Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quốc Việt:

Để đạt các mục tiêu tăng trưởng 2024 cần giảm thuế VAT kích tiêu dùng, tăng lãi suất…

Thứ bảy, 22/06/2024 15:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tiếp tục giảm thuế VAT 2%, tăng lãi suất tiền gửi để giảm áp lực tỷ giá, giảm sự tập trung vào vàng của người dân - đó là những giải pháp cần làm để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6% - 6,5% như Quốc hội đã đề ra - GS.TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - chia sẻ quan điểm trong cuộc trò chuyện cùng Báo Nhà báo & Công luận.

+ Đã đi qua nửa năm, ông dự báo thế nào về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta năm nay?

- VEPR dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 cận dưới mục tiêu 6%. Chúng tôi đã phân tích triển vọng kinh tế Việt Nam và đã đưa ra dự báo về chỉ số tăng trưởng kinh tế năm 2024 tương đối thận trọng như vậy vì: Trong nửa đầu của năm kinh tế Việt Nam đã có khởi sắc, động lực tăng trưởng chính là sản xuất và xuất khẩu đã có tín hiệu phục hồi tích cực, nhưng xu thế chưa thực sự bền vững và còn nhiều rủi ro bất định phía trước. Bên cạnh đó, nhìn vào động lực tăng trưởng ở cả phía cung cũng như là phía cầu cũng đều thấy chưa ổn định.

Về phía cung: Tăng trưởng về xuất khẩu và sản xuất công nghiệp là tương đối khả quan tuy nhiên mức độ khả quan không lớn và cũng có nhiều yếu tố không ổn định. Ví dụ như là chỉ số PMI hay chỉ số sản xuất công nghiệp thì vẫn chưa phục hồi bằng những năm 2021- 2022.

Về phía cầu: Tăng trưởng tiêu dùng nội địa vừa qua có xu hướng giảm và không đạt được mức trung bình của thời điểm trước đại dịch. Trước đại dịch, tăng trưởng của cầu tiêu dùng vào khoảng 10% nhưng hiện chỉ khoảng 6 - 7%. Các yếu tố chính trong tổng cầu như đầu tư tư nhân và cầu tiêu dùng có suy hướng suy giảm cả về tốc độ tăng trưởng lẫn đóng góp chung vào tăng trưởng GDP. Còn đầu tư công cần thời gian để lan tỏa tác động đến nền kinh tế thực.

Chúng ta cũng thấy rằng, các yếu tố từ cầu nội địa rồi nguồn lực đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ khu vực tư nhân vẫn thấp. Chúng ta đều thấy rõ sự khó khăn của doanh nghiệp trong nước trong thời gian qua.

Đó chính là những yếu tố khiến cho chúng tôi phải rất thận trọng trong việc đánh giá triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam 2024. Tôi dự báo tăng trưởng 2024 đâu đó chỉ đạt 6%. Thậm chí nếu như có yếu tố bất lợi và có rủi ro, ví dụ như là sự trì hoãn cắt giảm lãi suất của FED và các ngân hàng Trung ương trên thế giới, hay gia tăng căng thẳng địa chính trị hoặc, thời tiết biến đổi… thì có thể tăng trưởng năm 2024 chỉ đạt 5,5%.

de dat cac muc tieu tang truong 2024 can giam thue vat kich tieu dung tang lai suat hinh 1

GS.TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR). Ảnh: TN

+ Vậy để đạt mục tiêu tăng trưởng, theo ông, cần làm gì?

- Khi mà biến động toàn cầu ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng thì phải nhìn vào cầu nội địa để phục hồi tăng trưởng. Để vượt qua được những thách thức và đạt được những mục tiêu tăng trưởng VEPR đã đưa ra năm giải pháp lớn: 

Thứ nhất: Thúc đẩy đầu tư công. Tôi kỳ vọng đầu tư công là một trong những bệ đỡ cho phục hồi tăng trưởng. Tuy nhiên, đầu tư công cần tập trung trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ kết nối giữa các địa phương, vùng và trọng tâm để mà tạo nền tảng cho nâng cao năng lực cạnh tranh và sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.

Thứ hai, vẫn phải tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp. Đặc biệt cần biện pháp cụ thể phù hợp. Ví dụ như chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu của năm 2023, là một chính sách tương đối phù hợp, nên kéo dài chính sách này. Đồng thời là tiếp tục nỗ lực cải cách, nỗ lực cải thiện thực chất môi trường kinh doanh.

Thứ ba, kích tổng cầu. Động lực tiêu dùng trong nước còn yếu nên cần kích cầu tiêu dùng. Đây là một trong những giải pháp rất quan trọng. Vì thế nên tiếp tục duy trì cắt giảm 2% VAT cho đến cuối năm 2024 mà có thể mở rộng các đối tượng mặt hàng. Và không nên tạo thêm những gánh nặng, những khó khăn cho việc phục hồi cầu tiêu dùng trong nước, không tăng thêm các loại thuế, phí trong năm 2024.

Cần có các giải pháp kích cầu tiêu dùng định hướng vào những lĩnh vực tiêu dùng có tính chất tạo những giá trị gia tăng cao và định hướng tiêu dùng tốt hơn. Đồng thời cần chính sách hỗ trợ tiêu dùng đặc thù đối với tiêu dùng xanh, tiêu dùng tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ trực tiếp cho những người mua sắm, sử dụng hàng và dịch vụ xanh…

Thứ tư, cần chính sách tiền tệ linh hoạt, đặc biệt, và đưa ra mức lãi suất phù hợp để làm sao vừa ủng hộ cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô nhất là trong bối cảnh có biến động về tỷ giá, về giá, một số tài sản, trong đó đặc biệt là giá vàng hay là một số phân khúc bất động sản thì chúng ta cân nhắc giữa các cái chính sách tiền tệ hợp lý.

Thứ năm, nâng cao mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế và của các doanh nghiệp Việt Nam, hoàn thiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy các yếu tố tạo giá trị gia tăng thực của nền kinh tế số.

de dat cac muc tieu tang truong 2024 can giam thue vat kich tieu dung tang lai suat hinh 2

+ Trong bối cảnh dư địa chính sách hạn hẹp, lạm phát đang chịu nhiều áp lực thì điều hành nên như thế nào, với thị trường vàng - cách đang làm, hiệu quả không, theo ông?

- Mặc dù các dư địa chính sách, kể cả tài khóa lẫn tiền tệ đang khá là hạn hẹp, lạm phát vẫn có áp lực gia tăng trong thời gian tới, nhưng chúng ta cũng có thể là dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ để điều hành. Đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước có những cơ chế linh hoạt để mà hóa giải làm sao vẫn duy trì được mặt bằng lãi suất phù hợp với khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp còn đang rất khó khăn nhưng đồng thời chúng ta cũng đảm bảo giữ vững ổn định vĩ mô để mà tạo đà cho phục hồi tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. 

Để kiềm chế lạm phát ở mức 4 - 4,5%, bên cạnh việc kết hợp hài hòa, hợp lý các chính sách tài khóa và tiền tệ thì cần kiểm soát để bình ổn các biến động của  giá tài sản, đặc biệt là tỷ giá.  Tỷ giá đồng Việt Nam với đồng đô la; bình ổn giá vàng là những vấn đề hết sức quan trọng. Ngân hàng Nhà nước đã phải sử dụng đến quỹ dự trữ để kiểm soát, ổn định tỷ giá cho thấy cơ quan nhà nước đã phải nỗ lực để quản lý.

Về giá vàng và vàng thì chúng ta cũng thấy Chính phủ đã có nhiều cuộc họp và nhiều chỉ đạo. Ngân hàng Nhà nước đã có rất nhiều nỗ lực. Liên tiếp tổ chức đấu thầu vàng, thanh tra kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng… Nhưng theo đánh giá của nhóm chuyên gia nghiên cứu kinh tế vĩ mô của chúng tôi giá vàng trong nước và chênh lệch giá vàng không hoàn toàn phản ánh cân đối cung và cầu. Vì thế, để giảm chênh lệch giá vàng không thể chỉ dựa vào việc nhập khẩu vàng ồ ạt để bình ổn giá. Nhập vàng ồ ạt  không chỉ đi chệch mục tiêu mà còn lãng phí các nguồn lực dự trữ không cần thiết.

Để ổn định thị trường vàng thì cần phải cân nhắc thêm những biện pháp khác. Trong đó các biện pháp hành chính như trở nên đặc biệt quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và ngăn chặn thao túng giá. Thanh tra thị trường vàng, yêu cầu sử dụng hóa đơn, điều tra hành vi thao túng... sẽ không tốn dự trữ ngoại hối mà lại có thể mang tới hiệu quả cao tức thì. Bên cạnh đó, nên sử dụng công cụ tiền tệ như lãi suất cũng đóng  vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các loại bong bóng tài sản, bao gồm cả vàng. Có thể tăng lãi suất ở mức độ nhất định để người dân thấy gửi tiền vào ngân hàng có lợi, như vậy vừa giảm áp lực lên tỷ giá vừa giảm tập trung đầu tư vào vàng của người dân. 

+ Xin cảm ơn ông!

Tri Nhân (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô
Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

(CLO) Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 diễn ra vào sáng 15/9, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về tình hình thiệt hại và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Kinh tế vĩ mô