Đề nghị làm rõ cơ sở xác định 350.000 tỷ đồng chấn hưng, phát triển văn hóa

Thứ ba, 17/10/2023 21:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) vừa có công văn hỏa tốc gửi đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035.

Theo đó, Bộ KHĐT đề nghị Bộ VHTTDL giải trình, bổ sung, làm rõ một số nội dung, cơ sở xác định 350.000 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng, phát triển văn hóa (gọi tắt là Chương trình). Hiện nay, báo cáo Chương trình mới nêu một số căn cứ xác định nhu cầu vốn ngân sách trung ương, chưa nêu cơ sở, phương pháp xác định tổng vốn đầu tư của Chương trình.

Bộ VHTTDL cũng cần làm rõ cơ sở, phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư Chương trình là 350.000 tỷ đồng trong 11 năm (2025-2035), trong đó tổng mức vốn đầu tư thực hiện Chương trình phải tính toán bám sát mục tiêu, quy mô của Chương trình.

de nghi lam ro co so xac dinh 350000 ty dong chan hung phat trien van hoa hinh 1

Bộ VH-TT-DL vừa xây dựng báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 với tổng vốn 350.000 tỷ đồng giai đoạn 2025-2035

Cũng tại văn bản này, Bộ KHĐT cũng đề nghị Bộ VHTTDL rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, xác định mục tiêu của chương trình đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công, đảm bảo các mục tiêu có tính khả thi, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình. Ngoài ra, cơ cấu nguồn lực thực hiện Chương trình như Bộ VHTTDL đề xuất chưa thể hiện rõ cơ cấu từng nguồn vốn, chưa thống nhất giữa các tài liệu. Cơ quan soạn thảo cần rà soát, chỉnh sửa tổng vốn đầu tư Chương trình theo hướng chia theo từng nguồn và phân kỳ đầu tư theo giai đoạn.

Theo Bộ KHĐT, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chưa thể hiện khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý để đảm bảo tập trung, có hiệu quả theo Luật Đầu tư công. Bộ VHTTDL cần bổ sung khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên.

Cơ quan soạn thảo ước tính đến năm 2030 sẽ cần 182.000 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương 110.000 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 82.500 tỷ; vốn sự nghiệp 27.500 tỷ); vốn địa phương 36.000 tỷ; nguồn khác 36.000 tỷ đồng. Số tiền còn lại dành cho giai đoạn sau. Tuy nhiên, Bộ KHĐT cho biết đến thời điểm này chưa có cơ sở đề xuất nguồn lực cụ thể cả 2 giai đoạn của Chương trình.

Bên cạnh Bộ KHĐT, Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ VHTTDL nghiên cứu, rà soát kỹ kinh phí trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn tài lực quốc gia hạn chế, phải triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Việc này nhằm đảm bảo bố trí ngân sách phù hợp, có trọng tâm và đạt hiệu quả cao.

Đề cập đến hiệu quả đầu tư của Chương trình, Bộ Y tế cho rằng văn hóa là lĩnh vực khó đo lường kết quả đầu ra, đề nghị làm rõ nội hàm các tiêu chí đánh giá hiệu quả để đảm bảo Chương trình được triển khai thực hiện hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, phù hợp với người dân Việt Nam.

de nghi lam ro co so xac dinh 350000 ty dong chan hung phat trien van hoa hinh 2

Bộ Nội vụ đề nghị Bộ VHTTDL nghiên cứu, rà soát kỹ kinh phí trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn

Viện Nghiên cứu văn hóa (thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng Chương trình dành phần lớn kinh phí để xây dựng hạ tầng cơ sở nhà hát, rạp chiếu phim, bảo tàng... tuy nhiên đây là việc cần đánh giá một cách thận trọng. Đơn vị này cho rằng đầu tư hạ tầng là việc làm cần thiết nhưng thiếu cân đối vì việc tập trung quá nhiều kinh phí để xây dựng, cải tạo các công trình văn hóa chưa đi đôi với việc làm thế nào để phát triển các hoạt động văn hóa tương ứng.

Thực tế cho thấy, các công trình văn hóa "hiện đại" như nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, thư viện ở vùng nông thôn được đầu tư rất lớn từ các chương trình phát triển như chương trình Nông thôn mới nhưng chưa được sử dụng đúng công năng và chưa thu hút được các hoạt động văn hóa của người dân địa phương. Các bảo tàng, nhà hát cũng không hoạt động thường xuyên do chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Nguyễn Hoàng

Bình Luận

Tin khác

Học giả, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu qua đời ở tuổi 104

Học giả, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu qua đời ở tuổi 104

(CLO) Theo tin từ gia đình, nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu, tác giả hàng trăm công trình nghiên cứu, sách nổi tiếng về địa bạ, bản đồ vừa qua đời ở tuổi 104.

Đời sống văn hóa
Huyền thoại 'Áo dài Linh Phụng' trong lễ hội mùa thu Huế

Huyền thoại 'Áo dài Linh Phụng' trong lễ hội mùa thu Huế

(CLO) Chương trình  Áo dài “Linh Phụng” là một chuỗi những câu chuyện sống động về huyền thoại chim phụng gắn với áo dài Huế được thể hiện bằng ngôn ngữ của thời trang, âm  nhạc, vũ khúc...

Đời sống văn hóa
Hai sự kiện văn hóa ở tỉnh Sóc Trăng được tổ chức quy mô cấp khu vực

Hai sự kiện văn hóa ở tỉnh Sóc Trăng được tổ chức quy mô cấp khu vực

(CLO) Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng năm 2024 sẽ được tổ chức quy mô cấp khu vực.

Đời sống văn hóa
400 ngôi nhà tại 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' bị ngập trong biển nước

400 ngôi nhà tại 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' bị ngập trong biển nước

(CLO) Do ảnh hưởng bão số 4, hơn 400 ngôi nhà tại “Làng du lịch tốt nhất thế giới” Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu trong biển nước.

Đời sống văn hóa
Tác phẩm về Nguyễn Bính đoạt giải lý luận, phê bình văn học 2023

Tác phẩm về Nguyễn Bính đoạt giải lý luận, phê bình văn học 2023

(CLO) Cuốn sách "Nguyễn Bính - Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp" của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã xuất sắc đoạt giải B tại Lễ tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng cao năm 2023.

Đời sống văn hóa