Vùng Đồng bằng sông Hồng: Đột phá nào để phát triển?

Để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa “đại bàng” tới “làm tổ”

Thứ tư, 21/06/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng đang là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư FDI. Đặc biệt, rất nhiều “ông lớn” thế giới trong ngành điện tử, chế biến chế tạo đã lựa chọn vùng Đồng bằng sông Hồng để “làm tổ”, như Samsung, LG, Honda, Toyota, Foxconn, Canon...

Bài liên quan

Vùng Đồng bằng sông Hồng hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có hơn 34.000 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký hơn 400 tỷ USD. Trong đó, riêng vùng Đồng bằng sông Hồng thu hút được 11.460 dự án, với tổng vốn đăng ký 121,05 tỷ USD, chiếm 33,6% tổng số dự án và 30,2% tổng số vốn.

Trong 6 vùng kinh tế trong nước, vùng Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2 về sức hút vốn FDI, chỉ sau vùng Đông Nam Bộ. Đặc biệt, rất nhiều “ông lớn” thế giới trong ngành điện tử, chế biến chế tạo đã lựa chọn vùng Đồng bằng sông Hồng để “làm tổ”, như Samsung, LG, Honda, Toyota, Foxconn, Canon...

Trong một lần trao đổi trên báo giới, lãnh đạo của Samsung Electronics Việt Nam đã từng chia sẻ, sở dĩ “ông lớn” Hàn Quốc lựa chọn xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh, chính là nhờ vị trí đặc biệt của tỉnh này.

Lãnh đạo của doanh nghiệp này cho rằng, Bắc Ninh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, tỉnh này rất gần Hà Nội, gần sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng, gần Trung Quốc, là nơi có các nhà máy khác của Samsung nên việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của Samsung Việt Nam đi thị trường toàn cầu là điều rất dễ dàng. Với các lợi thế này, Bắc Ninh vô cùng thích hợp với các dự án lớn.

Cũng nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Phúc cũng là một trong những địa phương có dòng vốn FDI đầu tư rất mạnh. Tính đến cuối năm 2022, Vĩnh Phúc đã trở thành điểm đến của gần 500 doanh nghiệp FDI từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đặc biệt, Vĩnh Phúc được rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc lựa chọn. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, trong năm 2022, Nhật Bản là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào tỉnh này, với 11 dự án, tổng mức đầu tư là hơn 175 triệu USD. Các dự án của Nhật Bản chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực ô-tô, xe máy, chế biến, chế tạo.

Một số tập đoàn lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực chế biến, chế tạo đã tới Vĩnh Phúc đầu tư rất sớm, như Công ty Honda Việt Nam và Toyota Việt Nam. Đặc biệt, những năm gần đây, Vĩnh Phúc cũng thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực hạ tầng. Dự án này chính là khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc, đây là Khu công nghiệp dành riêng cho nhà đầu tư Nhật Bản với tổng diện tích 213ha.

Trong vùng Đồng bằng sông Hồng, 3 địa phương  Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh được xác định là trục kinh tế trọng điểm, tạo thành tam giác phát triển kinh tế, là đầu mối kết nối vùng với các vùng trong nước, khu vực và thế giới. Đây đều là các địa phương đứng top đầu cả nước về việc thu hút vốn FDI.

Trong vùng, nếu chỉ xét ở khía cạnh vốn FDI, Hà Nội được coi là “anh cả” và là “đầu tàu”. Trong năm 2022, Hà Nội thu hút được gần 1,7 tỷ vốn FDI. Sang năm 2023, Hà Nội tiếp tục là “con gà đẻ trứng vàng” trong mắt các nhà đầu tư FDI.

Số liệu mới nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến cuối tháng 4/2023, thu hút FDI của Hà Nội tăng trưởng đột phá với kết quả đứng đầu toàn quốc, đạt khoảng 1,71 tỷ USD, tăng tới 260% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế đến nay, Hà Nội đứng thứ 2 toàn quốc về thu hút FDI với trên 7.000 dự án còn hiệu lực và vốn đầu tư 61,7 tỷ USD.

Trong khi đó, trong năm 2022, Hải Phòng thu hút được gần 2,5 tỷ USD vốn FDI, đứng thứ 4 toàn quốc về chỉ số này. Trong 3 tháng đầu năm 2023, Hải Phòng tiếp tục thu hút thêm 385 triệu USD vốn FDI, bao gồm vốn cấp mới và điều chỉnh tăng vốn. Hiện tại, toàn thành phố có 468 dự án FDI với số vốn trên 23,3 tỷ USD.

Với Quảng Ninh, năm 2022, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được 623,8 triệu USD vốn FDI. Năm 2023 tỉnh phấn đấu nâng kết quả này lên hơn 1 tỷ USD.

de thu hut ngay cang nhieu hon nua dai bang toi lam to hinh 1

Đâu đó vẫn còn nhiều thách thức

Ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO) cho rằng, Việt Nam nói chung và các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng đang  trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong một cuộc khảo sát mới đây với 600 doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam, thì khoảng 60% doanh nghiệp được hỏi cho biết công ty họ sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong một đến hai năm tới, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nước ASEAN.

Đặc biệt, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư vào các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng trong kế hoạch phát triển từ 5 đến 10 năm tới. Trong đó, rất nhiều dự án “khủng” chuẩn bị xây dựng tại một số địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng, như thành phố thông minh và dự án mở rộng Khu Công nghiệp Thăng Long của Sumitomo, dự án điện sinh khối của E-Rex và JFE Engineering, dự án xây dựng nhà máy điện, thiết bị đầu cuối của Marubeni và Tokyo Gas,...

Hầu hết các ý kiến đều nhận định rằng, vùng Đồng bằng sông Hồng đang có rất nhiều dư địa để thu hút thêm vốn đầu tư FDI, thế nhưng, vùng vẫn còn một số hạn chế, như dòng vốn FDI đầu tư vào vùng chủ yếu là các ngành thâm hụt nhân công giá rẻ, như Dệt may, giày dép, lắp ráp thiết bị và bất động sản, nên việc lôi kéo các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế, liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chưa cao.

Cùng với đó, nhiều địa phương trong vùng cũng đang đối mặt với vấn đề thiếu quỹ đất sạch quy mô lớn để thu hút đầu tư, hạ tầng giao thông vẫn chưa thực sự phát triển cũng đang cản trở dòng vốn FDI tới vùng này.

Ngoài ra, theo phản ánh của các doanh nghiệp FDI, khó khăn lớn nhất chính là các thủ tục hành chính, xin cấp phép đầu tư tại Việt Nam vẫn còn phức tạp, khiến thời gian bị kéo dài.

Liên quan tới vấn đề này, các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng đều đưa ra các cam kết cụ thể về việc cải cách thủ tục hành chính. Trước mắt, tập trung rà soát, kiến nghị cắt giảm hoặc chủ động cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Cá biệt, Nam Định đã có động thái mạnh mẽ, khi thành lập Tổ công tác do đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Tổ trưởng để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đầu tư của nhà đầu tư trên địa bàn.

Đồng tình với giải pháp này, ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính phủ điện tử, xây dựng chính quyền số.

“Đặc biệt, các địa phương cần tập trung rà soát, cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục, điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp, các việc làm này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi thế thu hút đầu tư của các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng”, ông Diên cho biết.

Lê Minh

Bình Luận

Tin khác

Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

(CLO) Ngày 18/9, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore đã được tổ chức tại Singapore dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Thứ hai Bộ Công nghiệp và Thương mại kiêm Bộ trưởng Nhân lực Singapore, ông Tan See Leng.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô