Đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật quốc gia

Thứ hai, 30/09/2024 06:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuông Ngọ Môn, Ngai hoàng đế Duy Tân, Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng và Tượng rồng thời Thiệu Trị là 4 hiện vật được đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia năm 2024.

Ngày 29/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế đã họp đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật, bộ hiện vật quý thời triều Nguyễn.

de nghi cong nhan 4 hien vat quy thoi nguyen la bao vat quoc gia hinh 1

“Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng” hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Ảnh: TTBT

Cụ thể, 4 hiện vật được Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia, gồm: chuông Ngọ Môn; phù điêu bằng đá thời Minh Mạng; ngai hoàng đế Duy Tân; tượng rồng thời Thiệu Trị.

Các hiện vật này được lựa chọn dựa trên những tiêu chí để xác định hiện vật là bảo vật quốc gia, như: tính độc bản, độc đáo; có giá trị đặc biệt đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước hoặc gắn với nhân vật lịch sử…

Hiện nay, hiện vật chuông Ngọ Môn là chiếc chuông duy nhất (mang tính độc bản), đặt tại cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế. Chiếc chuông này dùng để sử dụng trong các nghi lễ cung đình, được xem là “biểu tượng” của triều Nguyễn.

Đây là tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của ngành điêu khắc, hội họa, kỹ nghệ đúc đồng thời Minh Mạng nói riêng và dưới thời triều Nguyễn nói chung. Quốc Sử Quán triều Nguyễn đã có ghi chép cụ thể điển lệ việc đúc chuông.

Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng hiện đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Đây là hiện vật bằng đá cẩm thạch duy nhất lưu lại dấu ấn của Hoàng đế Minh Mạng, trên 2 mặt của phù điêu có khắc bài thơ “Ngự chế” và bài “Minh”.

Hiện vật này cũng được đánh giá là kiệt tác tiêu biểu, độc đáo, thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá và trình độ, kỹ thuật điêu khắc gỗ của các nghệ nhân dưới thời nhà Nguyễn.

Ngai Hoàng đế Duy Tân được triều đình đặc chế riêng cho vị vua này khi ông lên ngôi năm 7 tuổi. Kiểu thức, hoa văn trang trí trên ngai áp dụng kỹ thuật sơn, thếp vẽ vàng cùng kỹ thuật chạm nổi thể hiện sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật điêu khắc gỗ lúc bấy giờ.

Hiện vật này đang được lưu giữ tại kho bảo quản của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Sắp tới, bảo tàng sẽ tổ chức trưng bày, giới thiệu ngai vua Duy Tân đến công chúng.

de nghi cong nhan 4 hien vat quy thoi nguyen la bao vat quoc gia hinh 2

Hiện vật “Tượng rồng thời Thiệu Trị”. Ảnh: TTBT

Tượng rồng thời Thiệu Trị là bộ hiện vật bằng đồng có giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa. Bộ hiện vật này là đỉnh cao của sự tích hợp, mô phỏng hình dáng các chiếc “kim ấn bảo tỉ” được đúc từ thời Minh Mạng đến thời Thiệu Trị với kiểu thức “hình rồng quấn”.

Bộ hiện vật này được đặt ngay trước sân của nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế - là điểm dừng chân tham quan và thưởng thức nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế của du khách trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, đây là những hiện vật/bộ hiện vật độc bản, còn nguyên vẹn các bộ phận cấu thành nên hiện vật, các họa tiết hoa văn đầy đủ, sắc nét. Những hiện vật có hình thức thể hiện độc đáo và có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu…

Tính đến nay, Thừa Thiên Huế đang có 10 hiện vật/bộ hiện vật với 35 hiện vật đơn lẻ đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang quản lý và phát huy giá trị của 8 hiện vật/bộ hiện vật với 33 hiện vật đơn lẻ; 2 bảo vật quốc gia còn lại đang được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh.

Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

Bảo tàng Quảng Ninh chính thức mở cửa trở lại

Bảo tàng Quảng Ninh chính thức mở cửa trở lại

(CLO) Bảo tàng Quảng Ninh bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại từ 30/9. Dự kiến hơn 1.000 khách thăm bảo tàng hôm nay, đa số là khách quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu...

Đời sống văn hóa
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát biến rơm rạ thành những món đồ chơi dân gian độc đáo

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát biến rơm rạ thành những món đồ chơi dân gian độc đáo

(CLO) Bằng nguyên liệu là những cọng rơm rạ, nghệ nhân sơn mài Nguyễn Tấn Phát đã có sáng kiến độc đáo chế tạo thành những con vật như trâu, ngựa… trong dân gian gây ấn tượng và thu hút số đông giới trẻ xứ Đoài tham gia.

Đời sống văn hóa
Nhiều hoạt động văn hoá tổ chức tại phố cổ Hà Nội chào mừng kỷ niệm ngày 10/10

Nhiều hoạt động văn hoá tổ chức tại phố cổ Hà Nội chào mừng kỷ niệm ngày 10/10

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa đa dạng.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc năm 2024 (đợt 2)

Khai mạc Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc năm 2024 (đợt 2)

(CLO) Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc là nơi quy tụ các tiết mục biểu diễn dân gian, dân tộc truyền thống đặc sắc, đồng thời tạo cơ hội để các nghệ sĩ, diễn viên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và phát hiện những tài năng mới.

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ra mắt sách 'Đường mòn Hồ Chí Minh'

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ra mắt sách 'Đường mòn Hồ Chí Minh'

(CLO) Nằm trong khuôn khổ Hội Sách Hà Nội năm 2024, chiều 29/9 tại phố đi bộ hồ Gươm, Hà Nội, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức sự kiện giao lưu, giới thiệu cuốn sách “Đường mòn Hồ Chí Minh”.

Đời sống văn hóa