(CLO) Một số chuyên gia đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế lập hồ sơ ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, tiến tới lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023, chiều 9/7, tại TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học “Hướng phát triển của áo dài trong đời sống đương đại”.
Hội thảo thu hút 28 tham luận của các nhà nghiên cứu, quản lý cùng các nhà thiết kế, nghệ nhân liên quan đến lĩnh vực thiết kế, may đo, trình diễn, phân phối áo dài truyền thống ở Hà Nội, Huế và TP HCM.
Hội thảo khoa học “Hướng phát triển của áo dài trong đời sống đương đại”, chiều 9/7 tại TP Huế. Ảnh: TTHO
Sự thay đổi văn hóa, xu hướng thời trang đem đến thách thức mới
Gửi tham luận đến hội thảo, TS. Nguyễn Hồng Ngọc và Th.S Nguyễn Thị Thu Trang (Trường Đại học Mỹ thuật TP HCM) đã chỉ rõ, trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, áo dài Huế đang đối mặt với những thách thức về sự thay đổi văn hóa, xu hướng thời trang và thị trường.
Theo hai tác giả, để chiếc áo dài Huế truyền thống bước vào đời sống đương đại cần phải tìm ra giải pháp để vận dụng, phát triển những giá trị của tà áo dài một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp thực tế, nhu cầu xã hội hiện đại.
Đồng thời, việc định hướng phát triển áo dài Huế trong đời sống đương đại liên quan đến các khía cạnh bảo tồn, phát huy văn hóa di sản truyền thống vào thiết kế thời trang, trang phục.
Từ đó, hai chuyên gia đề xuất cần chú trọng việc khai thác và áp dụng các yếu tố tạo hình đặc trưng của áo dài Huế như hình dáng, màu sắc, phom dáng, đường nét, chất liệu, hoa văn họa tiết, kết hợp khoa học công nghệ và kỹ thuật hiện đại…
Đây là những yếu tố có thể tạo ra những thiết kế trang phục độc đáo, mới mẻ, nhưng cần lưu ý việc giữ nguyên giá trị cốt lõi và đặc trưng tinh thần văn hóa của áo dài Huế để không mất đi bản sắc.
Đạp xe tuần hành hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023. Ảnh: Ảnh: TTHO
Còn theo ông Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm Trung tâm hỗ trợ và phát triển áo dài ngũ thân truyền thống (CLB Đình Làng Việt), Huế là nơi sinh ra chiếc áo dài ngũ thân, tiền thân áo dài hiện đại, là nơi hội tụ, lan tỏa các giá trị áo dài, thu hút nghệ nhân, nhà thiết kế.
Vì vậy, theo ông Bình, tỉnh Thừa Thiên Huế cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm may, mặc áo dài. Đây cũng sẽ là dịp để các nghệ nhân, nhà thiết kế học hỏi kinh nghiệm, thúc đẩy sự phát triển cho những người làm nghề.
Giữ hồn cốt xưa trong vóc dáng thời đại
Nêu ý kiến tại hội thảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, hiện nay, thời đại đã đổi khác kéo theo nhu cầu cuộc sống cũng khác xưa, nhưng áo dài cũng như một số di sản văn hóa của Huế vẫn là tài sản trí tuệ độc đáo, tài nguyên văn hóa của vùng đất di sản. Tài sản đó cần được bồi đắp thêm những giá trị mới để kết nối với mạch nguồn xưa, nhưng cần tránh không để bị lai căng, dung tục hóa.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa tham luận tại hội thảo. Ảnh: TNO
“Thực tế, ngay trong những ngày được hồi sinh, chiếc áo dài ngũ thân xưa cũng không còn đúng nguyên mẫu. Vật liệu vải, kỹ thuật may thêu, nhuộm màu… cũng đã khác xưa, nhưng quan trọng nhất là hồn xưa vẫn còn trong vóc dáng của thời đại mới. Vì vậy, cần phải hết sức chú trọng giữ cho được hồn cốt xưa, nhưng phải cải tiến để phù hợp với cuộc sống hiện đại”, ông Nguyễn Xuân Hoa nói.
Chiếc áo dài ngũ thân nam truyền thống đa sắc màu, tao nhã từng xuất hiện ở vùng đất kinh đô Huế dần bị lãng quên. Một phần vì sự ra đời của các mẫu áo dài nam cách tân học theo áo dài Trung Hoa, áo dài Ấn Độ hoặc làm tùy hứng. Vì thiếu hiểu biết về áo dài ngũ thân truyền thống đã đẩy trang phục áo dài nam vào thế "thất trận", có lúc tưởng chừng khó "gượng dậy".
(Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa)
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, việc bảo tồn, phát huy và làm hồi sinh giá trị di sản áo dài Huế không chỉ là nỗ lực của chính quyền địa phương và ngành văn hóa mà khó nhất vẫn là làm sao cho người Huế cùng đồng hành, cùng làm cho tài nguyên văn hóa này trở thành một lợi thế để thúc đẩy sự phát triển về văn hóa, kinh tế và xã hội của Huế.
Ông Hoa cũng nêu quan điểm không nên biến áo dài thành loại thường phục hàng ngày mà cần vận động từng bước để công chức, viên chức, học sinh, sinh viên… cả nam lẫn nữ mặc trong dịp phù hợp.
Đồng thời, vị nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế lập hồ sơ ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, tiến tới lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cũng cho rằng, áo dài Việt hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về tính trang trọng, vẻ đẹp, bản sắc văn hóa… của một bộ lễ phục. Tuy nhiên cần có quy định cụ thể về quy cách, màu sắc, họa tiết trang trí và các phụ kiện đi kèm và để điều đó thành hiện thực thì vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đề xuất một chiến lược của các cơ quan có thẩm quyền cùng sự đồng lòng ủng hộ của đông đảo cộng đồng; cần có một chiến lược quảng bá, tuyên truyền dài hơi thì việc đưa áo dài trở thành quốc phục mới thành công.
Ông Hải cũng cho hay, để phát huy giá trị áo dài, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt đề án “Huế - Kinh đô áo dài”.
Theo đó, đề án được đánh giá sẽ khai thác, phát huy các thế mạnh về văn hóa, con người Huế, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; phù hợp với nguồn lực, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với mục tiêu tới năm 2025 hình thành bộ cơ sở dữ liệu, hình ảnh áo dài Huế qua các thời kỳ; tổ chức định kỳ tuần lễ áo dài cộng đồng Huế trở thành điểm nhấn quan trọng trong các kỳ lễ hội ở Huế, đặc biệt là các kỳ Festival Huế; xây dựng được bộ truyền thông về áo dài Huế; tạo lập và quản lý nhãn hiệu “Huế - Kinh đô áo dài”; hình thành một sản phẩm du lịch gắn với áo dài Huế.
Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2023 tôn vinh áo dài gắn với di sản - Ảnh: BTC Festival Huế
“Đến năm 2030, sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch; ban hành tối thiểu 1 chính sách hỗ trợ phát triển áo dài Huế; hoàn thiện hồ sơ nghề may đo áo dài và tập quán sử dụng áo dài truyền thống Huế đệ trình UNESCO xem xét, ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, TS Phan Thanh Hải thông tin.
(CLO) Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương nghiên cứu, có phương án khai thác Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, bảo đảm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí, xuống cấp.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 11 đã đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án "Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ".
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất tỉnh Ninh Thuận vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 20, thuộc Dự án thành phần 2: Đoạn từ Quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná.
(CLO) Bước sang năm 2025 thị trường bất động sản có sự phục hồi rõ nét trên hầu khắp cả nước, đặc biệt là các thị trường tỉnh ven Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh các dự án cũ tung hàng cho những giai đoạn mở bán tiếp theo thì nhiều dự án mới cũng bắt đầu khởi công và ra hàng trong quý II năm nay.
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.