(CLO) Để có đà phục hồi sau ngày 15/3, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ mở rộng thêm các quốc gia miễn thị thực, và nâng thời hạn miễn thị thực từ 15 lên 30 ngày.
Sau 2 năm bị đại dịch COVID-19 “nhấn chìm”, Chính phủ đã quyết định mở cửa du lịch vào ngày 15/3 tới đây. Chính sách này được kỳ vọng sẽ là một lực đẩy giúp ngành du lịch, với hàng nghìn doanh nghiệp lữ hành phục hồi.
Ông Ken Atkinson, Phó Chủ tịch của Hiệp hội Tư vấn Du lịch (TAB) cho biết, trong năm 2021, doanh thu ngành du lịch lữ hành của Việt Nam giảm đáng kể so với năm 2020.
Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ mở rộng thêm các quốc gia miễn thị thực, và nâng thời hạn miễn thị thực từ 15 lên 30 ngày.
Theo đó, 10 tháng đầu năm 2021, lượng khách du lịch nội địa giảm gần 50% xuống còn chưa đến 40 triệu lượt khách. Việt Nam đón khoảng 3,8 triệu lượt khách quốc tế trong 10 tháng đầu năm, giảm gần 70% so với cùng kỳ năm trước.
Chính vì vậy, để có đà phục hồi sau khi Việt Nam ở cửa du lịch, ông Ken Atkinson kiến nghị có những giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp, lực lượng lao động trong ngành du lịch.
Trong đó, ông Ken Atkinson kiến nghị Chính phủ thiết lập quỹ hỗ trợ thông qua hệ thống ngân hàng. Từ đó, các công ty lữ hành có thể vay vốn mà không cần thực hiện biện pháp đảm bảo với số tiền bằng với khoản đóng góp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tiền nộp thuế của doanh nghiệp đó trong năm 2019 để đảm bảo tính pháp lý.
“Từ lâu, chúng tôi luôn khuyến khích chính sách tạo thuận lợi thị thực và cho rằng đây chính là cơ hội thực sự để áp dụng chính sách thị thực thân thiện hơn với du khách, kể cả khi chính sách này chỉ thử nghiệm trong thời gian 2 năm để giúp Việt Nam duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường khu vực”, vị chuyên gia này nói.
Về dài hạn, ông Ken Atkinson cho rằng, Chính phủ nên mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực sang tất cả các quốc gia EU, Australia, New Zealand, Mỹ, Canada và các quốc gia châu Á có lượng du khách lớn đến Việt Nam nhưng chưa được miễn thị thực.
Đồng thời, Chính phủ nên nâng thời hạn miễn thị thực từ 15 lên 30 ngày. Hiện các chuyến đi được cắt ngắn chỉ còn 14 ngày trong khi nhiều khách đường dài muốn lưu lại lâu hơn.
Bên cạnh đó, ông Ken Atkinson mong muốn Chính phủ miễn thị thực lưu trú ngắn hạn đối với khách du lịch vì mục đích công việc và các nhóm, đoàn khách đã đăng ký trước khi nhập cảnh vào Việt Nam để tham hội nghị, hội thảo, sự kiện và du lịch khen thưởng.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần cấp thị thực lưu trú dài hạn 3 tháng cho một số thị trường du lịch outbound (đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài), chẳng hạn như Châu Âu, tập trung vào đối tượng là người cao tuổi có thu nhập cao, vốn thường lưu trú "trong suốt mùa đông".
“Tầm quan trọng của ngành lữ hành và du lịch đối với nền kinh tế của Việt Nam là không thể phủ nhận. Chúng ta cần phải có kế hoạch quảng bá nhằm thu hút du khách đến Việt Nam, chủ động đón đầu thời điểm mở cửa lại biên giới thay vì chờ đợi đến khi điều này thực sự xảy ra”, ông Ken Atkinson nhấn mạnh.
Liên quan tới các giải pháp kích cầu du lịch, sau 2 năm thắt chặt việc xuất nhập cảnh, ông Ken Atkinson kiến nghị Việt Nam có thể lập kế hoạch marketing và quảng bá tổng thể cho 24-36 tháng để chủ động phục hồi sau đại dịch COVID-19, kèm phân bổ ngân sách.
Cam kết của Chính phủ với mức phân bổ tối thiểu là 10 triệu USD, có thể được huy động bổ sung thông qua hợp tác với khu vực tư nhân.
“Tôi cho rằng, Việt Nam cần tập trung nỗ lực quảng bá vào các thị trường mục tiêu với số lượng khách cao và ổn định, có xu hướng lưu trú trong một thời gian dài, ghé thăm thường xuyên và chi tiêu nhiều hơn khi đi du lịch tại Việt Nam”, đại diện của TAB nói.
Đại diện EuroCham cũng đề nghị tạo thị thực du lịch ba tháng cho những người châu Âu muốn thực hiện các kỳ nghỉ dài hạn.
Trong khi đó, đại diện của Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đề nghị, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống và Kiểm soát COVID-19, Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan quản lý du lịch địa phương và các cơ quan chức năng khác phối hợp hiệu quả hơn để đưa ra các quy định nhất quán về: Thẻ xanh cho du khách, mở cửa biên giới, mở cửa thường xuyên các chuyến bay dành cho công dân Việt Nam về nước.
Đại diện EuroCham cũng đề nghị tạo thị thực du lịch ba tháng cho những người châu Âu muốn thực hiện các kỳ nghỉ dài hạn. Đồng thời, cung cấp miễn thị thực lưu trú ngắn hạn trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như thị thực không rắc rối đối với thị thực lưu trú ngắn ngày và đường nhập cư nhanh dành riêng cho khách du lịch với mục đích hội họp, khen thưởng, hội nghị và sự kiện (MICE).
Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham nhấn mạnh: Việt Nam đang ở một vị thế mạnh mẽ nhất để phát triển thịnh vượng trong thời kỳ hậu đại dịch này. Các nền tảng cho ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế gần như không bị gián đoạn của Việt Nam vẫn còn vững chắc.
“Chúng tôi khuyến khích Chính phủ tiến xa hơn và nhanh hơn trong việc tái mở cửa để Việt Nam có thể phát huy hết tiềm năng của mình với tư cách là một nước đi đầu trong lĩnh vực du lịch”, Chủ tịch EuroCham nói.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.