Để đầu tư công trở thành “cú hích” cho nền kinh tế bứt phá

Thứ ba, 31/12/2024 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các dự án đầu tư công từ năm 2025 và các năm tiếp theo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ liên quan đã quyết liệt chỉ đạo việc sửa đổi, thay thế đồng bộ các cơ chế, chính sách có liên quan đến dự án đầu tư công.

Bài liên quan

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Lê Tiến Dũng - Vụ phó Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính đã chia sẻ về một số giải pháp để đầu tư công trở thành “cú hích” cho nền kinh tế bứt phá trong năm 2025.

Tỷ lệ giải ngân năm 2024 vẫn chưa có nhiều cải thiện

+ Ngay từ đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, tuy nhiên kết quả vẫn chậm, đây cũng không phải là lần đầu hiện tượng này xuất hiện. Ông có thể nêu những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, khó khăn và vướng mắc ở đâu?

- Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, lũy kế giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/10/2024 đạt 50,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 30/11/2024 đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn gần 5% so với năm ngoái.

Theo số liệu báo cáo trên, ước giải ngân 11 tháng vốn ngân sách Trung ương đạt 61,11% đạt tỷ lệ cao hơn cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên vốn ngân sách địa phương giải ngân còn thấp với 60,04%. Vẫn còn nhiều Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước. Cá biệt, có một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân bằng 0, hoặc gần bằng 0.

Trên thực tế, một số điểm nghẽn ảnh hưởng tới tốc độ giải ngân đầu tư công đã được Bộ Tài chính báo cáo với Thủ tướng Chính phủ định kỳ hàng tháng, như công tác lập, phân bổ kế hoạch chưa sát với khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án; công tác tổ chức thực hiện có nơi, có đơn vị còn chưa thực sự hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong quá trình giải ngân đầu tư công còn gặp phải nhiều khó khăn vẫn chưa được giải quyết dứt điểm như các vướng mắc về cơ chế chính sách, vướng mắc trong các quy định về quản lý đầu tư công, cơ chế đấu thầu,...

Hoặc một số vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch sử dụng đất và nguồn cung ứng nguyên vật liệu; vướng mắc ở các khâu hoàn thiện thủ tục đầu tư, quy trình giải ngân của các dự án ODA,...

Để tháo gỡ các điểm nghẽn liên quan đến cơ chế chính sách, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo việc sửa đổi, thay thế đồng bộ các cơ chế, chính sách có liên quan đến dự án đầu tư công để trình Quốc hội vào Kỳ họp tháng 10 như: Sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật đấu thầu, Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý sử dụng tài sản công,...

Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình sửa các Luật dựa trên nguyên tắc: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đáp ứng kịp thời thực tiễn, tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ các khó khăn, bất cập, vướng mắc, đây được coi là cải cách lớn và đồng bộ nhằm tháo gỡ các khó khăn mang tính điểm nghẽn đối với việc thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.

de dau tu cong tro thanh cu hich cho nen kinh te but pha hinh 1

Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ảnh minh hoạ: TTXVN

+ Giải ngân vốn đầu tư công có hiệu tượng “ì ạch” đầu năm, tới cuối năm “nước tới chân mới nhảy”, vì sao lại có hiện tượng này, thưa ông?

- Thống kê tình hình giải ngân các năm qua đều cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư công giải ngân đầu năm thường chậm hơn cuối năm. Thực tế này ngoài phần nguyên nhân chủ quan từ việc chậm triển khai của một số chủ đầu tư do còn tâm lý thong dong đầu năm, thì nguyên nhân chính xuất phát từ đặc thù trong quy trình thực hiện và giải ngân của các dự án đầu tư công.

Cụ thể, giai đoạn đầu năm các chủ đầu tư thường tập trung vào hoàn tạm ứng khối lượng cho số vốn đã tạm ứng từ năm trước chuyển sang. Đối với các dự án được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm trước sang, đầu năm cũng là thời điểm các dự án tập trung để giải ngân phần vốn kéo dài này.

Việc triển khai một dự án đầu tư công phải trải qua rất nhiều các khâu hoàn thiện thủ tục. Giai đoạn đầu năm, sau khi được giao kế hoạch vốn các dự án mới tiến hành các thủ lựa chọn nhà thầu nên cuối năm, sau khi ký kết được hợp đồng mới tiến hành tạm ứng hoặc thi công để có khối lượng giải ngân.

Năm 2024, để khắc phục hiện tượng giải ngân vốn đầu tư công “thong thả đầu năm”, ngay từ sau Tết năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 06/CT TTg ngày 15/2/2024 đôn đốc nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã triển khai ngay từ đầu năm những biện pháp để thực hiện và giải ngân các dự án. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù trong quy trình thực hiện của các dự án đầu tư công như trên nên tỷ lệ giải ngân đầu tư công vẫn tập trung nhiều vào cuối năm.

Để đầu tư công trở thành “cú hích” cho nền kinh tế

+ Thưa ông, chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công sẽ ảnh hưởng như thế nào tới quá trình tăng trưởng kinh tế của nước ta?

- Đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng, đưa lượng vốn lớn vào nền kinh tế để đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực, không gian phát triển cho các ngành, lĩnh vực, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Với vai trò hết sức quan trọng như vậy, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ nhiều góc độ khác nhau.

de dau tu cong tro thanh cu hich cho nen kinh te but pha hinh 2

Năm 2025 là năm quyết định việc thực hiện mục tiêu 5 năm giai đoạn 2021- 2025, vì vậy, Chính phủ đã có 1 số giải pháp tăng tốc đầu tư công.

+ Để đảm bảo được đúng tiến độ, đúng lộ trình, Bộ Tài chính có giải pháp gì để quá trình giải ngân vốn đầu tư công không còn chậm, thưa ông?

- Chính phủ đã có Tờ trình báo cáo Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Theo đó, kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2025 sẽ tăng khoảng 75.000 tỷ đồng so với năm 2024.

Đặc biệt, năm 2025 là năm quyết định việc thực hiện mục tiêu 5 năm giai đoạn 2021- 2025, vì vậy song song với việc xây dựng và trình dự toán, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2025 và Thông tư hướng dẫn điều hành dự toán 2025 nhằm mục tiêu thực hiện tốt nhất dự toán 2025, trong đó có việc giải ngân vốn đầu tư công.

Hiện nay, để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các dự án đầu tư công từ năm 2025 và các năm tiếp theo, trên cơ sở nhận diện được các vướng mắc về thể chế trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo việc sửa đổi, thay thế đồng bộ các cơ chế, chính sách có liên quan đến dự án đầu tư công như việc sửa đổi Luật đã nói ở trên.

Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình sửa các Luật dựa trên nguyên tắc: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đáp ứng kịp thời thực tiễn, tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ các khó khăn, bất cập, vướng mắc, đây được coi là cải cách lớn và đồng bộ nhằm tháo gỡ các khó khăn mang tính điểm nghẽn đối với việc thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.

Các Luật này dự kiến có hiệu lực từ tháng 1/2025 được xác định sẽ là cú huých lớn để đẩy nhanh quá trình thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.

Về phía Bộ Tài chính, với vai trò là cơ quan quản lý về giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính sẽ chủ động thực hiện các giải pháp điều hành, đáp ứng đủ nhu cầu vốn kế hoạch năm theo tiến độ cho các dự án trong phạm vi dự toán đã được Quốc hội giao.

Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính trực tiếp làm Tổ trưởng, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương. Qua đó, trực tiếp tháo gỡ các vướng mắc trong thẩm quyền và đôn đốc tới các địa phương triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án.

+ Xin cảm ơn ông!

Định Trần (Thực hiện)

Tin mới

Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia tượng Avalokitesvara Bắc Bình

Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia tượng Avalokitesvara Bắc Bình

(CLO) Tượng Avalokitesvara Bắc Bình tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc tôn giáo của phần đất phía Nam trong không gian văn hóa Champa.

Đời sống văn hóa
Sở Thông tin & Truyền thông Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, giữ vững vị trí top đầu

Sở Thông tin & Truyền thông Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, giữ vững vị trí top đầu

(CLO) Chiều 3/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh xác định 5 giải pháp đột phá, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, giữ vững vị trí top đầu, tạo động lực cho sự phát triển của địa phương.

Nghề báo
Ông Lê Hồng Vinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Ông Lê Hồng Vinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

(CLO) Ông Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin tức
Trầm cảm - Câu chuyện không của riêng ai

Trầm cảm - Câu chuyện không của riêng ai

(CLO) Hiện nay, ngày càng nhiều người trưởng thành cũng như trẻ em lứa tuổi học đường mắc trầm cảm nhưng không được chăm sóc quản lý bệnh đúng cách dẫn tới nhiều ca tự sát đáng tiếc và thương tâm. Vậy làm thế nào để người bệnh thoát khỏi "đại dương đen" của căn bệnh này?

Công luận 24H
Hà Nội tăng cường phun nước rửa đường, giảm bụi phát tán

Hà Nội tăng cường phun nước rửa đường, giảm bụi phát tán

(CLO) Hà Nội sẽ duy trì hoạt động phun nước rửa đường tại các tuyến phố chính để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt là tại các khu vực nội thị và đông dân cư.

Tin tức
Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an

Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an

(CLO) Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Uỷ viên Đảng uỷ Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.

Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 4/1: TP HCM có mưa trái mùa, sáng sớm trời se lạnh

Dự báo thời tiết ngày 4/1: TP HCM có mưa trái mùa, sáng sớm trời se lạnh

(CLO) Dự báo ngày 4/1, TP HCM có mưa trái mùa, sáng sớm có sương mù nhẹ, trời se lạnh. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa rào, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, phía Bắc trời rét.

Tin tức
Hội báo Xuân Ất Tỵ - Hòa Bình 2025: Đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, mang đặc sắc văn hóa riêng

Hội báo Xuân Ất Tỵ - Hòa Bình 2025: Đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, mang đặc sắc văn hóa riêng

(CLO) Ngày 3/1, Ban Tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ - Hòa Bình 2025 tổ chức họp về công tác chuẩn bị triển khai Hội báo năm 2025.

Công tác hội
Nóng: Nhiều quy định cấm giáo viên dạy thêm học thêm có thu tiền trong và ngoài nhà trường

Nóng: Nhiều quy định cấm giáo viên dạy thêm học thêm có thu tiền trong và ngoài nhà trường

(CLO) Trong Thông tư mới ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Giáo dục
Gia Lai: Mua nguyên liệu về nhà tự chế tạo pháo, 4 học sinh bị thương

Gia Lai: Mua nguyên liệu về nhà tự chế tạo pháo, 4 học sinh bị thương

(CLO) Sau khi đặt mua nguyên liệu trên mạng về nhà, em P. đã rủ 3 học sinh khác thực hiện việc chế tạo pháo. Khi đang thực hiện, pháo phát nổ khiến cả 4 em bị thương.

Đời sống
Lào Cai biểu dương các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền phòng chống thiên tai

Lào Cai biểu dương các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền phòng chống thiên tai

(CLO) Tại buổi họp báo định kỳ quý IV năm 2024 diễn ra ngày 3/1, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức biểu dương, trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Yagi trên địa bàn.

Nghề báo
Cấm dạy thêm thu tiền trong nhà trường: Dạy liên kết ngoại ngữ trong nhà trường liệu có hết đất sống?

Cấm dạy thêm thu tiền trong nhà trường: Dạy liên kết ngoại ngữ trong nhà trường liệu có hết đất sống?

(CLO) Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép dạy thêm không thu tiền trong các trường phổ thông. Do đó, các hình thức liên kết có thu tiền sẽ là những đối tượng bị cấm khi Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Giáo dục
Đại dịch COVID-19 tròn 5 năm: Sự thật và những bí ẩn còn lại về loại virus này

Đại dịch COVID-19 tròn 5 năm: Sự thật và những bí ẩn còn lại về loại virus này

(CLO) 5 năm trước, một loại virus mới bí ẩn xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, khởi đầu một trong những cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn nhất lịch sử nhân loại.

Thế giới 24h
Hà Nội: Gỡ 'nút thắt' cho dự án nhà ở xã hội tại quận Long Biên

Hà Nội: Gỡ 'nút thắt' cho dự án nhà ở xã hội tại quận Long Biên

(CLO) Tại phiên họp thứ 6, Tổ công tác đặc biệt của UBND TP Hà Nội đã tập trung xem xét tháo gỡ khó khăn cho 3 dự án, trong đó có dự án khu nhà ở xã hội cao tầng Bảo Ngọc tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên.

Tin tức
Sinh viên xuất sắc sau tuyển dụng được xem xét quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý

Sinh viên xuất sắc sau tuyển dụng được xem xét quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý

(CLO) Đây là nội dung đáng chú ý của Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của Chính phủ vừa được ban hành, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.

Tin tức
Bắt tạm giam bị can Giáp Thị Sông Hương, chủ mái ấm Hoa Hồng về tội hành hạ người khác

Bắt tạm giam bị can Giáp Thị Sông Hương, chủ mái ấm Hoa Hồng về tội hành hạ người khác

(CLO) Bị can Giáp Thị Sông Hương, chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng bị xác định đã trực tiếp chứng kiến những hành vi bạo lực của bảo mẫu Nhanh, nhưng không ngăn cản. Thậm chí, còn tham gia hành hạ, đánh đập các cháu bằng lược, khay nhựa, chổi và kéo lê hoặc ôm ném các cháu khi tắm và ngủ.

Vụ án
Bình Luận

Tin khác

Việt Nam cần tránh tư duy nóng vội, các chính sách vĩ mô cần ban hành cẩn trọng

Việt Nam cần tránh tư duy nóng vội, các chính sách vĩ mô cần ban hành cẩn trọng

(CLO) Trước những thách thức kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt trong năm 2025, TS Nguyễn Quốc Việt khuyến nghị Việt Nam cần ổn định vĩ mô gắn với phục hồi tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ hơn.

Kinh tế vĩ mô
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương ước đạt 10,2%, đứng thứ 6 cả nước

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương ước đạt 10,2%, đứng thứ 6 cả nước

(CLO) Cục Thống kê tỉnh Hải Dương vừa tổ chức họp báo công bố kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Đắk Lắk: Chủ trương đầu tư Khu công nghiệp hơn 300 ha được Chính phủ duyệt

Đắk Lắk: Chủ trương đầu tư Khu công nghiệp hơn 300 ha được Chính phủ duyệt

(CLO) Ngày 2/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phú Xuân với diện tích hơn 300 ha tại xã Ea Đrơng (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk).

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Sau sự cố Fukushima, nhiều quốc gia đã quay trở lại phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Sau sự cố Fukushima, nhiều quốc gia đã quay trở lại phát triển điện hạt nhân

(CLO) Ngày 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 doanh nghiệp

Bắc Ninh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 doanh nghiệp

(CLO) Ngày 2/1 - ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2025, tỉnh Bắc Ninh tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư cho 18 doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Kinh tế vĩ mô
Ngành thép hưởng lợi gì ở năm 2025?

Ngành thép hưởng lợi gì ở năm 2025?

(CLO) SSI Research dự kiến nhu cầu thép nội địa sẽ tăng 10% trong năm 2025, khi thị trường bất động sản đã có sự phục hồi mạnh trong năm 2024. Ngoài ra, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong năm cuối của nhiệm kỳ 2021-2025 cũng sẽ giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép. 

Kinh tế vĩ mô
Kế hoạch táo bạo của Tổng thống Nga Putin: Đưa Nga vào top 4 nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030

Kế hoạch táo bạo của Tổng thống Nga Putin: Đưa Nga vào top 4 nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt mục tiêu đưa Nga vào top 4 nền kinh tế toàn cầu vào 2030, với kế hoạch tăng 60% đầu tư và giảm nghèo xuống 7%.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Tân với diện tích hơn 23 ha

Nam Định thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Tân với diện tích hơn 23 ha

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định số 2991/QĐ-UBND thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Tân tại xã Mỹ Tân (thành phố Nam Định).

Kinh tế vĩ mô
Năm 2024, Hưng Yên tổng thu ngân sách nhà nước vượt 22,2% dự toán được giao

Năm 2024, Hưng Yên tổng thu ngân sách nhà nước vượt 22,2% dự toán được giao

(CLO) Theo báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên, năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 40.114 tỷ đồng, vượt 22,2% so với dự toán, tăng 23,6% so với cùng kỳ. Trong đó thu nội địa ước đạt 35.814 tỷ đồng, vượt 22,9% dự toán, thu xuất nhập khẩu đạt 4.300 tỷ đồng, vượt 16,2% dự toán.

Kinh tế vĩ mô
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Hà Nam ước đạt 8.596 tỷ đồng

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Hà Nam ước đạt 8.596 tỷ đồng

(CLO) Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam, năm 2024, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản toàn tỉnh ước đạt 8.596 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), đạt 98,3% kế hoạch năm.

Kinh tế vĩ mô