(CLO) Liên quan đến vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng điện tử giải quyết vụ việc phá sản, các đại biểu đề nghị làm rõ điều kiện để áp dụng hình thức trực tiếp, trực tuyến, kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến để giải quyết vụ việc phá sản.
Ngày 7/12, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức họp phiên thẩm tra sơ bộ đề nghị bổ sung dự án Luật Phá sản (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.
Theo Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phạm Quốc Hưng, qua tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2014, bên cạnh những kết quả đạt được Luật vẫn tồn tại một số vướng mắc, bất cập, như: chưa có cơ chế khuyến khích việc áp dụng sớm thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã; quy định về thẩm quyền của Tòa án còn phân tán, chưa hợp lý; chưa quy định thủ tục giản lược để giải quyết những vụ việc đơn giản; chưa có các quy định để kết hợp, sử dụng phương thức tố tụng điện tử, quy định về Quản tài viên còn có điểm bất cập...
Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phá sản (sửa đổi) đề xuất 5 chính sách, gồm: Xây dựng, hoàn thiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; Xây dựng thủ tục phục hồi giản lược, thủ tục phá sản giản lược đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; Xây dựng thủ tục tố tụng điện tử giải quyết vụ việc phá sản; Hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Quản tài viên, người tiến hành thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản; Hoàn thiện trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc phá sản để khắc phục vướng mắc, bất cập và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về thời gian trình, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5 năm 2025, thông qua tại kỳ họp tháng 10 năm 2025.
Cho ý kiến tại phiên họp, các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Phá sản, đồng thời, đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật phù hợp với tinh thần đổi mới tư duy lập pháp, chỉ quy định trong Luật những nội dung đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn cho thấy phù hợp, ổn định, thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật được chuẩn bị đầy đủ về thành phần theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục hoàn thiện thêm để bảo đảm yêu cầu theo quy định.
Về phạm vi điều chỉnh, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được đề xuất xây dựng theo hướng độc lập với thủ tục phá sản là khác so với Luật Phá sản hiện hành. Do đó, đề nghị tiếp tục rà soát bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của tiến hành, tham gia thủ tục phục hồi. Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục rà soát nội dung điều chỉnh của Luật Phá sản để đồng bộ, thống nhất với các luật khác có quy định về quy trình, thủ tục phá sản, như Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng.
Liên quan đến các chính sách của dự án luật, các ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá tác động cụ thể hơn chính sách xây dựng, hoàn thiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm tránh việc ban hành quy định không rõ ràng, phát sinh thủ tục tiền phá sản làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp; bổ sung đánh giá tác động kinh tế, tác động xã hội trong quá trình doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện thủ tục phục hồi, đặc biệt là tác động của việc “khoanh tiền nợ thuế”, “tạm dùng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất”.
Về thứ tự ưu tiên, thời điểm trình, đa số các ý kiến cơ bản thống nhất với đề nghị của Tòa án nhân dân tối cao đề nghị bổ sung dự án Luật vào Chương trình năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025). Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc, đánh giá thêm về tính khả thi giữa nội dung cần tiếp tục phải hoàn thiện tại hồ sơ dự án Luật với thời điểm trình Quốc hội.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị làm rõ hơn tiêu chí, điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi giản lược và thủ tục phá sản giản lược; làm rõ sự khác biệt giữa thủ tục giản lược và thủ tục rút gọn; tiếp tục rà soát với quy định của pháp luật có liên quan để quy định đối tượng, điều kiện được xem xét áp dụng thủ tục giản lược phù hợp, khả thi; làm rõ hiệu quả, tính khả thi của các thủ tục thực hiện trực tuyến trong trường hợp không chỉ định Quản tài viên.
Liên quan tới xây dựng thủ tục tố tụng điện tử giải quyết vụ việc phá sản, đề nghị làm rõ điều kiện để áp dụng hình thức trực tiếp, trực tuyến, kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến để giải quyết vụ việc phá sản.
Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Phá sản với các lý do được nêu tại Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao. Đồng thời, nhất trí với thời điểm trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (5/2025) và thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) là phù hợp để kịp thời khắc phục các vướng mắc, bất cập của Luật Phá sản hiện hành. Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục làm rõ hơn nội dung các chính sách trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật; rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của chính sách, sự đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật.
(NB&CL) Làm sao để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú là vấn đề được nhiều địa phương hết sức quan tâm. Không chỉ là vấn đề quản lý để tránh xảy ra những sai phạm mà cần tạo nên một môi trường tích cực, khuyến khích đội ngũ này tham gia trong tuyên truyền, đóng góp vào sự phát triển tại địa phương.
(NB&CL) Nghị định 147/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/12 quy định nhiều điểm mới về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, trong đó có quy định từ ngày 25/12, người dùng chưa xác thực tài khoản sẽ không thể đăng bài, bình luận trên mạng xã hội. Đây là động thái cần thiết để người dùng hiểu rằng thế giới mạng có thể ảo nhưng trách nhiệm của họ là thật, đã đến lúc họ cần tham gia môi trường trực tuyến một cách có trách nhiệm.
(NB&CL) Chiều 24/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tiến hành xem xét, quyết định kéo dài thời gian giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết năm 2025. Nội dung này đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của dư luận xã hội và người dân, bởi điều này sẽ góp phần “hạ nhiệt” sức ép lạm phát, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh hiện nay, tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
(CLO) Nguyễn Tấn Đạt cho rằng anh Phạm Trung Thật không liên quan gì đến khoản nợ trên mà lại đi đòi tiền mình nên đã xảy ra xô xát. Bực tức, Đạt dùng dao đâm Thật dẫn đến tử vong.
(CLO) Đại học là giai đoạn bắt đầu trở thành người lớn của sinh viên với những niềm vui, sợ hãi, ước mơ và trách nhiệm. Tân sinh viên có thể khó thích nghi với một địa điểm mới vì đã quen với sự thoải mái khi ở nhà - nơi có tình yêu thương, sự chăm sóc của gia đình.
(CLO) Dự án tu bổ, tôn tạo đình Tảo Khê, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức được đầu tư hàng chục tỷ đồng. Công trình đã được UBND huyện Mỹ Đức tổ chức lễ khánh thành nhưng cổng đình có dấu hiệu bị phá bỏ, không tu bổ?
(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có công văn đóng góp ý kiến, gửi Bộ Công Thương về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
(CLO) Ngày 26/12, Đoàn công tác Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam làm Trưởng đoàn đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 312 nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Sư đoàn (27/12/1950 - 27/12/2025).
(CLO) Nguyễn Ngọc Hoài, 27 tuổi vừa bị Công an thị xã Phú Mỹ bắt tạm giam về hành vi Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, sau khi gây tai nạn.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nam Đàn đã đăng tải quyết định phê duyệt nhà thầu của gói thầu số 03, thuộc dự án đường giao thông nối Quốc lộ 46 đến Khu di tích Kim Liên và đền Nhạn Tháp.
(CLO) Sáng 26/12, TAND tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bị cáo Đinh Xuân Hướng cùng 10 bị cáo về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo khoản 3, Điều 219, Bộ luật Hình sự liên quan tới sai phạm tại dự án Hạc Thành Tower.
(CLO) Trong 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thực phẩm từ Nga sang Ấn Độ tăng vọt hơn 100%, TASS đưa tin, trích dẫn dữ liệu từ cơ quan liên bang Agroexport.
(NB&CL) Chiều 24/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tiến hành xem xét, quyết định kéo dài thời gian giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết năm 2025. Nội dung này đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của dư luận xã hội và người dân, bởi điều này sẽ góp phần “hạ nhiệt” sức ép lạm phát, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh hiện nay, tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lực lượng Công an nhân dân (CAND) phải đi đầu, chủ động đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi 4 nguy cơ, thách thức đối với sự tồn vong của Đảng ta (nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng XHCN; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch).
Ngày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức Hội thảo Khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và Hà Nội; các tướng lĩnh quân đội, các nhà nghiên cứu và đông đảo công chúng quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng.
(CLO) Nhân dịp Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: "Bảo đảm an ninh, trật tự góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội". Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu phương án đưa toàn bộ nội dung phân ngành than trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sang Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản than, bảo đảm đúng quy định của Luật Khoáng sản.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết 1323/NQ-UBTVQH15 về việc phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ, chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100 m trở lên.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định 160/2024/NĐ-CP về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, trong đó quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh của cơ sở đào tạo lái xe ô tô. Đáng chú ý, về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, Nghị định yêu cầu cơ sở đào tạo phải có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích sử dụng hợp pháp tối thiểu là 1.000 m2.
(CLO) Ngày 25/12, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã công bố quyết định phê duyệt phương án, vị trí cầu Thượng Cát và đường dẫn hai đầu cầu.
(CLO) Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng thi công các hạng mục lát hè, xử lý nghiêm và công khai địa phương, đơn vị thi công kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tuổi thọ công trình theo quy định.