Đề nghị công nhận bảo vật quốc gia tượng voi đá Thành Đồ Bàn

Thứ tư, 07/09/2022 19:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hai tượng voi Thành Đồ Bàn bằng đá sa thạch có kích thước lớn nhất của người Champa, được đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia.

Ngày 7/9, UBND tỉnh Bình Định cho biết, đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho hai tượng voi đá Thành Đồ Bàn (xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn). Cả hai tượng này hiện thuộc quyền quản lý, sở hữu của Bảo tàng tỉnh Bình Định.

Theo hồ sơ di tích, hai tượng voi đá Thành Đồ Bàn làm bằng chất liệu đá sa thạch. Tượng voi cái cao 176cm, dài 220cm, rộng 85cm, có trọng lượng ước khoảng 750kg.

de nghi cong nhan bao vat quoc gia tuong voi da thanh do ban hinh 1

Tượng voi cái được chế tác toát lên vẻ quyền quý, vương giả

de nghi cong nhan bao vat quoc gia tuong voi da thanh do ban hinh 2

Tượng voi đực được tạc tư thế động, chân bên trái đang bước tới trước

de nghi cong nhan bao vat quoc gia tuong voi da thanh do ban hinh 3

Toàn cảnh khu vực Thành Hoàng Đế

Tượng được tạo tác trong tư thế động và mang nhiều yếu tố Champa. Thân voi thẳng, dáng đang đi, hai chân sau được tạo liền khối với hai chân trước và đế tượng; đồ trang sức thể hiện những đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc Champa.

Tượng voi đực cao 200cm, dài 240cm, rộng 100cm, có trọng lượng ước khoảng 800kg. Tượng được tạc trong tư thế động, đứng trên bệ đá liền khối hình chữ nhật, hai chân bên trái đang bước tới phía trước; đầu ngẩng cao, vòi voi buông xuôi xuống như đang dùng vòi nhổ cây lên - một hình tượng phổ biến trong nghệ thuật tạc tượng voi Champa.

Hai tượng voi Thành Đồ Bàn được tạo tác đẹp, động tác tự nhiên, sống động, nhìn vào tượng voi toát lên một vẻ quyền quý và vương giả.

Đồng thời, đây là hai tượng voi đá được tạc dưới dạng tượng tròn, có kích thước lớn nhất của người Champa được phát hiện từ trước đến nay.

Hai tượng voi đá Thành Đồ Bàn được đặt đứng chầu trước cửa Vệ môn (thành Nội) thuộc Khu di tích Thành Hoàng Đế.

Thành Hoàng Đế do nhà Tây Sơn xây dựng trên cơ sở kinh thành Đồ Bàn của Champa (một quốc gia cổ từng tồn tại từ cuối thể kỷ thứ 2 đến năm 1832) và mở rộng thêm về phía Đông. Công trình được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích quốc gia năm 1982.

Thế Vũ (Ảnh: Bảo tàng tỉnh Bình Định)

Bình Luận

Tin khác

TP HCM siết chặt quản lý quảng cáo người nổi tiếng trên mạng xã hội

TP HCM siết chặt quản lý quảng cáo người nổi tiếng trên mạng xã hội

(CLO) Chiều 19/9, ông Trần Thanh Vương, Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh, cho biết Sở ủng hộ việc bổ sung quy định về trách nhiệm của người nổi tiếng và người có tầm ảnh hưởng trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Đời sống văn hóa
Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.

Đời sống văn hóa
Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

(CLO) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất với tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh lùi thời gian tổ chức Ngày hội sang tháng 12 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.

Đời sống văn hóa