(CLO) Được coi là một trong những nguồn lực chủ đạo để hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam phát triển, ngành ngân hàng trong giai đoạn hội nhập cần một đột phá mới để cải cách và phát triển. Đó là nội dung xuyên suốt của Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo các Ngân hàng Châu Á lần thứ 17 do Ngân hàng Nhà nước và The Asian Banker tổ chức diễn ra sáng 11/5.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chủ đề của Hội nghị lần này sẽ phản ánh tầm nhìn dài hạn của ngành ngân hàng Việt Nam với quyết tâm thực hiện đổi mới sáng tạo, hướng tới một cộng đồng tài chính - ngân hàng năng động, hiệu quả, vượt qua thách thức để cùng phát triển.
[caption id="attachment_97328" align="aligncenter" width="800"]
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẽ khẳng định tiếp tục đổi mới toàn diện nền kinh tế, thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với mô chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh để hội nhập quốc tế, hướng tới phát triển bền vững.[/caption] [caption id="attachment_97330" align="aligncenter" width="800"]
Thủ tướng cùng các chuyên gia tài chính - ngân hàng Châu Á lắng nghe chia sẻ của các đại diện ngân hàng tham dự hội nghị[/caption]
“Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, từng bước tiếp cận chuẩn mực và thông lệ quốc tế; tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp", Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng cho rằng, các bước đột phá trong phát triển ngân hàng là phương hướng để cải cách ngành ngân hàng nói chung cũng như tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nói riêng.
[caption id="attachment_97329" align="aligncenter" width="800"]
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng xác định cải cách ngân hàng là một tất yếu khách quan và nhu cầu nội tại của hệ thống, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để chủ động đối phó với những khó khăn, biến các thách thức thành cơ hội phát triển bền vững trong tương lai.[/caption]
"Ngân hàng Nhà nước xác định cải cách ngân hàng là một tất yếu khách quan và nhu cầu nội tại của hệ thống cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để chủ động đối phó với những khó khăn, biến các thách thức thành cơ hội phát triển bền vững trong tương lai", ông Hưng khẳng định.
Việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trở thành cơ hội mới cũng như động lực cho ngành ngân hàng Việt Nam phát triển. Với tiền đề sau 5 năm cải cách với những đổi thay tích cực, ngành ngân hàng đã đóng góp quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Ông Alain Chevalier, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hội nghị Thượng đỉnh các nhà Lãnh đạo ngân hàng Châu Á cũng cho rằng, Việt Nam là quốc gia thành công trong thi hành các định chế tài chính. "Hoạt động tài chính trong thời gian qua đã có nhiều cải thiện. Dù chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Việt Nam vẫn có thể huy động được nguồn lực từ các ngân hàng để quản lý và phát triển thị trường cũng như xây dựng chỉ số tài chính hiệu quả", ông Alain Chevalier khẳng định.
"Đột phá mới" để phát triển là một trong những mục tiêu, đích đến của hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong phát triển các mối quan hệ quốc tế, thúc đẩy cạnh tranh, mở rộng thị trường đồng thời là một trong những cơ hội để Việt Nam tự định vị mình trên hệ thống ngân hàng quốc tế cũng như thúc đẩy quá trình thu hút vốn đầu tư, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại cho ngành tài chính ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
[su_note note_color="#fae0c8"]
Trong khuôn khổ của Hội nghị diễn ra 6 hội thảo chuyên đề về quản trị rủi ro, phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin trong quản lý, huy động và phát triển nguồn vốn cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh hướng đến đông đảo khách hàng không chỉ là doanh nghiệp mà còn cả khách hàng cá nhân... Việc lựa chọn các nội dung này đánh dấu bước đi "cơ bản" đầu tiên, đem đến những góc những nhìn mới cho những nhà lãnh đạo ngân hàng trong nước để củng cố và giúp họ tìm thấy hướng phát triển riêng cho chính ngân hàng mình trong thời gian tới. [/su_note]
Quỳnh Liên