy, không ngại khó, không ngại khổ, sâu sát với nhân dân, chứ không lý thuyết… Có như vậy thì mọi chủ trương, đường lối mới thực sự đến được với dân. Khi dân hiểu, dân tin thì họ sẽ ủng hộ, “bắt tay” với chính quyền, việc triển khai các chương trình, dự án cũng sẽ thuận lợi hơn. Đó chính là xây dựng niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước từ những điều cụ thể nhất, gần gũi nhất”.
(CLO) Công nghệ ô tô điện đang bước sang một kỷ nguyên mới khi Úc chuẩn bị triển khai công nghệ V2G, cho phép xe điện cung cấp điện cho nhà và lưới điện, mang lại cơ hội tiết kiệm lên tới 12.000 AUD mỗi năm.
(CLO) Khám phá vai trò quan trọng của bộ lọc chuyên nghiệp trong nhiếp ảnh điện thoại. Từ chỉnh sửa AI đến hiệu ứng vật lý, nâng tầm bức ảnh với chất lượng đỉnh cao.
(CLO) Chào đón năm mới 2025 và thực hiện chương trình kích cầu du lịch sau mưa lũ lịch sử tháng 9/2024, UBND thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã triển khai kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc phục vụ du khách tới thăm địa phương dịp nghỉ lễ Tết dương lịch 2025.
(CLO) Hyundai Motor và Cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) vừa thông báo kế hoạch thu hồi hơn 145.000 xe điện do một lỗi có thể gây mất điện khi đang lái xe, làm tăng nguy cơ tai nạn.
(CLO) Kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 là một “trái ngọt” dành cho tỷ phú Elon Musk. Vào 22/10, tỷ phú này đã lập kỷ lục tài chính mới, với con số khổng lồ gần 350 tỷ USD, theo CNN và Bloomberg.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21 - 23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia và Phu nhân.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vừa được Quốc hội bấm nút thông qua, nêu rõ, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong bảo đảm và phát triển hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
CLO) Chiều 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định số 1458 giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Chiều 22/11, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII.